Nhận xét, đánh giá chung về chiến lƣợc kinh doanh của Công ty cổ phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh (Trang 67)

xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh.

Qua số liệu trên có thể đƣa ra những nhận xét, đánh giá chung về xây dựng, hoạch định, triển khai và thực hiện chiến lƣợc của Công ty và tình hình thực hiện chiến lƣợc của Công ty trong giai đoạn 2016-2018.

3.3.1. Ưu điểm

- Ban giám đốc của Công ty đã quan tâm đến việc xây dựng, hoạch định chiến lƣợc.

- Các phòng ban, đơn vị trong Công ty có sự phân công công việc rõ ràng cụ thể. - Công ty đã thành công trong việc giữ ổn định sự phát triển liên tục, bằng chứng là trong giai đoạn 2016-2018, một giai đoạn hết sức khó khăn của ngành cũng nhƣ của nền kinh tế nhƣng công ty vẫn duy trì tỷ suất lợi nhuận tƣơng đối cao so với mặt bằng chung.

- Dù thị trƣờng bất động sản và xây lắp cạnh tranh rất khốc liệt trong thời thời gian qua, Với phƣơng châm: Hợp tác, chung tay, minh chứng, chất lƣợng Công ty vẫn thành công nhiều hợp đồng chỉ định thầu, đó chính là chất lƣợng và uy tính của Công ty mà bạn hàng đã tin tƣởng.

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành công kể trên thì công tác xây dựng, hoạch định và thực hiện chiến lƣợc của Công ty trong giai đoạn 2016-2018 vẫn còn có những tồn tại nhƣ sau:

- Về tài chính: Nguồn lực tài chính của Công ty tƣơng đối ổn định, nhƣng công ty không tận dụng hết đƣợc tiềm lực của mình, giống nhƣ lãng phí tài nguyên chính là uy tín của công ty đối với các công ty tài chính. Nguyên nhân chủ yếu là do

tính không ổn định của ngành xây lắp, gây ra sự hoang mang trong giới đầu tƣ, các doanh nghiệp đa số lựa chọn sự an toàn mà không dám mở rộng nhận thầu khoán các dự án có tính rủi ro cao, thu hồi vốn kém.

- Nhân sự: + Do dặc thù ngành nghề sản phẩm mang tính đơn chiếc, lại trải rộng khắp cả nƣớc, nên nhu cầu nhân công thời vụ lớn trong đó lao động dài hạn chỉ gần 500 ngƣời nhƣng lực lƣợng ngắn hạn thời vụ rất lớn bình quân hàng năm trên quyết tooán thuế khoảng 5 nghìn ngƣời (có những thời điểm một công trình lên đến hàng nghìn ngƣời một tháng). Lực lƣợng này chiếm phần lớn chi phí trong giá thành, nguyên vật liệu rất sát giá dự thầu. Lãi hay không là do quản lý loại chi phí này. Nhƣng do tính chất lao động thời vụ nên phần lớn lực lƣợng ngắn hạn không trung thành, thiếu kinh nghiệm trong thi công ảnh hƣởng đến năng suất lao động, ảnh hƣởng đến chi phí dẫn đến đội giá.

+ Thực tế thì tỷ lệ lãnh đạo trên số ngƣời trên phòng ban khá cao, xảy ra tình trạng nhiều lãnh đạo nhƣng thiếu nhân viên làm việc, nhiều mệnh lệnh nhƣng nhân viên không biết nên nghe theo ai. Dẫn dến sự nghen tị, ỉ nại công việc, làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng làm việc chung trong công ty.

+Tuyển dụng: Công tác tuyển dụng đƣợc chia thành hai bộ phận: Bộ phận gián tiếp chƣa đƣợc chú trọng do thân quen cả nể, nhận ngƣời theo mối quan hệ dẫn đến là phân công không đúng sở tài và nguyện vọng của ngƣời đƣợc tuyển dụng. Gây lãng phí nguồn nhân lực, gây tị nạnh chia rẽ trong nội bộ. Bộ phận trực tiếp (nhân công theo thời vụ) do nhu cầu toàn thị trƣờng lớn, dẫn đến nguồn cung cho xây lắp cũng thiếu. Có những thời điểm có ng là tốt chứ không đƣợc lựa chọn ngƣời, nên ảnh hƣởng đến năng suất và tiến độ thực hiện.

