Chỉ tiêu Đvt Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng nợ phải trả VNĐ 208.179.164.890 222.342.040.896 231.615.395.786 Tổng tài sản VNĐ 409.855.994.554 395.865.847.377 410.038.599.561 Hệ số nợ trên
tổng tài sản Lần 0,51 0,56 0,56
(Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2012 đến 2014)
Chỉ số nợ của Công ty ở mức vừa phải, phù hợp với chỉ số của ngành là khoảng 0,54 lần. Cụ thể là năm 2012, hệ số nợ là 0,51 lần, sang năm 2013 do nợ phải trả tăng nhƣng tổng tài sản lại giảm nên hệ số nợ tăng lên 0,56 lần. Năm 2014, cả nợ và tổng tài sản đều tăng nên hệ số gần nhƣ không thay đổi, ở mức 0,56 lần. Nêu hệ số này quá thấp thì sẽ đảm bảo an toàn tài chính, giúp Công ty dễ vay mƣợc từ ngân hàng hay chủ nợ khác, nhƣng sẽ không tận dụng đƣợc ƣu điểm của đòn bẩy
tài chính, còn nếu nhƣ quá cao thì nguy cơ mất an toàn tài chính. Nhìn chung, hệ số này của Công ty đang ở mức mà chủ nợ và các cổ đông chấp nhận đƣợc.
Hình 3.5: Biểu đồ hệ số nợ trên tổng tài sản
Nhƣ đã phân tích qua bảng số liệu 3.4 ta cũng đã thấy rằng hệ số nợ trên tổng nguồn vốn hay nói cách khác chính là hệ số nợ trên tổng tài sản của Công ty là khá thấp so với mức trung bình ngành vật liệu xây dựng nhƣng lại là hợp lý và tƣơng đồng với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực sản xuất sơn.
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu Bảng 3.14: Bảng hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu Đvt 2012 2013 2014 Tổng nợ phải trả VNĐ 208.179.164.890 222.342.040.896 231.615.395.786 Vốn chủ sở hữu VNĐ 201.676.829.664 173.523.806.481 178.423.203.775 Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu Lần 1,03 1,28 1,30
(Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2012 đến 2014)
Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu là chỉ số phản ánh quy mô và cấu trúc tài chính của công ty. Nó cho ta biết về tỉ lệ giữa 2 nguồn vốn cơ bản (nợ và vốn chủ sở hữu) mà doanh nghiệp sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình. Qua bảng thống
kê ở trên, nợ phải trả nhiều hơn không đáng kể so với nguồn vốn chủ sở hữu. Năm 2012 có hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu thấp nhất là 1,03 lần. Các năm sau tăng dần, năm 2013 có hệ số là 1,28 lần và năm 2014 là 1,30 lần. Công ty đã đi vay mƣợn nhiều hơn vào năm 2013 và 2014 nhƣng tổng nợ vẫn không quá lớn so với vốn chủ sở hữu, tức là Công ty sẽ hạn chế đƣợc rủi ro trong việc trả nợ, nhƣng sẽ không tận dụng đƣợc ƣu điểm của việc vay nợ, đó là chi phí lãi vay sẽ đƣợc trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp.
