Đầu tư và áp dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp việt nam sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) (Trang 123 - 128)

3.2. Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp sau WTO

3.2.3. Đầu tư và áp dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp

3.2.3.1. Đầu tư nước ngoài (FDI) và đầu tư trong nước vào nông nghiệp

- Đầu tư nước ngoài, giai đoạn 2007-2011 sau khi gia nhập WTO, thu

hút đầu tư nước ngoài (FDI) được 6.737 dự án FDI, tổng vốn đăng ký 151.685 triệu USD; trong khi giai đoạn 2002 - 2006 là 4.367 dự án, tổng vốn đăng ký 29.581 triệu USD, giai đoạn 2007-2011 vốn đầu tư nước ngoài tăng gấp trên 3 lần giai đoạn trước đó. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa thu hút được nhiều vốn

FDI vào một số lĩnh vực mong muốn như: công nghiệp công nghệ cao, nông lâm thủy hải sản, khoa học công nghệ... FDI đầu tư vào nông, lâm nghiệp và

thủy hải sản lũy kế đến 31/12/2011 có 495 dự án với tổng số vốn đăng ký 3264,5 triệu USD. FDI đầu vào hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ có 1162 dự án với vốn đăng ký 976,1 triệu USD [46].

Bảng 3.8: Vốn đầu tư toàn nền kinh tế và ngành nông nghiệp

Năm

Theo giá thực tế Theogiá so sánh 1994

Tổng (Tỷ đồng)

Nông nghiệp Toàn nền kinh tế Nông nghiệp

Tổng (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) Tổng (Tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) Tổng (Tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) 2000 151.183 20.933 13,85 115.089 100,00 15.935 100,00 2002 199.105 17.448 8,80 148.067 128,65 12.976 81,43 2003 231.616 19.576 8,50 167.228 112,94 14.134 108,92 2004 275.000 23.300 8,50 186.556 111,56 15.806 111,83 2005 343.135 25.715 7,49 213.931 114,67 15.942 100,86 2007 532.093 33.907 6,37 309.117 144,49 20.729 130,03 2008 616.735 39.697 6,44 333.226 107,80 23.712 114,39 2009 708.826 44.309 6,25 371.302 111,43 25.580 107,88 2010 830.278 51.062 6,15 400.183 107,78 27.533 107,63 2011 877.850 52.495 5,98 362.845 90,67 24.093 87,51 2012 885.125 54.720 6,18 354.050 97,70 22.821 91,60 2013 897.260 56.121 6,25 358.800 101,30 23.125 100,90 Nguồn: [44], [45], [46]

- Đầu tư trong nước vào nền kinh tế và ngành nông nghiệp, đầu tư trong

nước vào tất cả các lĩnh vực luôn ở mức khá cao, trước khi gia nhập WTO vốn đầu tư toàn xã hội luôn chiếm khoảng trên dưới 40% GDP và liên tục tăng qua các năm. Sau khi gia nhập WTO mức vốn đầu tư toàn xã hội rất thất thường, năm 2007 vốn đầu tư chiếm 46,5% GDP, năm 2011 tỷ trọng vốn đầu tư chỉ còn chiếm 36,4% GDP. Vốn đầu tư toàn xã hội vào nông nghiệp rất thấp, năm 2000 chiếm 13,85%, năm 2005 tỷ trọng còn 7,49%, năm 2013 còn 6,25%. Tốc độ tăng vốn đầu tư toàn xã hội vào nền kinh tế giai đoạn 2000-2005 tăng

16,76%/năm, giai đoạn 2007-2013 tăng 2,25%/năm; trong đó tốc độ tăng vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp tương ứng là 0,01%/năm và 1,84%/năm.