+ Đào tạo: Hiện tại lực lƣợng kỹ sƣ, nhân công lành nghề nhân công của công ty không còn nhiều, rất nhiều cán bộ, nhân công lành nghề họ chuyển công tác do đã đến tuổi nghỉ hƣu hoặc do chế độ đãi ngộ chƣa hợp lý nên họ đã chuyển công tác. Tuyển lực lƣợng mới lại mất công đào tạo, trong thời gian thử việc họ thấy không đƣợc ký hợp đồng dài, không có chế độ đãi ngộ tốt lực lƣợng này sẵn sàng nhảy việc.

Tại công ty hàng năm có cuộc thi sáng kiến, chủ yếu cho khối kỹ thuật khi phát hiện biện phát thi công mới làm lợi cho đơn vị, tiết kiệm chi phí sẽ đƣợc tham gia xét thƣởng. Nhƣng giá trị giải thƣởng không cao, vẫn mang tính chất thƣờng xuyên đến hẹn lại lên nên vẫn chƣa thực sự khích lệ đƣợc nhân viên.

Ngoài cuộc thi sáng kiến còn có đợt xét tuyển đoàn viên công đoàn, tổ công đoàn hoàn thành xuất sắc công việc trong năm. Nhƣng việc xét tuyển lại mang tính chủ quan của một số lãnh đạo, và đối tƣợng lao động ngắn hạn thời vụ không đƣợc xét chọn. Cũng gây ra sự bất bình đối với cán bộ nhân viên.

Mặc dù đƣợc quan tâm đầu tƣ trang thiết bị phục vụ thi công nhƣng chƣa đầy đủ, còn thiếu phải đi thuê ngoài. Những thiết bị công ty đầu tƣ thì vận hành chƣa thực sự hiệu quả, điều này còn do các công trình phân bổ không một nơi nên việc di chuyển cũng tốn không ít chi phí.

- Công tác dự đoán những thay đổi của nền kinh tế, môi trƣờng kinh doanh còn hạn chế. + Nguyên nhân chính là do bộ phận cán bộ làm công tác xây dựng chiến lƣợc còn thiếu kinh nghiệm, thiếu sự nhạy bén trƣớc sự thay đổi ủa nền kinh tế, môi trƣờng kinh doanh, do đó chƣa tham mƣu kịp thời cho bộ máy lãnh đạo của Công ty trong việc thay đổi chiến lƣợc trong quá trình thực hiện chiến lƣợc.

+ Mỗi sự thay đổi ở cấp quản lý Nhà nƣớc dẫn đến sự thay đổi của đƣờng lối vận hành. Việc đánh giá phán đoán môi trƣờng đầu tƣ chƣa tốt nên một số dự án còn kéo dài, không hiệu quả gây lãng phí nguồn lực của đơn vị.

Đo đó cần phải bổ sung và điều chỉnh những điều chƣa phù hợp để hoàn thiện chiến lƣợc phát triển Công ty cho giai đoạn 2019-2025 và hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả hơn trong tƣơng lai xa.

CHƢƠNG 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH

4.1. Bối cảnh, cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp xây lắp

4.1.1. Bối cảnh thế giới

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tạo lực mạnh hơn cho quá trình toàn cầu hóa kinh tế. Sự thuận lợi trong việc tìm kiếm thông tin, truyền tải thông tin và ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại của thế giới vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tình hình chính trị trên thế giới có sự thay đổi lớn, kinh tế đang ở trong giai đoạn bất ổn cao, do sự không ổn định của chính trị các nƣớc, đặc biệt là cuộc khủng hoảng thƣơng mại Trung - Mỹ diễn ra từ tháng 3/2018 đến nay và chƣa có hồi kết. Kinh tế thế giới trao đảo theo các đòn áp thuế lẫn nhau giữa hai quốc gia, cuộc chiến tranh thƣơng mại giữa Mỹ và Trung Quốc .... cho Việt Nam những cơ hội đầu tƣ của các nƣớc phát triển có nền khoa học hiện đại đồng thời cũng là thách thức cho kinh tế Việt Nam do Việt Nam và Trung liền biên giới lớn nhƣ an ninh, môi trƣờng, văn hóa... .

4.1.2. Bối cảnh trong nước

Đảng ta đề ra đƣờng lối đổi mới toàn diện đất nƣớc, tiếp tục đi theo con đƣờng mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn - hƣớng tới “dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, văn minh”.

