Tình hình thành lập VPĐKĐĐ các cấp cả nước năm 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả một số hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2015 2019​ (Trang 33 - 53)

Vùng lãnh thổ Sở TNMT VPĐKĐĐ cấp tỉnh VPĐKĐĐ cấp huyện Cả nước 63 63 546

Miền núi phía bắc 15 15 122 Đồng bằng bắc bộ 10 10 92 Bắc trung bộ 6 6 57 Nam trung bộ 8 8 80 Tây nguyên 5 5 53 Đông Nam Bộ 6 6 40 Tây Nam Bộ 13 13 102

(Nguồn: Cục đăng ký và thống kê đất đai)

* Cơ cấu tổ chức

- Bộ máy: Theo báo cáo của các địa phương VPĐKĐĐ thuộc Sở đều tổ chức

thành nhiều đơn vị trực thuộc, phổ biến là các Phòng, một số nơi tổ chức thành bộ phận hoặc tổ (dưới đây gọi chung là Phòng); mọi VPĐKĐĐ thuộc Sở trung bình có từ 3 đến 4 phòng.

Các VPĐKĐĐ cấp huyện có nhiều cán bộ đã được tổ chức thành các tổ chuyên môn khác nhau; phổ biến là: Tổ Đăng ký đất đai (hoặc Thẩm định hồ sơ);

có Tổ Đăng ký giao dịch bảo đảm; đây là các tổ chuyên môn tối thiểu cần được thành lập và duy trì ổn định ở các địa phương.

- Nguồn nhân lực: Theo báo cáo của các địa phương, số lượng lao động của các

VPĐK cấp tỉnh hiện còn hạn chế: tổng số cán bộ của 63 VPĐK cấp tỉnh tính đến 30/12/2017 là 2.060 người, trung bình mỗi VPĐK cấp tỉnh có 33 người; trong đó, có 999 người trong biên chế nhà nước (chiếm 48,5%) và có 1.133 người hợp đồng dài hạn (chiếm 51,5%).

Về trình độ chuyên môn: trình độ đào tạo của nhân viên VPĐKĐĐ cấp tỉnh hiện có tương đối cao (65,7% lao động có trình độ đại học và trên đại học; 34,3% có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp).Tuy nhiên kinh nghiệm chuyên môn của đội ngũ nhân viên VPĐKĐĐ cấp tỉnh rất hạn chế; phần lớn (62,6%) mới được tuyển dụng khi thành lập VPĐK hoặc chỉ có từ 1-5 năm làm việc tại các đơn vị chuyên môn khác (chủ yếu là Trung tâm kỹ thuật) chuyển sang.

Tổng số lao động hiện có của VPĐKĐĐ cấp huyện có 8.334 người, trung bình mỗi VPĐKĐĐ có 12 người; trong đó, có 3.301 người trong biên chế nhà nước (chiếm 39,6%) và có 1.133 người hợp đồng dài hạn (chiếm 60,4%).

Về trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động tại các VPĐKĐĐ cấp huyện hầu hết đều đã được đào tạo chuyên môn ở trình độ từ trung cấp trở lên; tuy nhiên chỉ có một phần nhỏ (khoảng 20%) lao động đã làm việc tại Phòng Tài nguyên và Môi trường; đại đa số (khoảng 80%) lao động mới được tuyển dụng chưa có kinh nghiệm công tác. Đây là khó khăn rất lớn ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công việc chuyên môn của VPĐKĐĐ.

* Chức năng, nhiệm vụ:

Theo Quyết định thành lập thì hầu hết các VPĐKĐĐ hiện nay đều có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ theo tại Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLTBTNMT-BNV- BTC ngày 4/4/2015.Tuy nhiên trên thực tề, chức năng, nhiệm vụ của các VPĐKĐĐ ở địa phương vẫn còn nhiều bất cập:

Phần lớn các VPĐKĐĐ các cấp sau khi thành lập đều đã đi vào hoạt động nhưng còn lúng túng, chưa triền khai thực hiện hết các nhiệm vụ được giao; chủ yếu mới thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền và thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai; chức năng nhiệm vụ của VPĐKĐĐ ở nhiều địa phương chưa được phân định rõ ràng; một số nơi còn chồng chéo nhiệm vụ giữa VPĐKĐĐ cấp huyện với Phòng Tài nguyên và Môi trường, giữa Văn phòng đăng ký cấp tỉnh với một số Phòng chức năng của Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc giải quyết thủ tục đăng ký, quản lý hồ sơ tài liệu địa chính; VPĐKĐĐ một số huyện còn được huy động làm cả các công việc về giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất, kiểm tra tình hình sử dụng đất (như Nam Định, Tiền Giang, Hậu Giang, Kiên Giang). Một số VPĐKĐĐ các cấp chưa thực hiện đúng chức năng xác nhận, chỉnh lý biến động trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: có địa phương VPĐKĐĐ cấp tỉnh làm thủ tục để Lãnh đạo Sở ký xác nhận (như Hà Nội); có địa phương VPĐKĐĐ cấp tỉnh hoặc cấp huyện xác nhận cả những trường hợp thuộc thẩm quyền xác nhận của Sở hoặc Phòng TN&MT (trường hợp chuyển mục đính sử dụng đất); nguyên nhân có sự lẫn lộn này một phần do quy định phân cấp chỉnh lý giấy chứng nhận tại một số văn bản quy phạm pháp luật chưa thống. Bên cạnh đó còn một số nhiệm vụ của VPĐKĐĐ chưa được triển khai thực hiện, nhất là việc quản lý, lưu trữ hồ sơ địa chính và tổ chức kiểm tra, chỉ đạo chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính đối với cấp dưới.

* Đánh giá chung về tình hình hoạt động của VPĐKĐĐ - Kết quả đạt được:

Theo báo cáo của Cục Đăng ký thống kê -Tổng cục Quản lý đất đai tính đến ngày 31/12/2019, cả nước đã cấp được 43,000 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 23,55 triệu ha, đạt 97,36% tổng diện tích các loại đất cần cấp của cả nước, tăng 0,16% so với cùng kỳ năm 2018. Cả nước có 11 tỉnh cơ bản hoàn thành cấp Giấy chứng nhận lần đầu cho các loại đất chính (đạt từ 85-100% diện tích) gồm Bình Dương, Long an, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Đồng Nai, Quảng Trị, Hậu Giang, Cần Thơ; ngoài ra còn có 10 tỉnh khác cơ bản hoàn thành ở hầu hết các loại đất chính gồm Lạng Sơn, Hải Dương, Hà Nam, Hưng Yên, Quảng Bình, Đà Nẵng, Trà Vinh, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bà Rịa - Vũng Tàu. Song cũng còn nhiều tỉnh, thành phố có kết quả cấp giấy chứng nhận ở nhiều loại đất chính còn

đạt thấp (dưới 70% diện tích cần cấp), đặc biệt là các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Gia Lai, Đăk Nông.

Đạt được kết quả này trước hết là do với việc thành lập các VPĐKĐĐ, lực lượng chuyên môn về đăng ký, cấp giấy chứng nhận đã được gia tăng hơn nhiều lần so với trước đây và đã trở thành một lực lượng chuyên nghiệp, mang tính chuyên môn sâu, ít bị chi phối bởi các công việc mang tính sự vụ khác về quản lý đất đai của cơ quan tài nguyên và môi trường từng cấp; hơn nữa đã phân biệt rõ các công việc mang tính sự nghiệp với công việc quản lý nhà nước trong hoạt động đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; trên cơ sở đó phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính về đất đai và đã cải cách thủ tục theo hướng đơn giản, rút ngắn thời gian thực hiện cấp Giấy chứng nhận hơn rất nhiều so với trước Luật đất đai 2003.

- Tồn tại, hạn chế:

Chức năng nhiệm vụ của các VPĐKĐĐ ở nhiều địa phương chưa được phân định rõ ràng, nhiều VPĐKĐĐ cấp tỉnh còn có sự chồng chéo với một số đơn vị khác của Sở, nhất là Trung tâm Thông tin TN&MT, thậm chí một số tỉnh còn chồng chéo chức năng với VPĐKĐĐ (hoặc phòng TN&MT) cấp huyện.

Việc tổ chức bộ máy các VPĐKĐĐ các địa phương chưa thống nhất; chức năng nhiệm vụ của một số đơn vị trực thuộc VPĐKĐĐ cấp tỉnh chưa được phân định rõ ràng, đôi khi còn chồng chéo, thiếu tính chuyên nghiệp, thậm chí có nơi các phòng làm chung cùng một công việc.

