(Đơn vị: Hồ sơ)
TT Đối tượng Khối lượng thực hiện theo năm Tổng
2015 2016 2017 2018 2019
1 Chuyển quyền sử dụng đất 254 605 2.662 1.157 2.785 7.463 2 Tách, hợp thửa 7 17 34 9 8 75 3 Đăng ký giao dịch bảo
đảm 1.215 1.575 2.223 1.747 2.471 9.231 4 Gia hạn 15 19 382 247 186 849 5 Góp vốn 0 0 0 0 0 0 6 Thay đổi thông tin chủ
sử dụng 25 29 151 45 79 329 7 Chuyển mục đích 31 123 261 1 1 417 8 Đính chính giấy chứng
nhận QSDĐ đã được cấp 10 7 15 5 9 46
Tổng cộng 1.557 2.375 5.728 3.211 5.539 1.8410
(Nguồn: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Vân Đồn)
Nhìn vào bảng kết quả đăng ký biến động đất đai trên ta có thể thấy: công tác chỉnh lý biến động từ năm 2015 đến năm 2019 tại VPĐKQSDĐ huyện Vân Đồn tăng lên qua từng năm từ 1.557 lên 18.410 trường hợp. Số lượng lớn nhất là đăng ký giao dịch đảm bảo với 9231 lượt, điều này cho thấy nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh, giải quyết khó khăn trong cuộc sống của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Thủ tục tách, hợp thửa là ít nhất, do UBND tỉnh ban hành Văn bản số 9700/UBND-QLĐĐ1 ngày 28/12/2017 về việc thực hiện một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý đất đai, quản lý thị trường bất động sản trên địa bàn huyện Vân Đồn, trong đó tạm dừng thủ tục tách thửa cho đến khi quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Đồn là đơn vị kinh tế đặc biệt được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy hoạch thành phần triển khai thực hiện được phê duyệt.
Hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất chiếm 40,5% số lượng đăng ký biến động trong 5 năm từ 2015-2019, nguyên nhân là do thông tin Vân Đồn trở thành một trong 03 khu kinh tế của Việt Nam khi Luật Đặc khu được trình Quốc hội thông qua, đồng thời nhiều công trình, dự án trọng điểm được xây dựng như Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, khu đô thị Phương Đông,… tạo hiện tượng “sốt” giá đất, mua đi bán lại, nâng giá đất để trục lợi.
Hồ sơ gia hạn quyền sử dụng đất chủ yếu là việc gia hạn sử dụng đất cho hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp là đất trồng cây hàng năm và đất trồng lúa với thời hạn sử dụng đất là 20 năm. Theo rà soát thì các đối tượng sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận QSDĐ nông nghiệp đầu tiên theo Luật đất đai 1993 được cấp đồng loạt từ năm 1995 với thời hạn sử dụng đất là 20 năm, cho đến năm 2015 thì hết hạn sử dụng nên thực hiện việc đăng ký gia hạn để đảm bảo quyền lợi theo quy định tại khoản 1, Điều 126, Luật đất đai 2013.
Hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất trong giai đoạn từ năm 2015-2019 trên địa bàn huyện có chiều hướng giảm mạnh từ năm 2017, nguyên nhân là do tạm dừng chuyển mục đích theo Văn bản số 8865/UBND-QLĐĐ1 của UBND tỉnh về việc thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường quản lý bất động sản trên địa bàn huyện Vân Đồn. Riêng có 02 hồ sơ trong năm 2018 - 2019 được thụ lý, giải quyết do thuộc trường hợp đặc biệt, UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết đơn thư kéo dài.
Các thủ tục thay đổi thông tin chủ sử dụng đất, đính chính nội dung trên GCN là các thủ tục đăng ký thường xuyên từ năm 2015 đến năm 2019 không có sự chênh lệch khác biệt chỉ có sự chênh lệch số lượng hồ sơ tại các đơn vị xã và thị trấn trên địa bàn huyện.
Qua những số liệu trên có thể thấy với số lượng cán bộ của VPĐKQSDĐ huyện Vân Đồn không nhiều song đã giải quyết được khối lượng công việc rất lớn, trung bình mỗi người thực hiện 5.260 hồ sơ biến động động đất đai.
3.2.3.3. Công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính
Những năm 1981-1986 huyện Vân Đồn đã tiến hành đo đạc, lập bản đồ giải thửa cho các xã theo Chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ. Diện tích đo đạc chủ yếu đất nông nghiệp và một phần đất chuyên dùng, đất khu
dân cư. Hiện nay, hầu hết 12/12 xã, thị trấn thuộc huyện Vân Đồn vẫn còn lưu giữ hệ thống bản đồ được thành lập theo Chỉ thị 299/TTg nhưng đều đã cũ, không còn nhiều giá trị sử dụng. Mặc khác tài liệu này còn tồn tại nhiều hạn chế như: chất lượng đo đạc kém, do đó thông tin đạt độ chính xác chưa cao (chủ yếu do công cụ đo đạc thô sơ); không có lưới khống chế mặt bằng và độ cao móc nối với tọa độ, độ cao Nhà nước.
Cho đến khi thực hiện Quyết định số 672/TTg ngày 26/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 1661/QĐ-UBND ngày 28/5/2009 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở đất đai tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008 - 2010, định hướng đến năm 2015, đến nay 12/12 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Vân Đồn được đo đạc lập hồ sơ địa chính các tỉ lệ bản đồ 1/500, 1/1000,1/5000 với tổng diện tích đo vẽ 11.441,78 ha bao gồm 737 tờ bản đồ địa chính sử dụng hệ toạ độ VN2000 làm căn cứ bước đầu cho việc nâng cao hiệu quả quản lý đất đai ở địa phương (bảng 3.8).
Tuy nhiên, công tác chỉnh lý bản đồ địa chính được thực hiện tại VPĐKQSDĐ huyện hiện vẫn còn 684/737 tờ bản đồ địa chính chưa được chỉnh lý cập nhật chiếm tỷ lệ cao (92,8%). Việc chỉnh lý, cập nhật bản đồ địa chính tập trung vào 03/12 xã, thị trấn gồm Đông Xá, Hạ Long, Đoàn Kết - nơi hoạt động đất đai, bất động sản diễn ra sôi động hơn, nhiều hồ sơ đăng ký QSDĐ, đăng ký cấp GCNQSDĐ, đăng ký biến động QSDĐ nên số lượng chỉnh lý bản đồ địa chính ở các xã này nhiều nhất so với toàn huyện, do đó bản đồ địa chính sẽ không thống nhất với hồ sơ địa chính phần nào chưa phản ánh đúng tình hình biến động đất đai. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng, song chất lượng tài liệu bản đồ vẫn còn nhiều chỗ chưa hợp lý, chưa chỉnh lý kịp thời các biến động ảnh hưởng đến việc chỉ đạo quản lý đất đai đặc biệt là công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và công tác giải quyết tranh chấp đất đai.Vì vậy, trong những năm tới huyện Vân Đồn cần có kế hoạch xây dựng và hoàn thiện hệ thống bản đồ một cách chuẩn xác, tiến hành số hóa phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn một cách nhanh chóng và hoàn chỉnh.