Hình 3.6: Biểu đồ hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Ta đem so sánh với ngành và 1 số doanh nghiệp khác:
Bảng 3.15: Bảng so sánh hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu Đơn vị: lần Đơn vị: lần Ngành/ Doanh nghiệp 2012 2013 2014 Ngành Vật liệu xây dựng 3,14 2,76 2,30 CTCP Sơn Á Đông 0,72 0,58 0,49 CTCP Sơn Hải Phòng 1,00 0,97 0,99 CTCP L.Q Joton 1,03 1,28 1,30 (Nguồn: www.cophieu68.vn)
tài sản của các doanh nghiệp trong ngành chủ yếu đƣợc tài trợ bởi các khoản nợ. Tỷ lệ này càng lớn thì doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ và có nguy cơ phá sản trong tình hình kinh tế khó khăn. Với những công ty sản xuất sơn nhƣ nêu ở đây thì tỷ lệ này khá nhỏ, nên áp lực trả nợ là không lớn.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Bảng 3.16: Bảng hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Chỉ tiêu Đvt 2012 2013 2014
EBIT VNĐ 14.228.363.662 -13.921.657.390 14.681.695.755 Lãi vay VNĐ 15.863.167.707 12.698.774.509 11.966.345.702 Khả năng thanh
toán lãi vay Lần 0,90 (1,10) 1,23
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty từ năm 2012 đến 2014)
Hệ số này cho biết trong năm Công ty đã tạo ra lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay gấp bao nhiêu lần lãi phải trả về tiền vay. Hệ số này càng cao thi rủi ro mất khả năng chi trả tiền lãi vay càng thấp và ngƣợc lại. Nhìn vào bảng phân tích ta thấy đây là giai đoạn Công ty gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán lãi vay, khi mà hệ số năm 2012 là 0,9 lần tức là lợi nhuận không đủ để bù đắp chi phí lãi vay. Đặc biệt là năm 2013, công ty làm ăn thua lỗ, EBIT năm này giảm sâu tới mức -13.921.657.390 đồng, dẫn tới hệ số khả năng thanh toán lãi vay là -1,10 lần, hoàn toàn không có khả năng thanh toán lãi vay. Tình hình đã đƣợc cải thiện trong năm 2014 với hệ số khả năng thanh toán lãi vay là 1,23 lần vì Công ty đã làm ăn có lãi khi thị trƣờng bất động sản ấm dần lên sau một thời gian dài chững lại.
Hình 3.7: Biểu đồ hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Ta đi so sánh với chỉ số của 2 công ty cùng lĩnh vực:
Bảng 3.17: Bảng so sánh hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Đơn vị: lần
Doanh nghiệp 2012 2013 2014
CTCP Sơn Á Đông 7,03 21,05 25,12
CTCP Sơn Hải Phòng 2,95 4,89 4,74
CTCP L.Q Joton 0,90 (1,10) 1,23
(Nguồn: Báo cáo tài chính các Công ty từ 2012 đến 2014)
Trong nhóm các công ty trên thì Công ty Sơn Á Đông có khả năng thanh toán lãi vay cao nhất, thể hiện lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay lớn hơn rất nhiều so với chi phí lãi vay cần thanh toán, điều này thể hiện kết quả hoạt động rất tốt. Công ty cổ phần L.Q Joton có chỉ số kém nhất, thậm chí còn có năm 2013 có hệ số âm. Công ty cần phải tổ chức lại công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh để cải thiện tình hình này.
Nhóm hệ số hiệu quả sử dụng tài sản
Hệ số vòng quay hàng tồn kho
Bảng 3.18: Bảng hệ số vòng quay hàng tồn kho
Chỉ tiêu Đvt Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1.Giá vốn hàng bán VNĐ 275.824.801.283 241.789.577.715 255.995.888.457 2.Hàng tồn kho đầu kỳ VNĐ 103.427.549.999 99.346.658.553 108.687.374.532 3.Hàng tồn kho cuối kỳ VNĐ 99.346.658.553 108.687.374.532 110.288.049.066 4.Hàng tồn kho bình quân VNĐ 101.387.104.276 104.017.016.543 109.487.711.799 5.Vòng quay hàng tồn kho Lần 2,72 2,32 2,34
(Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2012 đến 2014)