Theo Dự báo nhu cầu nhân lực 2015 đến 2025 - Ngành nghề hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN sau 2015. Ngày 09/6/2014, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 879/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lƣợc phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và Quyết định số 880/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Với mục tiêu là tăng trƣởng và phát triển với cơ cấu hợp lý theo từng ngành và lãnh thổ thì kinh tế phát triển, nhu cầu xã hội không ngừng tăng lên, xã

hội ngày càng đô thị hóa, các công trình hạ tầng mọc lên nhƣ nấm thì các doanh nghiệp xây dựng xây lắp cũng từ đó mà phát triển mạnh mẽ hơn, vẫn đã và đang là thị trƣờng lớn để các doanh nghiệp mới tham gia.

Bên cạnh đó ngày 22/10/2018, thay mặt Ban Chấp hành Trung ƣơng, Tổng Bí thƣ Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ƣơng Khóa XII về Chiến lƣợc phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 36-NQ/TW). Với các mục tiêu tổng quát là đƣa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; hình thành văn hoá sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng. Những thành tựu khoa học mới, tiên tiến, hiện đại trở thành nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển.

Theo số liệu của tổng cục thống kê cho thấy:

Hình 4.1. Tăng trưởng, lạm phát và tín dụng từ 2008-2018

Nguồn: TCTK, NHNN

Tốc độ tăng trƣởng, lạm phát và tín dụng rất tốt dù bị ảnh hƣởng của các mối quan hệ chính trị nhƣng kinh tế Việt Nam vẫn đang trên đà phát triển. Chỉ có năm 2016 có giảm hơn năm 2015 0,47% nhƣng năm 2017 lại tăng hơn sự sụt giảm của

năm trƣớc là 0,6%, năm 2018 tăng hơn năm 2017 0,9% đạt mức cao nhất trong hàng chục năm qua lên 7,08% .

Chính phủ đặt mục tiêu phát triển kinh tế và kiềm chế lạm phát bằng nhiều các nghiệp vụ phối hợp đồng bộ, giữ ổn định phát triển kinh tế trong thế kinh tế thế giới có quá nhiều sự bất ổn và giữ mức lạm phát ở dƣới mức 5%. CPI giữ ở mức thấp và ổn định tạo điều kiện cho các chính sách tiền tệ tích cực, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển. Đó là thành quả to lớn tạo niềm tin cho các doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài muốn tham gia hay có ý định tham gia đầu tƣ vào Việt Nam. Với mục tiếu phát triển đất nƣớc cao thì nhu cầu về công ăn việc làm cho lĩnh vực xây lắp kiến thiết đất nƣớc lớn, tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp mới có cơ hội tham gia thị trƣờng, đồng thời sự phát triển đó phải theo hƣớng: “Huy động hiệu quả mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong nƣớc và từ bên ngoài để phát triển, tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hƣớng hiện đại; Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực công nghiệp có kỹ năng, có kỷ luật, có năng lực sáng tạo; Ƣu tiên phát triển và chuyển giao công nghệ đối với các ngành, các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh và công nghệ hiện đại, tiên tiến ở một số lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản, điện tử, viễn thông, năng lƣợng mới và tái tạo, cơ khí chế tạo và hóa dƣợc; Điều chỉnh phân bố không gian công nghiệp hợp lý nhằm phát huy sức mạnh liên kết giữa các ngành, vùng, địa phƣơng để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu”.

Hình 4.2. Năng suất lao động và tỷ lệ thất nghiệp từ 2008-2018

Nguồn: TCTK

Năng suất lao động của ngƣời dân Việt tăng liên tuc từ năm 2015 đến năm 2018 từ 79,3 triệu/1 năm lên 102 triệu/1 năm. Đó nhờ vào định hƣớng đúng đắn của Nhà nƣớc và ý thức cầu tiến của chính bản thân những ngƣời lao động, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ và kỹ năng làm việc. Tuy nhiên, năng suất lao động của ngƣời Việt đang thấp hơn Singapore 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần, thấp hơn Hàn Quốc 10 lần, thấp hơn Malaysia 5 lần và thấp hơn Thái Lan 2,5 lần. Nguyên nhân chính là do công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp Việt còn lạc hậu, lỗi thời. Do đó, sản phẩm của DN có giá trị thấp, không cạnh tranh đƣợc với các đối thủ có tiềm lực. Trang thiết bị thi công cũng đƣợc cải tiến để nâng cao công năng và tính an toàn cho ngƣời sử dụng, Công ty cũng cần quan tâm hơn để cân đối nguồn đầu tƣ cho thiết bị thi công, và tay nghề ngƣời lao động để tận dụng hết nguồn nhân vật lực hiện có.