Điều kiện nhân lực của hầu hết các VPĐKĐĐ còn rất thiếu về số lượng, hạn chế về kinh nghiệm công tác, chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ mà Luật Đất đai đã phân cấp; đây là nguyên nhân cơ bản của việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chậm và sự hạn chế trong việc lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính hiện nay. Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật cần thiết cho thực hiện thủ tục hành chính về đất đai của VPĐKĐĐ còn rất thiếu thốn, nhiều VPĐKĐĐ chưa có máy đo đạc để trích đo thửa đất, máy photo để sao hồ sơ; đặc biệt diện tích làm việc chật hẹp và không có trang thiết bị bảo quản để triển khai việc lưu trữ hồ sơ địa chính phục vụ việc khai thác khi thẩm tra hồ sơ và cung cấp thông tin đất đai;

Không thống nhất về loại hình hoạt động giữa các địa phương: có địa phương VPĐKĐĐ phải tự bảo đảm kinh phí để tồn tại và hoạt động, có địa phương VPĐKĐĐ được bảo đảm bằng ngân sách nhà nước cho 1 phần kinh phí hoạt động; cũng có địa phương VPĐKĐĐ được bảo đảm bằng ngân sách nhà nước cho toàn bộ kinh phí để hoạt động.

Hoạt động của VPĐKĐĐ chưa triển khai thực hiện hết các nhiệm vụ được giao, nhất là nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện, chỉnh lý hồ sơ địa chính; việc thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của VPĐKĐĐ các cấp ở nhiều địa phương còn một số điểm chưa thực hiện đúng quy định. (Cục Đăng ký thống kê -Tổng cục Quản lý đất đai, năm 2017)

1.2.3. Thực tiễn hoạt động Văn phòng đăng ký QSDĐ ở Quảng Ninh

Thực hiện Luật Đất đai năm 2003, VPĐKQSDĐ cấp tỉnh trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường được thành lập vào năm 2005 theo Quyết định số 2164/QĐ- UB ngày 30/6/2005 của UBND tỉnh Quảng Ninh, nay đổi tên theo Quyết định số 286/QĐ-TNMT ngày 03/9/2015 của Sở Tài nguyên & Môi trường thành Văn phòng đăng ký đất đai và triển khai thành lập VPĐKQSDĐ cấp huyện, tính đến ngày 31/12/2009 toàn tỉnh đã tiến hành thành lập VPĐKQSDĐ cấp huyện của 13 huyện, thị xã và thành phố. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức biên chế và cơ chế tài chính của VPĐKQSDĐ thực hiện theo Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT BTNMT-BNV-BTC ngày 15/03/2010 của liên Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính.

Mặc dù Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BTNMT-BNVBTC ngày 04/4/2015 của liên Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính có hiệu lực nhưng hệ thống VPĐKQSDĐ tỉnh Quảng Ninh vẫn thực hiện theo mô hình hai cấp: VPĐKQSDĐ cấp tỉnh và VPĐKQSDĐ cấp huyện do tỉnh đã thành lập Trung tâm hành chính công cấp tỉnh và cấp huyện, thị xã, thành phố theo Quyết định số 1831/QĐ-TTg ngày 23/10/2015 của Thủ tướng chính phủ, đưa các thủ tục hành chính về đất đai thực hiện tại Trung tâm hành chính công các cấp với mục tiêu cải cách hành chính.

Thực hiện Chỉ thị số 02/2008/CT-BTNMT ngày 04/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính theo Nghị quyết số 07/2007/QH12 của Quốc hội; Văn bản số 4922/UBND-QLĐĐ2 ngày 30/12/2008 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc xây dựng kế hoạch triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành việc cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn tỉnh. Sở Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 3831/KH-UBND ngày 06/10/2009 triển khai một số nhiệm vụ và giải pháp để hoàn thành việc cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong năm 2010. Ngày 20/7/2012 UBND tỉnh ban hành Văn bản số 3429/UBND-QLĐĐ1 ngày 20/7/2012 về việc đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ để cơ bản hoàn thành trong năm 2013 theo yêu cầu của Quốc hội khóa XIII.

Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất ra đời đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc cấp GCNQSDĐ, góp phần cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh. Tính đến ngày 25/5/2020 đã cấp được 534.585 giấy chứng nhận QSDĐ cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh với tổng diện tích 178.835 ha. (Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Ninh, 2020).

Bên cạnh một số kết quả đạt được thì VPĐKQSDĐ ở Quảng Ninh vẫn đang gặp một số hạn chế như:

- Sự đổi mới trong tư duy hoạt động của VPĐKQSDĐ ở Quảng Ninh ở các địa phương trong tỉnh còn chậm;

- Chưa có nhiều cơ chế đặc thù trong việc ban hành các văn bản quy phạp pháp luật;

- Số lượng đầu việc được giải quyết ở VPĐKQSDĐ tại các huyện và thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có tăng nhưng chưa thực sự chuyển biến;

- Mức độ hài lòng người dân và sự đồng thuận về mặt xã hội với các VPĐKQSDĐ trên địa bàn Quảng Ninh vẫn còn ở mức trung bình;

1.3. Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài

+ Công tác đăng ký, chỉnh lý biến động đất đai không kịp thời, làm tăng chi phí lập và quản lý, chỉnh lý hồ sơ địa chính; hồ sơ thủ tục hành chính về đất đai bị quản lý phân tán;

+ Khó khăn trong việc chứng nhận giao dịch cho tổ chức và cá nhân khi thực hiện các giao dịch về đất đai, nhất là trong các trường hợp chuyển quyền giữa tổ chức và cá nhân;

+ Trên cùng một tỉnh, cùng một vấn đề nhưng còn tình trạng mỗi huyện yêu cầu hồ sơ và áp dụng pháp luật để giải quyết khác nhau, thiếu đồng bộ;

+ Không điều tiết được công việc, nhân sự giữa các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.

1.4. Đánh giá chung

Nghiên cứu tổng quan về cơ sở lý luận và thực tiễn giúp đã cho tác giả thực hiện đề tài, hiểu được lĩnh vực nghiên cứu một cách thấu đáo về: cơ sở pháp lý, chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký đất đai, Kinh nghiệm và kết quả quản lý đất đai nói chung, đăng ký đất đai nói riêng trong và ngoài nước từ bài học kinh nghiệm, đề tài học, áp dụng phương pháp tư duy hệ thống, logic trong nghiên cứu giải quyết các vấn đề phải dựa trên cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và thực tiễn trong mối quan hệ nhân quả.

Thực tiễn cho thấy chưa có nhiều các nghiên cứu điều tra đánh giá kết quả hoạt động của các Văn phòng đăng ký đất đai, nhằm xác định được những khó khăn, bất cập trong thực hiện nhiệm vụ cho từng Văn phòng có nguồn lực, địa bàn sinh thái, nhân văn và phát triển kinh tế khác nhau đặc biệt là huyện Vân Đồn.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Công tác đăng ký đất đai/bất động sản.

- Hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. - Những người có liên quan.

+ Người sử dụng đất, đây là nhóm trực tiếp chịu tác động của việc cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai với mô hình Văn phòng đăng ký QSDĐ.

+ Cán bộ trực tiếp quản lý, điều hành công việc tại Văn phòng đăng ký QSDĐ.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Nghiên cứu các hoạt động thực hiện theo chức năng nhiệm vụ của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 01/7/2014 - 31/12/2019.

- Về thời gian: Đề tài thực hiện từ tháng 10/2019-10/2020.

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng công tác quản lý, sử dụng đất đai của huyện Vân Đồn đất đai của huyện Vân Đồn

- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường. - Kinh tế - xã hội của huyện Vân Đồn.

- Công tác quản lý, sử dụng đất đai của huyện Vân Đồn. - Đánh giá chung.

2.2.2. Đánh giá kết quả hoạt động Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất giai đoạn 2015 - 2019 đoạn 2015 - 2019

- Cơ cấu tổ chức Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Vân Đồn; - Cơ chế hoạt động;

- Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Công tác chỉnh lý biến động sau cấp giấy;

- Cung cấp số liệu địa chính cho các bên liên quan; - Công tác thực hiện thông kê kiểm kê đất;

- Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính....

2.2.3. Đánh giá hoạt động của Văn phòng đăng ký QSDĐ từ các bên liên quan

- Đánh giá từ người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả một số hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh giai đoạn 2015 2019​ (Trang 33 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)