Từ bảng số liệu ta thấy vòng quay hàng tồn kho giảm từ năm 2012 đến năm 2014. Cụ thể nhƣ sau: năm 2012 là 2,72 vòng, năm 2013 giảm còn 2,32 vòng và sang năm 2014 số vòng quay tăng nhẹ lên mức 2,34 vòng. Hệ số này của Công ty thấp hơn so với mức trung bình ngành vật liệu xây dựng, với các mức tƣơng ứng cho 3 năm lần lƣợt là 3,93 vòng năm 2012, 4,55 vòng năm 2013 và 4,89 vòng năm 2014 (Nguồn: www.cophieu68.vn). So với công ty cùng lĩnh vực là Công ty cổ phần Sơn Á Đông thì con số này còn thấp hơn nhiều, cụ thể: số vòng quay hàng tồn kho của công ty này năm 2012 là 5,57 vòng, năm 2013 là 7,08 vòng và năm 2014 là 7,44 vòng. Nguyên nhân là do so với năm 2012 thì trong năm 2013 và 2014, sản lƣợng tiêu thụ giảm dẫn tới giá vốn hàng bán giảm, trong khi hàng tồn kho bình quân lại tăng, do tồn đọng nguyên vật liệu và hàng hóa thành phẩm. Đây là chỉ báo rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn, tiêu thụ chậm, tồn kho lớn gây ứ đọng và lãng phí vốn. Cần phải nói thêm rằng Công ty cổ phần Sơn Á Đông cũng là 1 công ty sản xuất sơn, nhƣng quy mô tài sản nhỏ hơn nhiều so
với Công ty cổ phần L.Q Joton, với tổng tài sản năm 2014 chỉ có 167.485 triệu đồng (Nguồn: BCTC Công ty cổ phần Sơn Á Đông) nhƣng công ty này lại có kết quả kinh doanh rất tốt trong giai đoạn 2012 – 2014, hệ số vòng quay hàng tồn kho cao chứng tỏ hàng hóa đƣợc luân chuyển nhanh và lƣu loát. Trong khi đó, với quy mô tài sản lớn hơn nhƣng Công ty cổ phần L.Q Joton lại có kết quả kinh doanh kém hơn và thậm chí thua lỗ, tỷ lệ hàng tồn kho cao, chứng tỏ năng lực báo tài chính, dự báo sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm của Công ty kém hơn nhiều. Để cải thiện tình hình, tránh nguy cơ phá sản, Công ty cần nâng cao năng lực dự báo thị trƣờng và nâng cao vị thế uy tín của mình trên thị trƣờng nhằm tăng lƣợng tiêu thụ, tránh việc bị động và bất ngờ trƣớc biến động của thị trƣờng.
Hình 3.8: Biểu đồ hệ số vòng quay hàng tồn kho
Bảng 3.19: Bảng hệ số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn
Chỉ tiêu Đvt Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1. Doanh thu thuần VNĐ 395.331.906.551 352.945.537.934 391.251.935.913 2. Phải thu đầu kỳ VNĐ 110.423.494.191 135.810.961.261 116.289.393.231 3. Phải thu cuối kỳ VNĐ 135.810.961.261 116.289.393.231 133.493.705.327 4. Phải thu bình quân VNĐ 123.117.227.726 126.050.177.246 124.891.549.279 5. Số vòng quay các
khoản phải thu Vòng 3,21 2,80 3,13
6. Kỳ thu tiền bình quân Ngày 113,67 130,36 116,51
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty từ năm 2012 đến 2014)
Dựa vào bảng 3.18 ta thấy, năm 2013 so với năm 2012, tốc độ luân chuyển các khoản phải thu giảm. Cụ thể: số vòng quay khoản phải thu giảm từ 3,21 vòng năm 2012 xuống còn 2,8 vòng năm 2013 tƣơng ứng với giảm 0,41 vòng với tỷ lệ giảm 12,8%. Kỳ thu tiền bình quân do đó tăng từ 113,67 ngày trong năm 2012 lên đến 130,36 ngày trong năm 2013. Nguyên nhân là do trong năm 2013, phải thu ngắn hạn bình quân tăng lên, còn doanh thu thuần lại giảm khá mạnh, dẫn đến số vòng quay giảm, nghĩa là công ty khó khăn hơn trong việc thu hồi các khoản nợ ngắn hạn. Đây là điều khó tránh khỏi vì tình trạng này xảy ra với toàn ngành xây dựng và vật liệu xây dựng khi mà nhu cầu trên thị trƣờng bất động sản chững lại. Năm 2014 do thị trƣờng có dấu hiệu đƣợc cải thiện nên doanh số của Công ty tăng, số vòng quay năm này cũng tăng lên đạt mức 3,13 vòng, tuy vẫn nhỏ hơn con số của năm 2012 nhƣng cũng đã tăng 12% so với năm 2013. Kỳ thu tiền bình quân vì thế giảm xuống còn 116,51 ngày. Dấu hiệu này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang trên đà phục hồi và thực hiện tốt hơn công tác thu hồi nợ. Tuy vậy, xét 2 công ty cùng ngành sau, thì 2 công ty này có vòng quay khoản phải thu ngắn hạn lớn hơn, vì vậy mà kỳ thu tiền bình quân đƣợc rút ngắn:
