Kinh nghiệm của Trung Quốc về phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp việt nam sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) (Trang 74 - 76)

2.3. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của một số nước

2.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc về phát triển nông nghiệp

Trung Quốc có diện tích tự nhiên 9.577.3 nghìn km2, dân số 1.350,4 triệu người (giữa năm 2012); GDP đạt 7.318.499,3 triệu USD, tốc độ tăng GDP là 9,3%, GDP bình quân đầu người 8.400,2 USD; trong đó nông nghiệp chiếm 10,0%, công nghiệp 46,6% và dịch vụ 43,4%; xuất khẩu đạt 2.296,1 tỷ USD, nhập khẩu 1.998,29 USD (2011). Lực lượng lao động có 783,9 triệu lao động, lao động có việc làm 761,1 triệu lao động, trong đó nông nghiệp chiếm 36,7%, lao động công nghiệp 28,7%, lao động dịch vụ là 34,6 % (năm 2010). Một số nông sản chủ lực của Trung Quốc gồm: thóc 202,667 triệu tấn, lúa mì 117,410 triệu tấn, ngô 192,904 triệu tấn, mía 115,124 triệu tấn…(2011).[45]

Trung Quốc bắt đầu cải cách, đổi mới và mở cửa từ năm 1978; trước cải cách, nền kinh tế có cơ cấu nông nghiệp là chủ yếu, thu nhập thấp, đa số dân cư sống ở nông thôn (trên 80%) và có tỷ lệ hộ nghèo cao. Đến năm 2003, nông dân chiếm khoảng 70% dân số, lực lượng lao động nông thôn có 490 triệu người, song chỉ có khoảng 180 triệu người có việc làm ổn định, hơn 300 triệu còn lại trong tình trạng bán thấp nghiệp do Trung Quốc gia nhập WTO (sau 2 năm), diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp. [22]

Trung Quốc chính thức là thành viên của WTO vào ngày 11/12/2001, sau hơn 15 năm đàm phán. Gia nhập WTO, kinh tế của Trung Quốc và nền

nông nghiệp cũng có điểm xuất phát thấp; Trung Quốc cũng từ nền kinh tế chuyển đổi và phải chấn nhận nền kinh tế phi trường 15 năm kể từ khi gia nhập WTO. Bối cảnh gia nhập WTO của Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng giống Việt Nam trên nhiều khía cạnh. Sau 12 năm gia nhập WTO, Trung Quốc đã gặt hái được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng. Với quyết tâm tranh thủ tốt thời cơ và khắc chế những thách thức từ việc thực hiện các cam kết với WTO, Trung Quốc đã thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp như sau:

Thứ nhất, triệt để cải cách nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp theo

hướng hiện đại và phát triển bền vững. Bảo đảm quyền tự chủ, phát huy tính tích cực của nông dân; phát triển nhiều loại hình sở hữu, tách quyền sở hữu với quyền sử dụng; xây dựng nhiều mô hình sản xuất như trang trại, xí nghiệp hưng trấn, hợp tác xã…; kết hợp cải cách nông nghiệp với cải cách nông thôn theo hướng thị trường.

Thứ hai, chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cải tạo đất và giải

quyết tốt lao động nông nghiệp dôi dư sao có hiệu quả. Kết hợp hài hòa kinh doanh cần nhiều lao động với kinh doanh lớn tập trung nhiều vốn và hàm lượng kỹ thuật cao; nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp được phân bổ hợp lý hơn; từng bước xóa bỏ sản xuất nông nghiệp manh mún để tập trung phát triển nông nghiệp qui mô lớn, tạo tiền đề cho đầu tư vốn và công nghệ nhằm đạt tới nền nông nghiệp hiện đại theo hướng hiệu quả và bền vững.

Thứ ba, với tiềm lực kinh tế mạnh Trung Quốc đã tăng đầu tư cho nông

nghiệp, nông thôn “với phương châm cho nhiều hơn lấy”, tăng đầu tư về cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, đào tạo nghề cho nông dân cả nghề nông nghiệp và nghề phi nông nghiệp (hàng năm Trung Quốc có khoảng 8 triệu lao động nông nghiệp ra các thành phố tìm việc), đầu tư cho khoa học kỹ thuật nông nghiệp, tăng cường trang bị kỹ thuật vật chất cho nông nghiệp, hệ thống

ngành nghề nông nghiệp… Đồng thời giảm thuế, phí cho nông dân (Trung Quốc đã miễn tòan bộ thuế nông nghiệp cho nông dân cả nước vào năm 2006); kết hợp với chính sách trợ cấp cho nông dân (khoảng 66,4 tỷ NDT, tương đương 8 tỷ USD); nhờ vậy, dù bị ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng trên 6%/năm.

Thứ tư, Trung Quốc thúc đẩy mạnh hệ thống cung ứng và tiêu thụ nông

sản theo mô hình liên doanh liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã với các hộ nông dân hình thành chuỗi giá trị ngành hàng; không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế trong nông nghiệp. Thúc đẩy mạnh hệ thống dịch vụ xã hội hóa nông nghiệp kiểu mới, đặc biệt dịch vụ chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân. Đồng thời Trung Quốc chủ động điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp trên cơ sở phát huy mạnh ngành hàng có lợi thế so sánh để tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế; chủ động điều chỉnh giảm cơ cấu ngành hàng có lợi thế cạnh tranh yếu, nâng cao mức sản xuất của ruộng đất, hiệu suất lợi dụng tài nguyên, năng suất, chất lượng cao, đảm bảo môi trường và phát triển bền vững.

Thứ năm, Trong quá trình thực hiện cam kết với WTO, trở lực lớn về

kinh tế và xã hội là vấn đề chính sách đất đai, tính pháp lý về nhà cửa, hộ khẩu và chính sách an sinh xã hội… Trung Quốc tiến hành sửa đổi luật cư trú (nông dân được quyền hoạt động kinh doanh ở quê hay kinh doanh ở những nơi khác được hưởng quyền lợi, nghĩa vụ và không bị phân biệt đối xử; thừa nhận tính pháp lý đối với nhà ở và hộ khẩu của những người có việc làm ổn định ở nơi mới đến); sửa đổi luật đất đai, quy định giá đất sát hơn giá thị trường…; đổi mới chính sách an sinh xã hội, đời sống nông dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo còn có 2,8% (năm 2009).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp việt nam sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)