Thực trạng về năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp việt nam sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) (Trang 134 - 140)

3.2. Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp sau WTO

3.2.5. Thực trạng về năng lực cạnh tranh

3.2.5.1. Năng lực cạnh tranh của một số ngành hàng nông sản

Năng lực cạnh tranh của hàng nông sản thể hiện qua các mặt sau: So sánh chỉ số RCA của các mặt hàng nông - lâm - thủy sản của Việt Nam với một số đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia, Malaixia, Philippine cho thấy Việt Nam có lợi thế cạnh tranh cao ở các mặt hàng như thủy hải sản, lúa, cà phê, tiêu, cao su nguyên liệu, gỗ và các

sản phẩm làm từ gỗ…

So sánh về sản xuất một số ngành hàng nông sản với các đối thủ cạnh tranh: về lượng bao gồm diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng, lượng xuất khẩu... Việt Nam có lợi thế trong các ngành hồ tiêu và điều, diện tích trồng hồ tiêu đứng thứ 4 thế giới và diện tích trồng điều đứng thứ 3. Về năng suất, có lợi thế trong hai ngành hàng cà phê và hạt điều so với các nước xuất khẩu cạnh tranh khác như Brazil, Indonesia, Ấn Độ. Về sản lượng sản xuất, có lợi thế về sản lượng đối với ba ngành hàng, cà phê robusta, điều và hồ tiêu. Về lượng xuất khẩu, điều và tiêu là những mặt hàng xuất khẩu đứng đầu thế giới, cà phê đứng sau Brazil, đứng thứ đầu về cà phê Robusta, gạo đứng thứ 2, thứ 3…

Bảng 3.11: Chỉ số RCA của một số ngành hàng nông sản xuất khẩu

Năm Gạo Cao

su Cà phê Hạt Tiêu Chè Lâm sản Thủy sản 2002 43,37 28,75 18,81 45,97 12,59 2,00 17,2 2004 41,48 28,39 24,74 39,87 7,26 2,25 16,1 2006 50,74 27,21 24,02 47,26 9,84 3,44 14,3 2007 70,06 29,30 19,18 42,74 8,77 4,10 13,5 2008 59,95 29,06 24,87 42,82 8,00 4,32 14,2 2009 66,01 27,83 30,78 40,17 8,45 4,56 14.0 2010 114,80 24,43 24,51 37,10 6,86 4,84 13,7 2011 89,37 28,24 18,70 38,83 7,15 4,82 11,0 2012 70,16 15,46 15,87 37,49 3,90 5,12 8,9 Nguồn: [4]

Trên cơ sở phân tích lợi thế so sánh của các mặt hàng cụ thể trên nhiều khía cạnh, có thể chia thành các nhóm như sau: 1) Nhóm có lợi thế so sánh và có cơ hội mở rộng thị trường gồm: lúa gạo, cà phê, cao su, hạt điều, hồ tiêu, thủy sản, gỗ chế biến và các sản phẩm làm từ gỗ. 2) Nhóm các ngành hàng vừa có cơ hội mở rộng thị trường vừa phải đối mặt với nhiều thách thức là rau, hoa, quả và muối. 3) Nhóm ít có lợi thế so sánh và bị tác động mạnh trong hội nhập gồm các ngành hàng chăn nuôi, mía đường, thức ăn chăn nuôi và sữa…

Lợi thế so sánh và chuyển hóa lợi thế so sánh thành năng lực cạnh tranh của hàng nông sản có mức độ rất khác nhau, nó tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác ngoài lợi thế so sánh. Hoặc chuyển hóa từ năng lực cạnh tranh sản phẩm thành năng lực cạnh tranh của ngành hàng phụ thuộc vào: năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp, vào CMH, TTH và hợp tác, liên kết hình thành mạng sản xuất, chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị; đây là vấn đề hạn chế nhất trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh.

Cho đến nay, sản xuất nông sản hàng hóa cho tiêu dùng trong nước hầu như ít được bảo hộ. Khi hội nhập WTO càng làm cho mức độ bảo hộ hữu hiệu đối với các nông sản thô giảm mạnh, tuy nhiên các nông sản đã qua chế biến mức bảo hộ lại tăng. Như vậy, các nông sản thô sẽ phải cạnh tranh nhiều hơn với các nông sản

nhập khẩu và điều này lần nữa thể hiện chính sách của Việt Nam đang theo hướng khuyến khích tiêu dùng các nông sản đã qua chế biến.