Bảng 3.20: Bảng so sánh kỳ thu tiền bình quân Đơn vị: ngày Đơn vị: ngày Doanh nghiệp 2012 2013 2014 CTCP Sơn Á Đông 39,35 35,30 35,64 CTCP Sơn Hải Phòng 88,78 85,45 82,58 CTCP L.Q Joton 113,67 130,36 116,51
(Nguồn: Báo cáo tài chính các Công ty từ 2012 đến 2014)
Ở đây Công ty cổ phần sơn Á Đông có kỳ thu tiền bình quân ngắn nhất chứng tỏ việc thu hồi nợ đƣợc thực hiện tốt, kết hợp với chỉ số vòng quay hàng tồn kho cao thể hiện rằng việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty này là thực sự tốt chứ không phải Công ty đẩy hàng tồn kho về phía khách hàng nhằm tăng vòng quay tồn kho. Một công ty có thời gian thu hồi các khoản phải thu cao có thể chỉ ra rằng công ty đang đẩy hàng tồn kho về phía khách hàng để ngụy trang cho sự sụt giảm trong nhu cầu. Tức là thay vì tồn kho, công ty bán chịu cho khách hàng, chấp nhận thời gian thu nợ chậm hơn để níu kéo khách hàng.
Hình 3.9: Biểu đồ hệ số vòng quay các khoản phải thu
Tiếp theo ta đi xem xét tình hình thu hồi các khoản phải thu từ khách hàng, đây là khoản mục lớn nhất trong các khoản phải thu ngắn hạn.
Bảng 3.21: Bảng hệ số vòng quay các khoản phải thu khách hàng
Chỉ tiêu Đvt 2012 2013 2014
Doanh thu thuần VNĐ 395.331.906.551 352.945.537.934 391.251.935.913 Phải thu khách
hàng bình quân VNĐ 88.713.646.547 87.422.921.300 82.163.571.488 Vòng quay các
khoản phải thu khách hàng
Vòng 4,46 4,04 4,76
(Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2012 đến 2014)
Số vòng quay các khoản phải thu khách hàng giảm từ 4,46 vòng trong năm 2012 xuống còn 4,04 vòng năm 2013 do doanh thu thuần của Công ty giảm mạnh còn phải thu khách hàng bình quân giảm không đáng kể. Sang năm 2014, doanh thu thuần tăng mạnh còn phải thu khách hàng lại giảm nên số vòng quay cải thiện đáng kể, lên tới 4,76 vòng. Dẫn đến điều này là do thị trƣờng trở nên sôi động hơn, tiêu thụ tăng, và Công ty cũng đƣa ra nhiều biện pháp thu hồi nợ, tích cực giải quyết nợ ứ đọng tránh lãng phí vốn.
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Bảng 3.22: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Chỉ tiêu Đvt Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1. Doanh thu thuần VNĐ 395.331.906.551 352.945.537.934 391.251.935.913 2. TSCĐ đầu kỳ VNĐ 66.128.763.150 58.132.324.839 54.943.736.285 3. TSCĐ cuối kỳ VNĐ 58.132.324.839 54.943.736.285 54.259.563.398 4. TSCĐ bình quân VNĐ 62.130.543.995 56.538.030.562 54.601.649.842 5. Hiệu quả sử
dụng TSCĐ Lần 6,36 6,24 7,17
(Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2012 đến 2014)
Từ số liệu tính toán cho 3 năm ta thấy với 1 đồng TSCĐ tạo ra 6,36 đồng doanh thu vào năm 2012, và năm 2013 và 2014 lần lƣợt là 6,24 đồng và 7,17 đồng. Hiệu quả của năm 2013 giảm so với năm 2012 vì trong năm 2013 doanh thu thuần giảm mạnh còn TSCĐ bình quân giảm với tốc độ chậm hơn. Năm 2014, do đang trong giai đoạn tiêu thụ hàng hóa khó khăn nên Công ty hạn chế đầu tƣ mua sắm mới TSCĐ nên TSCĐ bình quân giảm, nhƣng doanh thu tăng cùng với sự phục hồi của thị trƣờng, dẫn đến hiệu quả sử dụng TSCĐ tăng khá mạnh.
