Thứ tự Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 58.391,38 100 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP 42.438,38 72,68
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 1.857,01 3,18 1.2 Đất Lâm nghiệp 39.301,17 67,31 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 1.272,85 2,18 1.4 Đất nông nghiệp khác 7,35 0,01
2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 6.427,54 11,01
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 15,09 0,03 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 78,76 0,13 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 2.332,00 3,99 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 0,96 0,00
3 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG 9.525,45 16,31
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 6.882,75 11,80 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 72,96 0,12 3.3 Đất núi đá không có rừng cây 2.569,74 4,40
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vân Đồn)
Theo bảng 3.1 đất đai của huyện Vân Đồn được chia làm 3 nhóm đất chính như sau:
- Nhóm đất nông nghiệp: có diện tích 42.438,38 ha chiếm 72,68% tổng diện
tích tự nhiên toàn huyện, bao gồm 4 loại đất sau:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: có diện tích 1.857,01ha chiếm 4,37% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện, bao gồm 2 loại đất là đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm.
+ Đất lâm nghiệp: có diện tích 39.301,17 ha chiếm 92,61% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện, bao gồm 2 loại đất là đất rừng sản xuất và rừng phòng hộ.
+ Đất nuôi trồng thủy sản: có diện tích 1.272,85 ha chiếm 3,0% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện.
+ Đất nông nghiệp khác: có diện tích 7,35 ha chiếm 0,02% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện.
- Nhóm đất phi nông nghiệp: có diện tích 6.427,54 ha chiếm 11,01% tổng
diện tích tự nhiên toàn huyện. Với 6 loại đất sau:
+ Đất ở: có diện tích 554,8 ha chiếm 8,63% tổng diện tích đất phi nông nghiệp toàn huyện.
+ Đất chuyên dùng: có diện tích 3445,93ha chiếm 53,61% tổng diện tích đất phi nông nghiệp toàn huyện.
+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng: có diện tích 15,09 ha chiếm 0,24% tổng diện đất phi nông nghiệp toàn huyện.
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: có diện tích 78,76 ha chiếm 1,23% tổng diện tích đất phi nông nghiệp toàn huyện.
+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: có diện tích 2.332,0 ha chiếm 36,28 % tổng diện tích đất phi nông nghiệp toàn huyện.
+ Đất phi nông nghiệp khác: có diện tích 0,96 ha chiếm 0,01% tổng diện tích đất phi nông nghiệp toàn huyện.
- Nhóm đất chưa sử dụng: có diện tích 9.525,45 ha chiếm 16,31% tổng diện
tích tự nhiên toàn huyện, bao gồm 3 loại đất:
+ Đất bằng chưa sử dụng: có diện tích 6.882,75 ha chiếm 72,2% tổng diện tích đất chưa sử dụng toàn huyện.
+ Đất đồi núi chưa sử dụng: có diện tích 72,96 ha chiếm 0,8% tổng diện tích đất chưa sử dụng toàn huyện.
+ Đất núi đá không có rừng cây: có diện tích 2.569,74 ha chiếm 27,0% tổng diện tích đất chưa sử dụng toàn huyện.
3.1.4. Đánh giá chung
* Các lợi thế và cơ hội phát triển
Vân Đồn có vị trí thuận lợi cho việc xây dựng một Khu kinh tế du lịch biển - đảo chất lượng cao, góp phần khai thác tốt vùng biển phía Bắc.
Vân Đồn có tiềm năng tài nguyên thiên nhiên tương đối lớn để phát triển các ngành dịch vụ và du lịch biển - đảo chất lượng cao, bao gồm tài nguyên về đất rừng, tài nguyên về cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên biển. Dân cư và các giá trị văn hóa độc đáo không chỉ là tiềm năng phát triển du lịch mà còn là điều kiện tốt để phát triển kinh tế đa dạng.
Chủ trương của Nhà nước là xây dựng vành đai kinh tế Hạ Long - Vân Đồn - Hải Hà - Móng Cái trở thành lãnh thổ động lực của cả nước ở phía Bắc
* Hạn chế và thách thức:
Tốc độ phát triển kinh tế chưa cao, hiện nay Vân Đồn đang thiếu một tầm nhìn chiến lược về mặt không gian phát triển đô thị, do đó mặc dầu có được sự cải thiện đáng kể nhưng sẽ không tránh khỏi tình trạng xây dựng tự phát, lộn xộn, chắp
vá, thiếu mỹ quan tại các đô thị mới phát triển, đặc biệt là tại các khu dân cư nông thôn đang tiến lên đô thị hoá nhanh chóng.