Về cơ giới hóa trong nông nghiệp năm 2013 tăng nhiều lần so với năm 2006; riêng sản xuất lúa, số lượng máy kéo tăng 1,3 lần, máy gặt các loại tăng 4,3 lần; cơ giới hóa các khâu trồng lúa tăng, làm đất đạt 80%; thu hoạch đạt 30% (vùng ĐBSCL đạt 58%); sấy lúa chủ động ở ĐBSCL đạt 42%.[72]

3.2.3.2. Khoa học công nghệ trong nông nghiệp

- Về giống cây trồng và vật nuôi, trong những năm qua đã nghiên cứu và

chuyển giao đưa vào sản xuất nhiều loại giống cây, con có năng suất, chất lượng, độ đồng đều cao vào sản xuất. Trong sản xuất lúa gạo đưa các giống lúa lai 2 dòng, 3 dòng, giống lúa thuần phù hợp với từng vùng sinh thái như: lúa lai ba dòng Pioneer brand 27P31, lúa lai ba dòng Thịnh dụ 11, lúa lai ba dòng CNR02, lúa lai ba dòng Hương ưu, lúa lai 3 dòng Du ưu 600, lúa lai 3 dòng HR182, lúa lai 3 dòng HR182, lúa lai 3 dòng Đại dương 8, lúa lai ba dòng Xuyên hương 178 (XH 178); lúa lai hai dòng TH7-2, lúa lai hai dòng HYT108; lúa thuần P376, lúa thuần Q.Nam1, lúa thuần Hoa ưu 109, lúa thuần PC6, lúa thuần ĐS1, lúa thuần VS1… Đối ngô: ngô lai đơn NK 6326, ngô lai Pioneer Brand 30B80, ngô lai DK 9955, ngô lai SSC 586, ngô lai Pioneer Brand 30N34, ngô nếp lai SD 268, ngô lai CP 555, ngô lai B265, ngô lai SSC 557, ngô lai SSC131… Giống cà phê: giống cà phê vối TR4, TR5, TR6, TR9, TR11, TR12, TR13 để tái canh cà phê ở vùng Tây Nguyên và các giống cà phê arabica TN1 và TN2 cho vùng Tây Bắc, Quảng Trị, Đăk Lăk, Lâm Đồng. Giống cao su cao sản IAN 873 cho các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Quảng Trị… Giổng cao su chịu lạnh VNg 77-2, VNg 77-4 cho các tỉnh phía Bắc…

Trong chăn nuôi bò sữa, đã nhập nội và phát triển giống bò sữa Holstein Friesian thuần chủng từ New Zealand, Canada và Australia. Phát triển đàn lợn

siêu nạc bằng việc đưa các giống lai F1 với tỷ lệ từ 3/4 máu ngoại trở lên với giống thuần chủng Landrace, Yorkshire, Duroc, Pietrain…

- Về quy trình công nghệ, đã triển khai áp dụng các quy trình sản xuất

sạch, sản xuất bền vững trong sản xuất nông lâm thủy hải sản như: mô hình quản lý cây trồng tổng hợp ICM, phòng trừ sâu hại tổng hợp IPM và các biện pháp tưới nước tiết kiệm, bón phân hợp lý cho tất cả các cây trồng. Trong sản xuất cà phê thực hiện tốt quy trình “ba giảm - ba phải - ba tăng”; trong đó, giảm phân bón - nước tưới - thuốc bảo vệ thực vật, phải trồng mới bằng giống tốt - trồng cây che bóng - thu hoạch đúng độ chín đẻ tăng chất lượng - hiệu quả - năng lực cạnh tranh. Phát triển rộng mô hình cà phê Utz, Rain Forest, "Dự án sáng kiến nông nghiệp bền vững" SAI, 4C (Common Code for the Coffee Community - Bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê, Hiệp hội Cà phê toàn cầu 4C). Từng bước nâng tỷ lệ diện tích cà phê áp dụng các mô hình sản xuất bền vững… Hết năm 2013, ngành nông nghiệp đã ban hành 32 Quy chuẩn, 49 Tiêu chuẩn Việt Nam. [72]

- Về áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất NLTS, đã triển khai