Bảng 3.23: Bảng so sánh hiệu quả sử dụng TSCĐ Đvt: lần Đvt: lần Doanh nghiệp 2012 2013 2014 CTCP Sơn Á Đông 9,71 12,23 12,72 CTCP Sơn Hải Phòng 5,90 5,82 6,07 CTCP L.Q Joton 6,36 6,24 7,17
(Nguồn: Báo cáo tài chính các Công ty từ 2012 đến 2014)
Từ các bản báo cáo tài chính của các Công ty ta thấy, quy mô TSCĐ của CTCP Sơn Á Đông nhỏ hơn nhiều CTCP L.Q Joton nhƣng doanh thu thuần trong
các năm 2012 – 2014 lại khá tƣơng đƣơng nhau, điều này làm cho hệ số hiệu quả sử dụng TSCĐ của CTCP Sơn Á Đông cao hơn nhiều so với CTCP L.Q Joton.
Hình 3.11: Biểu đồ hiệu quả sử dụng TSCĐ
Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Bảng 3.24: Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu Đvt Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1.Doanh thu thuần VNĐ 395.331.906.551 352.945.537.934 391.251.935.913 2.TSNH đầu kỳ VNĐ 259.440.694.154 281.563.791.991 272.537.412.235 3.TSNH cuối kỳ VNĐ 281.563.791.991 272.537.412.235 273.700.050.633 4.TSNH bình quân VNĐ 270.502.243.073 277.050.602.113 273.118.731.434 5. Hiệu quả sử
dụng TSNH Lần 1,46 1,27 1,43
(Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2012 đến 2014)
Từ bảng phân tích, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty có xu hƣớng giảm. Cụ thể năm 2012 là 1,46 sang năm 2013 và 2014 lần lƣợt là 1,27 và 1,43. Năm 2013, với một đồng tài sản ngắn hạn đƣợc đầu tƣ doanh nghiệp tạo ra
1,27 đồng doanh thu giảm 0,19 đồng so với năm 2012. Năm 2014, hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn tăng 0,16 đồng so với năm 2013 nhƣng vẫn thấp hơn năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2014 so với năm 2013 thì tỷ lệ tăng của doanh thu lớn hơn tỷ lệ tăng của tài sản ngắn hạn.
Hình 3.12: Biểu đồ hiệu quả sử dụng TSNH
Ta lập bảng so sánh hệ số hiệu quả sử dụng TSNH của Công ty so với mức trung bình ngành và các công ty khác trong ngành:
Bảng 3.25: Bảng so sánh hiệu quả sử dụng TSNH Đvt: lần Đvt: lần Ngành/ Doanh nghiệp 2012 2013 2014 Ngành Vật liệu xây dựng 2,16 2,34 2,45 CTCP Sơn Á Đông 3,43 3,95 3,53 CTCP Sơn Hải Phòng 1,74 1,88 2,03 CTCP L.Q Joton 1,46 1,27 1,43 (Nguồn: www.cophieu68.vn)
Dễ nhận thấy hiệu quả sử dụng TSNH của Công ty cổ phần L.Q Joton là thấp nhất khi so với 2 công ty cùng ngành cũng nhƣ mức trung bình chung của ngành. Điều này xảy ra vì Công ty có tỷ trọng TSNH lớn trong cơ cấu tổng tài sản, lớn hơn nhiều so với quy mô TSNH của 2 công ty so sánh trong bảng trên, nhƣng doanh thu
thuần của 3 công ty lại không chênh lệch lớn, làm cho tỷ số doanh thu thuần trên TSNH của Công ty cổ phần L.Q Joton nhỏ hơn nhiều. Nhƣ vậy hiệu quả sử dụng