Lãi suất giai đoạn này tƣơng đối ổn định và có xu hƣớng giảm, lãi suất cho vay giảm tạo điều kiện cho các DN tiếp cận nguồn vốn vay một cách dễ dàng.

Môi trƣờng chính trị và pháp luật: Chính trị nƣớc ta ổn định, an ninh an toàn cho tất cả các doanh nghiệp đóng trên nƣớc VN, là điểm đến lý tƣởng cho mọi cá nhân và tổ chức có khả năng và muốn đầu tƣ và VN.

4.1.3. Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp xây lắp

Để phát triển bền vững không thể bỏ qua việc hoàn thiện hạ tầng, từ đƣờng, cầu, trƣờng, các khu kinh tế... Theo nhận định của Savills Việt Nam, đà tăng của thị trƣờng nhà ở Việt Nam đƣợc thúc đẩy bởi cơ cấu nhân khẩu học vàng và triển vọng kinh tế khả quan. Trong đó, tiêu biểu là TPHCM và Hà Nội đang đi vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, sánh ngang với những thành phố khác trong khu vực. Cùng với nó là các gia đình trẻ muốn ở riêng để tiện sinh hoạt, nên nhu cầu về đa dạng loại căn hộ ngày càng cần thiết trong quá trình dự án đầu tƣ.

Theo tổng cục Thống kê cho thấy, dân số tại Hà Nội và TPHCM sẽ tăng mạnh trong mấy năm tới. Nếu nhƣ năm 2017, dân số tại 2 thành phố này lần lƣợt là 7,6 triệu ngƣời và 8,6 triệu ngƣời. Dự báo đến năm 2020, quy mô dân số 2 thành phố sẽ tăng tƣơng ứng lên là 8,5 triệu ngƣời và 9,4 triệu ngƣời. Nhƣ vậy, tăng trƣởng dân số tại TP HCM và Hà Nội ở mức rất cao, chiếm 17% dân số cả nƣớc. Các thành phố TP HCM và Hà Nội thuộc nhóm những đô thị có tốc độ đô thị hóa cao nhất khu vực ASEAN (chẳng hạn giai đoạn 2010-2016, tốc độ đô thị hóa một số thành phố trong khu vực nhƣ: Hà Nội 5%, TPHCM 3%, trong khi Bangkok 2%, Phnom Penh 3%, Singapore 2%, Jakarta 1%...) nên nhu cầu nhà ở với nhiều loại phân khúc vẫn là thị trƣờng màu mỡ cho các công ty xây dựng.

Kinh tế phát triển, thu nhập tăng đời sống của ngƣời lao động cũng không ngừng tăng lên cả về chất và lƣợng. Đòi hỏi các công trình vừa phải chất lƣợng, lại vừa phải đa năng lại phải hoàn thiện về thẩm mỹ. Doanh nghiệp cần quan tâm không những là sản phẩm chất lƣợng tốt mà còn hình thực đẹp, tiện dụng phù hợp với thu nhập của từng đối tƣợng khách hàng mà mình muốn nhắm tới.

Để phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng thay đổi theo hƣớng nâng cao nguồn nhân lực có kỹ năng, để có thể vận hành những phƣơng pháp, kỹ thuật hiện đại vừa nâng cao hiệu quả sản xuất vừa thân thiện với môi trƣờng.

Với chủ trƣơng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc, Việt Nam mời gọi các nhà đầu có tiềm lực vào đầu tƣ kinh doanh thì cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng đƣờng, điện, trạm phải đảm bảo thuận tiện đó cũng là cơ hội cho Công ty tham gia vào thị trƣờng toàn cầu này.

Cùng với đó là các loại phƣơng tiện, thiết bị dùng trong thi công đƣợc cải tiến và phát minh mới cũng không ngừng thay đổi mâu mã, nâng cao chất lƣợng, cho công năng sử dụng nhiều hơn và an toàn hơn. Ngoài ra, nguyên liệu đầu vào cũng không ngừng phát minh sáng chế đáp ứng thân thiện với môi trƣờng, tăng chất lƣợng công trình thi công đồng thời tăng giá bán. Đó cũng là gánh nặng chi phí đội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)