Đơn vị:% DN/ Ngành 2012 2013 2014 Nợ phải trả VCSH Nợ phải trả VCSH Nợ phải trả VCSH Ngành VLXD 76 24 73 27 70 30 CTCP Sơn Á Đông 42 58 37 63 33 67 CTCP Sơn Hải Phòng 50 50 49 51 50 50 CTCP L.Q Joton 51 49 56 44 56 44 (Nguồn: www.cophieu68.vn)
Có thể thấy cấu trúc nguồn vốn của Công ty cổ phần L.Q Joton có nhiều điểm tƣơng đồng với 2 công ty cùng lĩnh vực sản xuất sơn hơn là so với mức chung toàn ngành. Các công ty này đều có tỷ lệ giữa Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu khá cân
bằng trong khi toàn ngành lại có mức Vốn chủ sở hữu khá thấp, khoảng dƣới 30%. Điều này có thể do các công ty này là các công ty vừa và nhỏ, vốn điều lệ khá thấp, quy mô tài sản cũng không quá lớn nên chủ yếu vẫn dựa vào nguồn vốn tự chủ. Điều này cũng giúp các công ty này có mức độ an toàn tài chính cao hơn các công ty khác trong ngành có nguồn vốn đi vay cao.
Ta đi phân tích cụ thể cơ cấu của 2 loại nguồn vốn trên.
Về Nợ phải trả:
Kết cấu Nợ phải trả của Công ty chủ yếu là các khoản nợ ngắn hạn, trong đó các khoản lớn nhất là Vay và nợ ngắn hạn và Phải trả ngƣời bán. Nợ ngắn hạn có xu hƣớng tăng qua 3 năm, với năm 2012 là 208,009,164,890 đồng (chiếm 50,75%), năm 2013 tăng đạt mức là 221,187,610,896 đồng (chiếm 55.87%) và tiếp tục tăng nhẹ lên mức 231,185,395,786 đồng (chiếm 56,38%). Tỷ lệ Nợ ngắn hạn cao so với Nợ dài hạn thể hiện áp lực trả nợ lớn với doanh nghiệp.
Nợ dài hạn chiếm 1 tỷ trọng rất nhỏ,hầu nhƣ không đáng kể trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty. Năm 2013 có tỷ lệ nợ dài hạn cao nhất trong 3 năm cũng chỉ ở mức 0,29%. Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng nợ quá cao so với nợ dài hạn thể hiện Công ty khó tiếp cận các nguồn vốn dài hạn hoặc cũng không có nhu cầu vay vốn dài hạn trong giai đoạn này. Điều này phù hợp với thực trạng khó khăn của toàn ngành xây dựng sau khủng hoảng kinh tế.
Mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn