Kinh nghiệm xuất khẩu gạo của một số nước trên thế giới trong bối cảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu gạo của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 33 - 41)

1.1 .Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.4 Thị trường xuất khẩu gạo thế giới và kinh nghiệm xuất khẩu gạo của một

1.4.2 Kinh nghiệm xuất khẩu gạo của một số nước trên thế giới trong bối cảnh

cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

1.4.2.1 Kinh nghiệm xuất khẩu gạo của Thái Lan

Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu đầu những năm 1970, đến nay hàng nông sản của Thái Lan đã tạo được uy tín và được tiêu thụ trên 100 quốc gia trên khắp thế giới. Trong đó, gạo là mặt hàng xuất khẩu chiến lược và tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn nhất trong số 12 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của quốc gia này. Những năm gần đây, lượng gạo xuất khẩu trung bình của Thái Lan đạt từ 8,8 triệu tấn/ năm, giá trị xuất khẩu gần 2 tỷ USD, lượng gạo và kim ngạch xuất khẩu gạo của Thái gấp 2 lần so với nước đứng ở vị trí thứ hai là Việt Nam.

Để đạt được những thành tựu trên trước hết là nhờ vào chính sách đổi mới của chính phủ Thái Lan đối với ngành nông nghiệp nói chung và ngành gạo nói riêng, thực hiện chiến lược sản xuất nông nghiệp theo hướng công

nghiệp và xuất khẩu, hình thành những khu vực công nghiệp chế biến nông sản. Quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp sẽ tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến nông sản tăng mạnh, nâng cao giá trị hàng nông sản. Đối với mặt hàng lúa gạo, chính phủ Thái Lan đã dành sự quan tâm hàng đầu tới việc hỗ trợ sản xuất và giữ giá lúa gạo sao cho có lợi cho người sản xuất. Trong các chính sách nông nghiệp của chính phủ thì chính sách phát triển nông nghiệp, bảo hộ và khuyến khích xuất khẩu mang tính quyết định đến sự tăng trưởng của nông nghiệp Thái Lan, cụ thể các chính sách sau đã được áp dụng:

* Chính sách khuyến khích xuất khẩu:

Chính phủ Thái Lan không cạnh tranh với các thương nhân xuất khẩu gạo và các thương nhân này được tự do tham gia thị trường xuất khẩu gạo thế giới thông qua các biện pháp khuyến khích như: không thu thuế xuất khẩu, bỏ chế độ hạn ngạch, xuất khẩu chỉ phải nộp thuế lợi tức nếu có, khi cần thiết chính phủ có thể tham gia định hướng thị trường chủ yếu, can thiệp để ký được những hợp đồng lớn…

* Chính sách trợ cấp xuất khẩu:

Trong lịch trình đàm phán gia nhập WTO, Thái Lan không đưa ra vấn đề trợ cấp xuất khẩu hàng nông sản, tuy nhiên với tư cách là một nước đang phát triển, Thái Lan vẫn được phép tiến hành các hoạt động trợ cấp trong phạm vi cho phép để giảm bớt các chi phí vận tải nội địa và quốc tế, các chi phí Maketing. Ngoài ra, trong hoạt động xuất khẩu, chính phủ áp dụng 2 giải pháp quan trọng:

 Đối với một số nước nhập khẩu gạo Thái Lan có khả năng thanh toán hạn chế, chính phủ Thái Lan cấp tín dụng xuất khẩu dưới dạng nhập khẩu gạo trả tiền chậm cho các tập đoàn xuất khẩu của Thái Lan.

 Trong trường hợp cần đáp ứng nhanh yêu cầu của khách hàng, chính phủ cho phép Ngân hàng nhà nước và hợp tác xã ứng trước tiền cho các nhà xuất khẩu với điều kiện các nhà xuất khẩu phải cam kết có đủ hàng giao trong một thời gian ngắn để đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu gạo.

* Chính sách trợ giá nông sản:

Để đảm bảo lợi ích cho người sản xuất, chính phủ định hướng giá sàn bằng chi phí sản xuất cộng 20% lợi nhuận và công bố công khai để toàn dân biết. Để duy trì được mức giá sàn này chính phủ phải áp dụng các biện pháp như giảm cung lúc giá xuống thấp hơn giá sàn, bằng cách mua một phần lúa gạo với giá mua phát ra thường cao hơn giá sàn khoảng 5 – 6% nhằm tạo tâm lý thực hiện chính sách của chính phủ. Giá cả do vậy mà sẽ có sự thay đổi linh hoạt, tuy nhiên vẫn nhằm thực hiện những mục tiêu chủ yếu của chính sách này, đó là:

 Bảo đảm giá nơi sản xuất có lợi cho người sản xuất và giá bán lẻ thấp có lợi cho người tiêu dùng.

 Ổn định giá nông sản thị trường trong nước

 Hạn chế sự ảnh hưởng của biến động giá nông sản trên thị trường thế giới đối với giá trên thị trường nội địa.

Bên cạnh những chính sách khuyến khích và hỗ trợ người nông dân nâng cao tính cạnh tranh của nông sản trên thị trường thế giới thì vấn đề liên quan đến “tính mềm” như đào tạo kỹ thuật, nâng cao nhận thức người nông dân được coi trọng hướng đến. Có thể nhận thấy trong những năm qua, nhiều trường đại học, cao đẳng và các khóa học tại chỗ về kỹ thuật canh tác, chuyển giao công nghệ được mở rộng với nhiều ưu đãi nhằm thu hút và nâng cao trình độ nguồn nhân lực nông nghiệp. Một số trường đại học của Thái Lan đã đầu tư thiết bị thí nghiệm, mời chuyên gia từ những nước đi đầu trong nghiên cứu nông nghiệp đồng thời tạo cơ chế đãi ngộ cho nhiều nghiên cứu sinh trẻ

sang các trường đại học ở Mỹ, Nhật và Châu Âu. Chính những con người này đang tạo nên những biến chuyển mạnh mẽ và sắc thái mới đối với nền nông nghiệp nước này, nhờ những hướng đi đúng đắn trong đào tạo nguồn nhân lực đó nên những vùng đất hoang, địa hình đồi núi dốc và cả những vùng khô cằn không chỉ dành cho cây ngô, lúa nương mà nhiều loại lúa cao sản đã được triển khai và cho năng suất lúa cao

Nhân tố quyết định tạo nên thương hiệu cho hạt gạo Thái trên thị trường thế giới đó chính là chất lượng gạo với các ưu điểm như hạt dài trong suốt, không bạc màu, cho cơm mềm, thơm ngon và chất lượng khá đồng nhất. Có được điều đó, Thái Lan đã có chiến lược và thực hiện việc chọn lọc giống thuần trên cơ sở những giống lúa ngon đặc sản địa phương từ gần 30 năm nay, 50% diện tích trồng lúa đều sử dụng các loại giống tiêu chuẩn này và đều sản xuất theo hướng cho lúa hàng hóa chất lượng cao. Tuy nhiên, do diện tích đất nông nghiệp có hạn nên Thái Lan không thể mãi tiếp tục theo đuổi phát triển nông nghiệp theo hướng mở rộng đất canh tác, mà thay vào đó, đưa công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cải tạo đất trồng, lai tạo các giống cây trồng mới siêu năng suất có khả năng thích ứng với những vùng đất canh tác bạc màu, khô hạn. Hữu cơ hóa đất nông nghiệp thông qua sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân vi sinh và thuốc trừ sâu sinh học cải tạo đất thoái hóa, nâng cao độ màu mỡ đã triển khai trong nhiều năm qua. Điều này vừa giúp sử dụng quỹ đất hiệu quả, giảm nhập khẩu phân bón lại nâng cao xuất khẩu nông sản hữu cơ sạch.

Như vậy, có thể nói bí quyết thành công của nông dân Thái Lan chính là sự kết hợp khéo léo giữa kinh nghiệm canh tác truyền thống với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới. Bởi do điều kiện tự nhiên như địa lý, địa chất, tính chất đất trồng trọt nên nhiều vùng cần phải có những công nghệ và kỹ thuật canh tác đặc thù. Bên trong các viện nghiên cứu,

trường đại học trên khắp đất nước Thái Lan, nhà khoa học đang nghiên cứu những thế hệ cây trồng siêu năng suất, cải thiện chất lượng giống thông qua kỹ thuật chuyển gene; kỹ thuật chọn tạo, công nghệ di truyền và công nghệ nuôi cấy mô. Những “nút thắt cổ chai” trong việc nâng cao chất lượng nông sản theo hướng phát triển bền vững đã được các nhà khoa học tháo gỡ bằng công nghệ sinh học. Trong tương lai, Thái Lan được xem là đi đầu sản xuất và xuất khẩu vi sinh vật cho nông nghiệp. Với việc cơ giới hóa nông nghiệp, đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng công nghệ sinh học đã đáp ứng được tôn chỉ mà chính phủ Thái đặt ra là sản xuất nông sản sạch, chất lượng bằng công nghệ sinh học thay vì chạy theo số lượng.

1.4.2.2. Kinh nghiệm xuất khẩu gạo của Ấn Độ

Với diện tích 2 triệu km² nhưng lại phải nuôi số dân hơn 1,1 tỉ người, Ấn Độ không những cung cấp đủ lương thực nuôi dân mà còn vươn lên từ chỗ thiếu ăn trở thành quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ tư trên thế giới.

Từ những năm 70 của thế kỷ trước, Ấn Độ đã đề ra cuộc “cách mạng

xanh” lần thứ nhất, tập trung vào việc tăng khối lượng lương thực. Cuộc cách

mạng này đã diễn ra đồng bộ bao gồm: tạo giống mới năng suất cao, sử dụng phân bón rộng rãi, cải cách ruộng đất và cải tạo hệ thống thuỷ nông. Kết quả là Ấn Độ đã cung cấp đủ lương thực cho nhu cầu trong nước vào năm 1984 và 10 năm sau đó, năm 1995trở thành nước xuất khẩu gạo.

Năm 1983, Ấn Độ tiến hành cuộc “cách mạng xanh” lần thứ hai, với mục tiêu tiếp tục nghiên cứu, tạo ra các giống cây trồng có năng suất cao; áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến; mở rộng việc cung cấp các yếu tố đầu vào và dịch vụ cho nông dân.

Tuy nhiên, nhu cầu về lương thực vẫn là một đòi hỏi gay gắt, trong khi diện tích đất canh tác thì hạn chế, thiên tai và thời tiết thất thường. Vì thế, từ

năm 1991 Ấn Độ bắt đầu công cuộc cải cách toàn diện, lấy nông nghiệp làm trung tâm, một số các biện pháp được áp dụng trong cải cách đó là:

- Chính Phủ khuyến khích tăng diện tích đất canh tác lúa Basmati và lúa thường nhằm phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu tiêu dùng trong nước lẫn nâng cao khả năng xuất khẩu.

- Các thủ tục xuất khẩu được đơn giản hóa một các tối đa, giảm bớt các thủ tục hành chính. Điều này sẽ khuyến khích nhiều nhất thương nhân tham gia xuất khẩu gạo.Các chính sách tín dụng với lãi suất thấp cũng được tung ra nhằm đảm bảo cho họ có đủ nguồn vốn để tiến hành hoạt động xuất khẩu mặt hàng này.

Bên cạnh đó, Ấn Độ còn đặc biệt quan tâm đến vấn đề tri thức con người. Tại tất cả 25 bang và 7 lãnh thổ trực thuộc trung ương trên đất nước Ấn Độ đều có trường đại học nông nghiệp, những học viện nông nghiệp uy tín và lâu đời. Nơi các nhà nghiên cứu khoa học không ngừng tìm tòi, lai tạo ra các giống lúa mới chất lượng.