Mật độ dân số tăng, lưu lượng phương tiện lớn lên sẽ là gánh nặng cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Kết cấu hạ tầng đã được quan tâm đầu tư cải tạo, nhưng vẫn đang trong tình trạng thiếu đồng bộ chưa đủ đáp ứng cho một nền sản xuất hàng hoá trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường và hội nhập. Việc chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp sang đất xây dựng đô thị cần có sự cân nhắc.
Nguồn nhân lực chất lượng cao đang là một rào cản lớn trong quá trình thu hút các nhà đầu tư, lực lượng lao động tại chỗ của huyện nhiều nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu về chất. Sự gia tăng dân số cơ học lớn và nhanh tạo ra áp lực lớn trong việc quản lý đô thị, giải quyết chỗ ở và phúc lợi xã hội, đảm bảo môi trường phát triển bền vững. Cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu ngành nghề … tăng sẽ tạo ra sự khó khăn hơn cho công tác quản lý. Khả năng xung đột giữa phát triển, bảo tồn, bảo tồn và sản xuất nông nghiệp.
Vấn đề môi trường như: tình trạng ô nhiễm nguồn nước do sản xuất chế biến thủy sản và giao thông vận tải … đang có khuynh hướng gia tăng cần có biện pháp hạn chế và xử lý triệt để.
3.2. Hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Vân Đồn, giai đoạn từ 2015 - 2019 đoạn từ 2015 - 2019
3.2.1. Cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Vân Đồn.
3.2.1.1. Căn cứ pháp lý
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Vân Đồn được thành lập trên cơ sở Quyết định số: 283/QĐ-UBND ngày 30/3/2009 của UBND huyện Vân Đồn về việc thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường.
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Vân Đồn là đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động theo cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp có thu thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vân Đồn (tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên theo Nghị định số: 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế của đơn vị sự nghiệp công lập).
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Vân Đồn có tư cách pháp nhân, có con dấu và mở tài khoản riêng theo quy định của pháp luật tại Kho bạc Nhà nước huyện Vân Đồn. Trụ sở văn phòng đặt tại: Tầng 2, Trung tâm hành chính công huyện Vân Đồn, Khu 4, thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
3.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Vân Đồn là cơ quan chuyên môn thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường; tham mưu giúp Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng về:
- Thực hiện các thủ tục về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện đối với hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
- Đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý biến động về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đối với cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam;
- Lưu trữ, quản lý và chỉnh lý toàn bộ hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu thuộc tính địa chính đối với tất cả các thửa đất trên địa bàn cấp huyện; gửi thông báo chỉnh lý biến động cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp xã để chỉnh lý hồ sơ đối với những trường hợp thuộc thẩm quyền; kiểm tra việc cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính của Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Cung cấp số liệu địa chính cho cơ quan chức năng xác định mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai và tài sản khác gắn liền với đất đối với người sử dụng, chủ sở hữu tài sản gắn liền vơi đất là cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu ở tại Việt Nam;
- Lưu trữ, quản lý bản lưu, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ theo quy định;
- Thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện và cấp xã;
- Cung cấp trích lục bản đồ Địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và các thông tin khác về đất đai, tài sản gắn liền với đất phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu của cộng đồng; Thực hiện việc thu phí, lệ phí và các dịch vụ về cung cấp thông tin đất đai, trích đo địa chính thửa đất, khu đất, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật;
- Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Văn phòng theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.
3.2.1.3. Tổ chức bộ máy của Văn phòng đăng ký đất đai huyện Vân Đồn
Theo thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC, hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế và cơ chế tài chính của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Tổ chức bộ máy Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Vân Đồn được chia thành bộ phận lãnh đạo và 03 bộ phận chuyên môn là: bộ phận Nghiệp vụ, bộ phận Tổng hợp và bộ phận Kế toán.
