Nguyên nhân của hạn chế trong phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp việt nam sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) (Trang 146 - 151)

3.3. Đánh giá chung về phát triển nông nghiệp của Việt Nam sau WTO

3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế trong phát triển nông nghiệp

3.3.3.1. Những nguyên nhân do điều khiện tự nhiên:

- Nguồn lực tự nhiên có giới hạn và dần cạn kiệt: Trong sản xuất nông

nghiệp, đối tượng là cây trồng, vật nuôi có quá trình sinh trưởng và phát triển theo quy luật riêng vốn có, khi năng suất cây trồng vật nuôi đạt đến ngưỡng sinh học thì không tăng được nữa nếu không thay đổi giống, thay đổi công nghệ gieo trồng, chăm sóc… Đất, nước và đa dạng sinh học cũng có giới hạn, nếu khai thác kém, hiệu quả nguồn lực dần cạn kiệt và suy giảm; đặc biệt đất đai trong nông nghiệp đang giảm do CNH-ĐTH.

- Những biến động bất thường của khí hậu-thời tiết: Những năm gần đây

do biến đổi khí hậu toàn cầu; những hình thái khí hậu cực đoan: bão, lốc, mưa, mưa đá, úng lụt, nắng hạn… với tần suất xuất hiện ngày càng tăng đã ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp ngày càng lớn.

- Dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi: do biến đổi khí hậu thời tiết cực

đoan có tần suất cao, nên dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và nuôi trồng thủy sản cũng tăng; như dịch lở mồm long móng trên đàn trâu bò, dịch tai xanh trên đàn lợn, dịch cúm gia cầm, dịch bệnh ở tôm, cá…; ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp.

3.3.3.2. Những nguyên nhân do trình độ phát triển của các nguồn lực

- Vốn và đầu tư cho phát triển nông nghiệp còn thấp: vốn đầu tư cho

nông nghiệp tuy có tăng so với trước WTO, nhưng tốc độ tăng so với các lĩnh vực kinh tế khác thì nông nghiệp có tốc độ tăng vẫn dương nhưng giảm dần cả vốn đầu tư trong nước và đầu tư FDI. Vốn sản xuất của doanh nghiệp và của hộ nông dân tính trên đơn vị diện tích so với các nước trong khu vực; trên một lao động thấp so với các lĩnh vực kinh tế khác. Tiếp cận vốn vay của nông dân, doanh nghiệp nông ngiệp rất khó khăn do vậy ảnh hưởng đến phát triển, tăng trưởng nông nghiệp.

- Trình độ và chất lượng của lao động nông nghiệp rất thấp: lao động

nông nghiệp hầu hết là những người lớn tuổi vì đa số thanh niên đến tuổi lao động rời quê tìm việc tại các thành phố và khu công nghiệp. Lao động nông nghiệp chưa qua đào tạo, năm 2011 điều tra nông thôn nông nghiệp, lao động được đào tạo nghề chiếm có 11,2% trong lao động nông thôn, lao động nông nghiệp được đào tạo nghề có 2,95%.

- Khoa học và công nghệ trong nông nghiệp: áp dụng khoa học và công

nghệ trong sản xuất nông nghiệp rất thấp. Cơ giới hóa trong nông nghiệp mới ở một số khâu làm đất, thu hoạch; tỷ lệ cơ giới hóa ở từng cây trồng vật nuôi khác nhau, nhưng nói chung là thấp. Giống cây trồng vật nuôi chất lượng thấp, nhiều giống cây trồng vật nuôi vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu như giống lúa lai… Các quy trình công nghệ cao, hiện đại, công nghệ sản xuất xanh sạch, công nghệ sinh thái…; chủ yếu mới ở dạng mô hình trình diễn, thí điểm, còn

dự án còn mô hình, khi dự án rút thì mô hình cũng hết. Khoa học và công nghệ chủ yếu tập trung cho sản xuất nông nghiệp, khoa học công nghệ sau thu hoạch, bảo quản, chế biến chưa được chú ý; xuất khẩu nông sản thô vẫn là chủ yếu…

3.3.3.3. Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát triển nông nghiệp:

Các nguồn lực trong nông nghiệp là điều kiện cần cho phát triển nông nghiệp; còn phát triển như thế nào lại tùy thuộc vào việc huy động và sử dụng các nguồn lực ấy, đặc biệt phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, hiệu quả và có giá trị gia tăng cao. Trong quá trình hội nhập KTQT, các nước đang phát triển thường rơi vào bẫy tăng trưởng theo cơ cấu tự nhiên với thiên hướng tập trung vào những ngành, những cung đoạn sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều lao động, dẫn đến khai thác kiệt quệ tài nguyên và làm suy giảm môi trường. Do vậy vai trò của nhà nước trong việc ban hành chính sách và giải pháp nhằm định hướng trong huy động và phân bổ nguồn lực giữ vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả và có giá trị gia tăng cao. Sau WTO, nhiều chính sách được ban hành, nhưng vẫn chưa đủ và chưa đồng bộ, chưa bắt kịp với tiến trình hội nhập, hiệu quả của chính sách thấp…

- Chính sách khuyến khích TTH-CMH: chính sách tập trung nguồn lực

như dồn điền đổi thửa triển khai trong thời gian dài nhưng quy mô sản xuất của các nông hộ và trang trại vẫn nhỏ chưa thoát khỏi sản xuất manh mún. Luật đất đai 2013 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực 1/7/2014, nhưng luật cũng chưa có đột phá cho phát triển nông nghiệp, thời hạn giao đất vẫn mơ hồ...