3.2.5.2. Năng lực cạnh tranh của một số ngành hàng lâm sản

- Thị trường xuất khẩu gỗ: Giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản

phẩm từ gỗ năm 2000 đạt 311,4 triệu USD, năm 2006 đạt 1943,1 triệu USD, năm 2007 đạt 2384,6 triệu USD, năm 2013 đạt 5500,0 triệu USD. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân là 35,68%/năm (2000-2006) và 14,59%/năm (2007-2013). Bên cạnh việc duy trì những thị trường truyền thống như: Mỹ, EU, Nhật Bản... và bước đầu xâm nhập được những thị trường mới rất tiềm

năng: Trung Quốc, Ấn Độ, Úc Niu di lân…

2002 - 2006 5% 28% 2% 19% 4% 10% 32% Mỹ EU Hàn Quốc

Nhật Bản Trung Quốc Asean Nước khác 2007 - 2012 11% 1% 14% 39% 4% 10% 21% Mỹ EU Hàn Quốc

Nhật Bản Trung Quốc Asean

Nước khác

Biểu đồ 3.12: Cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ từ 2002-2012

Nguồn: [45]

Cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ ít có sự thay đổi trong 10 năm qua, kể cả sau WTO, thị trường xuất khẩu gỗ tập trung ở thị trường lớn là Hoa kỳ, EU, Nhật Bản và Trung Quốc.

- Chỉ số lợi thế so sánh, các sản phẩm gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ thực

sự có lợi thế so sánh và có cơ hội mở rộng thị trường tăng theo thời gian hội nhập, đặc biệt là từ sau WTO tại thị trường Mỹ và EU. Ở thị trường Trung quốc và ASEAN sản phẩm này có chỉ số lợi thế so sánh thực dương, nhưng

năng lực cạnh tranh hầu như không có.

Các sản phẩm gỗ đã qua chế biến và các sản phẩm làm từ gỗ: giường, tủ, bàn ghế có hệ số NPR lớn hơn 1 cho thấy các sản phẩm này đang được bảo hộ, tuy nhiên các biện pháp bảo hộ bằng thuế quan đang được cắt giảm theo lộ trình cam kết. Đồng thời nhóm sản phẩm này có ERP từ năm 2005-2009 đều cao hơn NPR, điều đó chứng tỏ ngoài việc sử dụng biện pháp thuế quan để hỗ trợ, còn sử dụng nhiều biện pháp phi thuế để bảo hộ sản xuất trong nước.

Bảng 3.12: Chỉ số RCA hàng gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ xuất khẩu ở một số thị trường Năm Chung Mỹ Hàn Quốc Nhật EU Trung quốc Asean 2002 2,00 0,95 4,50 1,56 12,31 0,07 0,04 2004 2,25 1,32 4,65 2,05 17,56 0,06 0,02 2006 3,44 2,75 5,14 2,26 36,14 0,09 0,04 2007 4,10 4,20 8,09 2,24 40,19 0,14 0,02 2008 4,32 4,84 8,03 2,41 37,05 0,23 0,02 2009 4,56 6,17 6,94 2,51 34,47 0,33 0,02 2010 4,84 7,58 7,37 2,52 39,37 0,23 0,01 2011 4,82 8,85 6,59 2,86 26,26 0,39 0,02 2012 5,12 9,72 4,04 3,29 19,41 0,64 0,04 Nguồn: [4]

Chỉ số bảo hộ hữu hiệu ERP từ năm 2005-2009 đối với các nhóm sản phẩm lâm nghiệp đều giảm, đặc biệt là đối với 2 sản phẩm gỗ tròn và sản phẩm lâm nghiệp khác giảm mạnh. Trồng rừng và chăm sóc rừng có giá trị ERP âm, nhưng tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa NRP dương, nghĩa là giá trị gia tăng của hai sản phẩm này (nội địa) nhỏ hơn giá trị gia tăng của sản phẩm nhập khẩu; cho thấy một phần là quy trình công nghệ trồng và chăm sóc rừng có trình độ thấp và lạc hậu hơn so với công nghệ sản xuất hàng nhập khẩu, và một phần là do chưa có biện pháp bảo hộ hoặc có nhưng chưa phát huy được tác dụng; mức động tăng trưởng của hai sản phẩm này phụ thuộc vào những sản phẩm nhập khẩu.

3.2.5.3. Năng lực cạnh tranh của ngành hàng thủy hải sản

Bảng 3.13: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy hải sản

TT Thị trường

Giá trị xuất khẩu TB

(triệu USD/năm) Cơ cấu (%) Trước WTO 2002-2006 Sau WTO 2007-2012 Trước WTO 2002-2006 Sau WTO 2007-2012 Chênh lệch 1 Nhật Bản 729,9 851,0 28,7 18,1 -10,5 2 Mỹ 673,5 839,0 26,5 17,9 -8,6 3 Hàn Quốc 154,0 354,6 6,1 7,6 1,5 4 Đức 49,7 203,9 2,0 4,3 2,4 5 Nga 36,0 123,6 1,4 2,6 1,2 6 Ucraina 4,5 75,0 0,2 1,6 1,4 7 Italia 47,9 143,7 1,9 3,1 1,2

8 Tây Ban Nha 41,6 155,0 1,6 3,3 1,7

9 Hà Lan 36,9 135,7 1,5 2,9 1,4 10 Ôxtrâylia 78,2 140,8 3,1 3,0 -0,1 11 Đài Loan 108,7 129,1 4,3 2,8 -1,5 12 Canađa 45,7 114,2 1,8 2,4 0,6 13 Bỉ 52,0 106,1 2,0 2,3 0,2 14 Hồng Kông 69,6 90,0 2,7 1,9 -0,8 15 Pháp 30,4 97,5 1,2 2,1 0,9 Các nước khác 386,5 1.131,0 15,2 24,1 8,9 Tổng cộng 2.545,2 4.690,3 100,0 100,0 - Nguồn: [43]

- Thị trường xuất khẩu, thị trường xuất khẩu dịch chuyển một cách rõ

nét, không quá tập trung vào một số thị trường mà phát triển đều ở nhiều thị trường khác nhau. Hiện thủy sản xuất khẩu sang 133 quốc gia và vùng lãnh thổ, có 15 quốc gia nhập với khối lượng lớn (Top 15) chiếm 75,9% tổng giá trị xuất khẩu; đặc biệt là thị trường Nhật Bản và Mỹ. Sau WTO, các nước đã cắt giảm thuế, nên xuất khẩu thủy sản có cơ hội đến với nhiều quốc gia. Tỷ trọng xuất khẩu thủy sản vào các thị trường truyền thống Nhật Bản và Mỹ giảm, thay vào đó là tăng ở các nước khác. Trước WTO tỷ trọng xuất khẩu vào Nhật Bản chiếm tới 28,7%, sau WTO còn 18,1% (giảm 10,5 điểm %); thị trường Mỹ cũng giảm 8,6 điểm %. Tỷ trọng xuất khẩu vào nhiều nước khác tăng trung bình khoản từ 1 đến 2,4% như Hàn Quốc, Đức, Nga, Ucraina, Tây Ban Nha…

- Chỉ số lợi thế so sánh: Những mặt hàng thủy sản có lợi thế rất lớn

trong xuất khẩu, khi hội nhập mặt hàng thủy sản chịu nhiều áp lực cạnh tranh nên lợi thế so sánh ngày càng giảm; thể hiện RCA lớn hơn 1, đang giảm dần, năm 2002 chỉ số RCA đạt tới 17,2; năm 2006 còn 14,2 và năm 2010 còn 8,898.

Đồ thị 3.3: Chỉ số lợi thế so sánh hữu hiệu RCA thủy sản

Nguồn: [4]

Trong giai đoạn từ 2007 trở lại đây các nước nhập khẩu hàng thủy sản sử dụng Hiệp định SPS về an toàn vệ sinh thực phẩm, SG, SCM, AD để kiện về trợ cấp, bán phá giá, biện pháp phòng vệ và truy xuất nguồn gốc từ khai thác (IUU), cũng như tồn dư chất kháng sinh trong hàng thủy sản xuất khẩu ngày càng nhiều. Điển hình như Mỹ kiện trợ cấp, bán phá giá cá tra, tôm; Nhật Bản tăng cường kiểm tra 100% lô hàng tôm xuất khẩu vào thị trường Nhật; Tổ chức WWF có ý định đưa cá tra vào danh sách khuyến cáo không nên sử dụng châu Âu... Điều đó làm cho hàng thủy hải sản có lợi thế lớn đang có xu hướng ngày một giảm do việc áp thuế chống phá giá, trợ cấp và các biện pháp phòng vệ….

Tính theo kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản/lao động nông nghiệp, Việt Nam cao hơn Trung Quốc và Indonesia. Kim ngạch xuất khẩu

nông sản/lao động nông nghiệp của Việt Nam đạt 290 USD/lao động (2005) và 355,7 USD/lao động (2006), Indonesia đạt 208 USD, Trung Quốc chỉ đạt 17 USD (2005). Cao nhất vẫn là Hoa Kỳ đạt 49270 USD (2006) và thứ hai là Thái Lan là 1218 USD (2005).

Nhìn chung, nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản có lợi thế so sánh lớn, nhưng năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của ngành hàng không cao, thể hiện: Việt Nam có nhiều mặt hàng có sản lượng xuất khẩu cao, đứng nhất, nhì thế giới, nhưng kim ngạch xuất khẩu thu về không tương xứng, chịu nhiều thua thiệt, rủi ro khi tham gia giao thương trên thị trường thế giới. Nguyên nhân chính là do: TTH, CMH hóa thấp nên không tạo được khối lượng nông, lâm, sản lớn có chất lượng tốt và đồng đều; đầu tư khoa học và công nghệ thấp nên chất lượng sản phẩm thấp, năng suất thấp, giá thành cao; thiếu hợp tác, liên kết và chưa tham gia vào mạng sản xuất, chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị nông sản toàn cầu; hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất nông nghiệp thấp kém ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh; Các chủ thể từ sản xuất đến chế biến, lưu thông phân phối và xuất khẩu đều có qui mô nhỏ; nguồn lực thấp kém; cộng với không nắm được thị trường, không chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm... Những yếu kém đó đã làm giảm năng lực cạnh tranh của ngành nông nghiệp. Ngoài ra năng lực cạnh tranh quốc gia còn thấp không hỗ trợ và nâng đỡ năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp nông nghiệp và của ngành hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp việt nam sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) (Trang 134 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)