Từ năm 2015 mặc dù có Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BTNMT- BNVBTC ngày 04/4/2015 của liên Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế và cơ chế tài chính của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các địa phương có hiệu lực nhưng ở Quảng Ninh do đã thực hiện thành Trung tâm Hành chính công cấp huyện theo Quyết định số 1831/QĐ-TTg ngày 23/10/2015 của Thủ tướng chính phủ để cải cách thủ tục hành chính, vì vậy Văn phòng ĐKQSD đất huyện Vân Đồn vẫn duy trì bộ máy tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính và cơ chế trách nhiệm, phạm vi thẩm quyền giải quyết công việc như mô hình của Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT- BTNMT-BNV-BTC trước đây. Vì vậy, chức năng, nhiệm vụ mối quan hệ các bộ phận trong Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Vân Đồn về cơ bản không có sự thay đổi nhiều so với trước, cụ thể:
Hình 3.2. Sơ đồ tổ chức của VPĐKQSDĐ huyện Vân Đồn
- Giám đốc: Phụ trách chung mọi hoạt động của Văn phòng, có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý và bố trí phân công viên chức và người lao động thực hiện các chức năng nhiệm vụ tại VPĐKQSDĐ, là người chịu trách nhiệm trước phòng TNMT, UBND huyện về kết quả hoạt động của Văn phòng theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản công của phòng theo quy định của pháp luật.
- Phó giám đốc: Thường trực và làm việc tại bộ phận Trung tâm Hành chính công. Giúp Giám đốc phục trách một số lĩnh vực công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được phân công; khi Giám đốc vắng mặt được uỷ quyền điều hành hoạt động của Văn phòng; Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức, người lao động thuộc lĩnh vực đảm trách.
- Bộ phận Tổng hợp: Thực hiện các nhiệm vụ văn thư, lưu trữ; quản lý tài chính, tài sản thuộc đơn vị; theo dõi, thống kê tình hình cán bộ, thi đua, khen thưởng, kỷ luật; tổng hợp thông tin báo cáo; cải cách hành chính. Tiếp nhận, quản lý về việc sử dụng phôi Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.
- Bộ phận Nghiệp vụ: Thực hiện các nhiệm vụ về đăng ký đất được Nhà nước giao quản lý, đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Đăng ký biến động đối với đất được Nhà nước giao quản lý, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác liền với đất. Đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
Giám đốc Phó giám đốc Bộ phận Nghiệp vụ Bộ phận Văn thư -Tổng hợp Bộ phận Kế toán
sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật. Thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Thực hiện các nhiệm vụ về lập, chỉnh lý, cập nhập, lưu trữ và quản lý hồ sơ địa chính. Cập nhật, chỉnh lý, đồng bộ hóa, khai thác dữ liệu đất đai; xây dựng, quản lý hệ thống thông tin đất đai theo quy định. Cung cấp hồ sơ, bản đồ, thông tin, số liệu đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Bộ phận Kế toán: Theo dõi, tổng hợp, báo cáo các nội dung liên quan đến các hoạt động về thu, chi tiền do ngân sách cấp và tiền thu phí, lệ phí (nếu có) của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất theo tháng, quý, năm và lưu giữ hồ sơ chuyên ngành kế toán theo quy định, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật.
Hàng năm, VPĐQSDĐ huyện đã ban hành quy chế tổ chức và hoạt động, trong đó quy định rõ cơ cấu, chế độ làm việc, mối quan hệ công tác của các bộ phận chức năng và các cán bộ, viên chức. Theo đó các quy trình thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai được xác lập và trách nhiệm đã được phân định rõ ràng, phần nào đã đáp ứng được yêu cầu trong cải cách thủ tục hành chính. Ngoài ra tùy tình hình công việc tại từng thời điểm, lãnh đạo Văn phòng có thể điều động giữa các bộ phận với nhau và thuê thêm lao động để hoàn thành nhiệm vụ.
3.2.1.4. Nguồn nhân lực
Về nhân sự: tổng số biên chế Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện
Vân Đồn hiện nay gồm 09 người, trong đó có 01 Giám đốc, 01 Phó giám đốc và 7 viên chức chuyên môn (01 viên chức được cử trực tại Trung tâm Hành chính công huyện, 01 chuyên viên phòng TNMT phụ trách tài chính kiêm nhiệm). Trong đó có 06 đồng chí có trình độ trên đại học tương đương 66,6%; 03/9 đồng chí có trình độ đại học chiếm 33,4%. Từ số liệu trên cho thấy số lượng cán bộ, viên chức VPĐKQSDĐ huyện Vân Đồn tuy còn ít nhưng họ có đủ trình độ, năng lực để hoàn thành các nhiệm vụ được giao