- Chính sách tín dụng ưu đãi: hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp phát triển

sản xuất, mua máy móc, dây chuyền thiết bị, dây chuyền công nghệ chế biến…, khuyến kích đầu tư vào lĩnh vực sau thu hoạch nhằm giảm tổn thất và bảo quản, chế biến cung đoạn có giá trị gia tăng cao…; nông dân, doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận nguồn vốn…

- Chính sách khuyến khích sản xuất xanh sạch và công nghệ cao: nông

dân sản xuất ra sản phẩm không có đơn vị bao tiêu, khó bán vì chi phí cao, lợi nhuận thấp.

- Chính sách khuyến khích liên doanh, liên kết, hợp tác trong sản xuất tiêu thụ nông sản: Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 về chính

sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng và được thay thế bằng Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn, có hiệu lực ngày 10/12/2013. Cho đến nay, sản xuất nông nghiệp chưa có liên kết và hợp tác, nếu có hợp tác, liên kết rất lỏng lẻo và bị phá vỡ bất cứ lúc nào; tình trạng được mùa thì rớt giá, được giá thì mất mùa vẫn xảy ra thường xuyên; mạng sản xuất, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị nông sản vẫn chưa hình thành. PGS.TS Nguyễn Văn Nam đã nhận xét “Doanh nghiệp thương mại Việt Nam không phải là doanh nghiệp thương mại đúng nghĩa sản xuất hàng hóa kinh tế thị trường, chẳng qua chỉ là thương lái ăn chặn, trung gian mà thôi”; đây là nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của ngành hàng nông sản. [78]

- Những chính sách điều tiết thị trường: như chính sách hỗ trợ lãi xuất

mua tạm trữ lúa gạo, cà phê với mục đích điều tiết cung cầu trên thị trường, nâng đỡ giá nhằm nâng cao thu nhập của nông dân sản xuất lúa gạo. Tuy nhiên hiệu quả không đạt được như mong muốn trong điều hành do: 1) Đặc điểm của thị trường lương thực thế giới nhu cầu lớn, nhưng nhu cầu có khả năng thanh toán có hạn, chẳng hạn các nước châu Phi nhu cầu lớn nhưng khả năng thanh toán có hạn nên họ nhập gạo cấp thấp hoặc nhập các loại lương thực thay thế khác. 2) Vì an ninh lương thực quốc gia, các nước đều có chính sách bảo hộ cho sản xuất trong nước và có chính sách can thiệp hoặc độc quyền thị trường

lương thực; vì vậy chúng ta sản xuất lúa gạo vì an ninh lương thực của thế giới mà người sản xuất lúa vẫn nghèo có nên không. 3) Do thực tại của ngành hàng lúa gạo, mục tiêu nâng cao thu nhập của nông dân vùng sản xuất lúa gạo không đạt được, bằng cách nào đó lợi ích chủ yếu rơi vào các doanh nghiệp thương mại lúa gạo, còn nông dân được chẳng đáng là bao. Bên cạnh đó chúng ta vừa có chính sách hỗ trợ trực tiếp giữ diện tích trồng lúa, vừa có chính sách khuyến khích chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng màu và nuôi trồng thủ sản…

* Nguyên nhân của hệ thống chính sách nông nghiệp đã ban hành sau WTO không đi vào cuộc sống là do:

- Chất lượng của chính sách thấp: 1) Chính sách không xuất phát từ nhu

cầu của thực tế; 2) Quy trình xây dựng chính sách không phù hợp, nhiều chính sách xuất phát từ ý muốn chủ quan không có sự tham gia của đối tượng thụ hưởng chính sách…; 3) Chính sách không thỏa mãn lợi ích của các đối tượng thụ hưởng chính sách, thậm chí còn mang lợi ích nhóm; 4) Nội dung của chính sách không phù hợp, hoặc thiếu giải pháp để đạt mục tiêu của chính sách, nội dung chồng chéo nhau trên nhiều văn bản chính sách; 5) Thiếu nguồn lực để thực thi chính sách, nhiều chính sách mang tính hô hào, khuyến khích chung chung; 6) Phổ biến và triển khai chính sách không đến được trực tiếp các đồi tượng hưởng thụ chính sách.

- Năng lực tổ chức thực hiện chính sách: Năng lực tổ chức, quản trị của

ngành nông nghiệp từ trung đến cơ sở, của ngành hàng và các tổ chức hiệp hội sản xuất và ngành hàng thấp; vẫn chưa có chuyển đổi thích ứng với cơ chế kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập KTQT sâu rộng; chưa chuyển từ điều hành, quản lý trực tiếp sang điều hành, quản trị thông qua nguồn lực thị trường thúc đẩy phát triển các nguồn lực trong phát triển nông nghiệp, huy động và phân bổ nguồn lực một cách tối ưu cho phát triển nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững và tăng nhanh giá trị gia tăng trong nông nghiệp…

Chương 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ĐẾN NĂM 2025

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp việt nam sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) (Trang 146 - 151)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)