Bối cảnh kinh tế Việt Nam khi gia nhập WTO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp việt nam sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) (Trang 81 - 85)

3.1. Rà soát việc thực hiện cam kết với WTO và điều chỉnh chính sách nông

3.1.1. Bối cảnh kinh tế Việt Nam khi gia nhập WTO

3.1.1.1. Quá trình hội nhập KTQT và WTO

Việt Nam đã không ngừng mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần... Về hợp tác đa phương và khu vực, Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như: Ngân hàng phát triển Á Châu (ADB), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng thế giới (WB). Tiến trình hội nhập của Việt Nam được đẩy mạnh hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế song phương và đa phương. Tháng 7/1995 Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và chính thức tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996 và (ATIGA) từ 2015. Tiếp đó tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) năm 1998, tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC)… và ngày 11/1/2007 Việt Nam trở thành thành viên của WTO.

Trong xu hướng hội nhập KTQT và khu vực, tiến trình ký kết các FTA của Việt Nam đã được triển khai cùng với tiến trình gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực. Đến nay, Việt Nam đã tham gia thiết lập FTA với 15 nước trong khung khổ của 6 FTA khu vực, bao gồm: Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) được thiết lập bởi Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung năm 1996; Hiệp định thương mại hàng hoá trong ASEAN (ATIGA/AFTA) có hiệu

lực năm 2015. Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc được thiết lập bởi Hiệp định khung về hợp tác kinh tế quốc tế ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) năm 2002. Khu vực thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA). Khu vực thương mại tự do ASEAN - Nhật Bản (AJFTA) và Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJFTA). Khu vực thương mại tự do ASEAN - Úc và Nwzealanl (AANZFTA). Khu vực thương mại tự do ASEAN - Ấn độ (AIFTA), Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN - Ấn độ (AITIG) ký kết năm 2009…

Ngoài việc ký kết các Hiệp định Thương mại tự do với tư cách là thành viên khối ASEAN, Việt Nam ký kết độc lập Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, tiếp đó là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Chi Lê. Hiện Việt Nam đang triển khai đàm phán FTA với một số đối tác như EFTA (bao gồm 4 nước là Thuỵ Sỹ, Na Uy, Liechtenstein và Ai-xơ-len), EU, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ...; Liên minh Hải quan (bao gồm 3 nước là Nga, Belarus và Kazakhstan), Việt Nam cũng đã tham gia vào đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) từ tháng 11/2010…

3.1.1.2. Thực trạng kinh tế Việt Nam khi gia nhập WTO

Khi gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam vừa có thuận lợi song cũng gặp

những khó khăn thách thức, bởi điểm xuất phát của nền kinh tế thấp hơn nhiều so với các thành viên của WTO ngay ở khu vực Đông Nam Á; GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 730,0 USD/người/năm, Thái Lan là 3115,9 USD, Indonesia là 1642,6 USD, Malaysia là 5998,3 USD (năm 2006). GDP nông nghiệp của Việt Nam chiếm 18,73% trong tổng GDP, Thái Lan chiếm 6,9%, Malaysia chiếm 7,96%, Indonesia chiếm 7,86% (năm 2006). Về tỷ trọng lao động nông nghiệp, Việt Nam chiếm 55,1%, Thái Lan 41,78%, Indonesia 41,23%, Malaysia 14,78% (năm 2007).

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế của các nước Đông Nam Á năm 2006 và 2007

Việt Nam Thái Lan Malaysia Indonesia

GDP BQ đầu người (USD) 730,0 3115,9 5998,3 1642,6

Tỷ trọng GDP NN (%) 18,73 6,90 7,96 7,86

Tỷ trọng LĐ nông nghiệp(%) 55,10 41,78 14,78 39,47

Nguồn: [64], [65], [66]

Khi gia nhập WTO không chỉ với điểm xuất phát kinh tế thấp mà kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế nông nghiệp (chiếm 20% GDP), sản xuất nhỏ và manh mún, năng lực cạnh tranh và năng lực tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu rất thấp, bên cạnh đó còn phải chấp nhận là nền kinh tế phi thị trường trong vòng 12 năm kể từ khi gia nhập.

- Tăng trưởng kinh tế, trước WTO, tốc độ tăng trưởng GDP đạt trên

7%/năm và khá ổn định, sau WTO tốc độ tăng trưởng có xu hướng tăng chậm lại và thiếu ổn định, tốc độ tăng trưởng dao động trên dưới 6%/năm.

Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam

(Đơn vị: %) Năm Tổng Nông nghiệp Công nghiệp và Xây dựng Dịch vụ 2005 7,55 4,19 8,42 8,59 2006 6,98 3,80 7,29 8,39 2007 7,13 3,96 7,36 8,54 2008 5,66 4,69 4,13 7,55 2009 5,40 1,91 5,98 6,55 2010 6,42 3,29 7,17 7,19 2011 6,24 4,02 6,68 6,83 2012 5,25 2,68 5,75 5,90 2013 5,42 2,67 5,43 6,56 Nguồn: (2012), [43] [69]

Năm 2013, GDP của toàn nền kinh tế tăng 5,42%, khu vực nông nghiệp tăng 2,67%, xấp xỉ mức tăng năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,43%, thấp hơn mức tăng 5,75% của năm trước; khu vực dịch vụ tăng 6,56%, cao hơn mức tăng 5,9% của năm 2012. Trong mức tăng 5,42% nông nghiệp đóng góp 0,48 điểm phần trăm, công nghiệp đóng góp 2,09, dịch vụ đóng góp đóng góp 2,85 điểm phần trăm.

Nguyên nhân ngoài yếu tố ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế năm 2007-2008 và 2011-2012, còn do mô hình tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên cả trong công nghiệp và nông nghiệp; xuất khẩu chủ yếu nguyên nhiên liệu và nông, lâm, thủy hải sản thô; khi nguồn tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt thì tốc độ tăng trưởng giảm. Tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp có xu hướng giảm dần, bởi mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào tăng diện tích gieo trồng, tăng vụ và tăng đầu con, khi nguồn tài nguyên đất đai cạn kiệt, tốc độ tăng GDP nông nghiệp cũng giảm. Tuy nhiên, vào những năm khủng hoảng kinh tế, nông nghiệp trở thành trụ đỡ của nền kinh tế, cụ thể các năm 2008, 2011 tốc độ tăng trưởng GDP của nông nghiệp đạt trên 4%.

-Về cơ cấu kinh tế, tỷ trọng GDP của nông nghiệp có xu hướng giảm

dần: 24,53% (năm 2000), 18,73% (2006) và 19,67% (2012).

Giai đoạn trước khi gia nhập WTO, tỷ trọng GDP của nông nghiệp trong tổng GDP của cả nền kinh tế giảm đều qua các năm; sau WTO, GDP nông nghiệp tăng giảm trồi sụt, đặc biệt những năm 2008 và 2011, GDP của nông nghiệp chiếm trên 20%; do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, sản xuất công nghiệp và dịch vụ giảm sút, nông nghiệp lại khẳng định vai trò trụ đỡ cho nền kinh tế.

Bảng 3.3: Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế (theo giá thực tế) Đơn vị: %

Năm Tổng Nông nghiệp Công nghiệp

và Xây dựng Dịch vụ 2000 100,00 24,53 36,73 38,74 2001 100,00 23,24 38,13 38,63 2002 100,00 23,03 38,49 38,48 2003 100,00 22,54 39,47 37,99 2004 100,00 21,81 40,21 37,98 2005 100,00 19,30 38,13 42,57 2006 100,00 18,73 38,58 42,69 2007 100,00 18,66 38,51 42,83 2008 100,00 20,41 37,08 42,51 2009 100,00 19,17 37,39 43,44 2010 100,00 18,89 38,23 42,88 2011 100,00 20,08 37,90 42,02 2012 100,00 19,67 38,63 41,70 2013 100,00 18,40 38,30 43,30 Nguồn: [65] - [69]

Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp có xu hướng giảm dần, nếu năm 2007 lao động nông nghiệp chiếm 55,1% trong tổng lao động có việc làm của toàn nền kinh tế, năm 2012 chỉ còn chiếm 47,4%.

- Về GDP bình quân đầu người, năm 2000 đạt 402 USD/người/năm,

năm 2006 đạt 730 USD (tăng 81,59% so với 2000), năm 2012 đạt 1517 USD so với 2006 tăng gấp hơn 2 lần, so với 2000 tăng gấp hơn 3 lần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp việt nam sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)