áp dụng tiêu chuẩn VietGAP (đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 28-1-2008) trong cả 3 lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam; được xây dựng dựa trên 4 tiêu chí: tiêu chuẩn về quy trình kỹ thuật sản xuất; an toàn thực phẩm; môi trường làm việc và truy tìm nguồn gốc sản phẩm. Tiêu chuẩn này là tập hợp những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. VietGAP được xây dựng trên cơ sở thừa kế các tiêu chuẩn GAP đã trước đó: GlobalGAP, AseanGAP và các GAP khác trên

thế giới. Áp dụng VietGAP là hướng đi đúng đắn để bảo vệ người tiêu dùng và hướng tới một nền nông nghiệp “phát triển bền vững”…

3.2.3.3. Đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho lao động nông nghiệp

- Trình độ lao động nông thôn, nông nghiệp đã được nâng lên một bước nhưng còn rất chậm: số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp trở

lên năm 2011 chiếm tỷ lệ là 11,2% (năm 2006 đạt 8,2% và 2001 đạt 6,2%); trong đó trình độ trung cấp lần lượt ở các năm 2011, 2006 và 2001 là 4,3%, 3% và 2,5%; trình độ đại học là 2,2%, 1,1% và 0,7% trong ba năm tương ứng. Vùng có tỷ lệ lao động qua đào tạo tay nghề từ trung cấp trở lên cao nhất là ĐBSH đạt 12,7%, ĐNB đạt 8,9%, BTB&DHMT 7,5%, thấp nhất là TN đạt 5,4% và ĐBSCL đạt 5%.

- Về trình độ chuyên môn của lao động nông, lâm, thủy sản: năm 2011

so với năm 2006 trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nông nghiệp được nâng cao nhưng vẫn còn chậm. Lao động có chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp trở lên năm 2011 chiếm 2,95% (2006 là 2,48). Vùng có tỷ lệ cao về lao động có tay nghề được đào tạo từ sơ cấp trở lên là Đông Nam Bộ đạt 5,25%; thấp nhất là đồng bằng sông Cửu Long đạt 1,71%. Tỷ lệ lao động có trình độ trung cấp là 1,23% (2006 là 0,89); trình độ đại học đạt 0,21% (2006 là 0,11%).

Tuy nhiên năng suất lao động của Việt Nam rất thấp, Tổ chức Lao động Quốc tế đưa ra mới đây, năng suất lao động Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất ở Châu Á-Thái Bình Dương, chỉ bằng 1/15 Singapore, 1/11 Nhật Bản và 1/10 Hàn Quốc. Thậm chí so với các nước láng giềng ASEAN có mức thu nhập trung bình chỉ bằng 1/5 Malaysia và 2/5 Thái Lan. [77] Trong nông nghiệp năng suất lao động của Thái Lan gấp 2,43 lần Việt Nam.

- Năng suất đất đai, nhờ áp dụng khoa học và công nghệ, cũng như trình

độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nông nghiệp đã được nâng lên một bước, năng suất đất đai đã tăng lên. Năm 2006 giá trị sản xuất của 1ha đất trồng trọt

đạt 26,4 triệu đồng, 1ha mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt 55,4 triệu đồng; năm 2013 đạt tương ứng là 73,9 triệu đồng và 152,0 triệu đồng.

Bảng 3.9: GTSX trên 1ha đất trồng trọt và mặt nước nuôi trồng thủy sản

Năm Đất trồng trọt Mặt nước NTTS Giá trị Tr. đồng Chỉ số P.T (%) Giá trị Tr. đồng Chỉ số P.T (%) 2004 21,1 100,0 42,5 100,0 2005 23,6 112,1 47,4 111,6 2006 26,4 112,0 55,4 116,7 2007 31,6 119,4 67,4 121,6 2008 43,9 139,0 77,4 114,9 2009 45,5 103,7 87,1 112,5 2010 54,6 120,0 103,8 119,2 2011 72,2 132,2 135,2 130,3 2012 72,8 100,8 145,3 107,5 2013 73,9 101,5 152,0 104,6 Nguồn: [45]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp việt nam sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) (Trang 123 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)