3.3. Đánh giá chung về phát triển nông nghiệp của Việt Nam sau WTO
3.3.1. Những thành tựu
Trong quá trình hội nhập KTQT, nền kinh tế Việt Nam ngày càng gắn kết chặt chẽ với kinh tế thế giới, đặc biệt khi là thành viên chính thức của WTO; sự biến động của kinh tế thế giới đều tác động đến kinh tế Việt Nam, trong đó có phát triển nông nghiệp. Từ khi là thành viên của WTO, quá trình phát triển nông nghiệp đã đạt được những thành tựu sau:
vẫn dương và ở mức khá cao (trên dưới 4%/năm); đặc biệt khi kinh tế thế giới gặp khủng khoảng (những năm 2007-2008 và 2011-2012), nông nghiệp đã trở thành trụ đỡ cho nền kinh tế, nhờ tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp cao bù cho suy giảm của công nghiệp, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô. Tăng trưởng xuất khẩu nông sản năm sau cao hơn năm trước (trừ năm 2009), thăng dư thương mại nông sản luôn cao và ngược với xu hướng thâm hụt của nền kinh tế, nhờ đó kéo giảm thâm hụt cán cân thanh toán. Thặng dư xuất khẩu nông sản tăng, đạt mức kỷ lục: 9 tỷ USD năm 2011, tăng 45,8% so với năm 2008.
Thứ hai, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm khai
thác tài nguyên thiên nhiên, giảm sản lượng những sản phẩm sử dụng nhiều nguồn lực tài nguyên trên đơn vị sản phẩm, lựa chọn những khâu những cung đoạn có giá trị gia tăng cao để phát triển; đặc biệt phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản. Trong cơ cấu của nền kinh tế tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm; trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp: tỷ trọng nông nghiệp giảm, lâm nghiệp và thủy sản tăng. Trong cơ cấu nông nghiệp: tỷ trọng trồng trọt giảm, chăn nuôi tăng. Trong cơ cấu thủy sản: tỷ trọng nuôi trồng tăng, khai thác giảm. Trong lâm nghiệp, tỷ trọng chế biến gỗ - khâu có gía trị gia tăng cao tăng… Đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa lớn, như vùng sản xuất lúa gạo ĐBSCL, vùng cao su, cà phê ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ, nuôi trồng thủy sản vùng ven biển của các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và vùng ĐBSCL, vùng chăn nuôi bò sữa ở một số địa phương…
Thứ ba, đầu tư cho nông nghiệp, áp dụng và chuyển giao khoa học công
nghệ có chuyển biến sau WTO. Giai đoạn sau WTO, vốn FDI đầu tư vào nông nghiệp tăng 3 lần so với giai đoạn trước WTO; nhiều cây trồng, vật nuôi có năng suất chất lượng cao; nhiều quy trình công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trường được đưa vào sản xuất nông nghiệp... Đặc biệt đã bước đầu hình thành và phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ
cao và hiện đại. Năng suất cây trồng, vật nuôi, năng sất đất đai tăng. Năng suất cà phê cao nhất thế giới, GTSX 1ha đất trồng trọt đạt 73,9 triệu đồng, GTSX 1ha mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt 152,0 triệu đồng (năm 2013)...
Thứ tư, TTH, CMH và liên doanh liên kết trong sản xuất nông nghiệp đã
có những chuyển biến sau WTO, số hộ chăn nuôi, trồng trọt quy mô lớn tăng, đã xuất hiện mô hình liên kết để hình thành cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa gạo xuất khẩu ở An Giang; một số mô hình liên kết dọc trong sản xuất chế biến và tiêu thụ ở ngành hàng cà phê, ngành hàng thủy sản, ngành hàng sữa..., tạo ra đột phá mới trong phát triển nông nghiệp.
Thứ năm, sau WTO, năng lực cạnh tranh của ngành nông nghiệp, của
các ngành hàng nông, lâm, thủy hải sản và năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông lâm thủy sản được cải thiện. Nhiều mặt hàng như: thủy sản, cà phê, tiêu, cao su, lúa gạo, gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ có lợi thế so sánh cao, đây là nguồn lực để chuyển từ lợi thế so sánh thành năng lực cạnh tranh. Thị phần của nhiều sản phẩm nông, lâm, thủy hải sản ngày càng mở rộng, đã thâm nhập vào thị trường đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm như thị trường Mỹ, Tây Âu, Nhật...
Thứ sáu, hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, chế biến và tiệu thụ nông
lâm thủy hải sản gồm: Hệ thống điện nông thôn, hệ thống giao thông, hệ thống thủy lợi, hệ thống tin liên lạc được đầu tư nhiều hơn giai đoạn trước WTO; cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản năm 2010 tăng trên 17% so với năm 2006.