Không phải là đất nước có được những ưu đãi về điều kiện tự nhiên cho sản xuất nông nghiệp, hơn nữa phải đáp ứng lương thực cho nhu cầu của một đất nước đông dân. Ấn Độ đã tiên phong trong việc vận dụng sự phát triển của công nghệ sinh học trong lĩnh vực sản xuất lúa nông nghiệp. Điều này thể hiện rõ qua hai cuộc “cách mạng xanh”, thông qua việc lai tạo giống, biến đổi gen, các nhà bác học Ấn Độ đã tìm ra những loại giống thích hợp với đồng đất của từng bang. Bên cạnh đó, Ấn Độ còn áp dụng những thành tựu khoa học tiên tiến trong sản suất lúa giống, nâng cao năng suất lúa và chất lượng cho hạt gạo Ấn Độ. Một kinh nghiệm quý báu mang tính quyết định của Ấn Độ đó là sớm nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nguồn nhân lực trình độ cao, có tầm nhìn xa về nông nghiệp, lo và thực hiện nghiêm túc trong cả nước từ 6-7 thập kỷ trước.

1.4.2.3. Bài học kinh nghiệm xuất khẩu gạo cho Việt Nam

* Từ thực tiễn phát triển nông nghiệp nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng của Thái Lan, Ấn Độ, có thể rút ra những kinh nghiệm để áp dụng cho Việt Nam như sau :

Đối với những hỗ trợ từ phía chính phủ: nên chuyển từ hỗ trợ sản xuất hàng nông sản thông qua trợ giá qua khâu thu mua sang hỗ trợ trực tiếp cho người sản xuất một số nông sản chính. Trong các biện pháp bảo hộ, chính phủ luôn quan tâm tới chính sách đối với gạo, đặc biệt là chính sách giá cả nhằm đảm bảo lợi ích cho người nông dân và người tiêu dùng. Trong chính sách tín dụng hỗ trợ cho người sản xuất, nguồn vay không chính thức giữ vai trò đặc biệt trong thời kỳ đầu, khi nguồn vốn của Nhà nước và các ngân hàng, các hợp tác xã còn khan hiếm.

Tiến hành các biện pháp đồng bộ từ khâu chọn giống, tạo giống, đến kỹ thuật canh tác, chế biến sau thu hoạch gạo xuất khẩu. Trong đó, đặc biệt quan tâm tới yếu tố quan trọng gây hạn chế chất lượng gạo và công nghệ sau thu hoạch. Thóc chủ yếu được phơi nắng nên chất lượng kém, tỷ lệ hạt gẫy vỡ trong xay xát cao, ở Thái Lan, hong khô thóc được tách thành một giai đoạn riêng trong công nghệ sau thu hoạch do đó tỷ lệ hạt gãy vỡ cao nhất chỉ là 25%. Công nghệ sau thu hoạch của Việt Nam kém hiệu quả do quá tập trung vào công đoạn xay xát mà chưa quan tâm đến các công đoạn khác và một phần do việc đầu tư nâng cấp công nghệ không đem lại lợi tức cao, đây là khâu rất yếu hiện nay vì vậy trong những năm tới cần tập trung giải quyết theo các hướng : đầu tư cơ sở hạ tầng thoàn thiện công nghệ sau thu hoạch nhằm giảm tỷ lệ tổn thất xuống thấp nhất đồng thời tăng cường quản lý chất lượng gạo xuất khẩu.

* Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Sau hơn một năm thực thi các cam kết gia nhập WTO,

đã cho thấy còn không ít các hạn chế trong thực tiễn. Từ thực tiễn những tác động tới nông nghiệp Trung Quốc sau 5 năm gia nhập WTO, có thể rút ra một số kinh nghiệm đối với Việt Nam - một nước có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc:

Một là, cần đánh giá đúng mức độ tác động đối với các lĩnh vực sản xuất và tránh gây tâm trạng hoang mang cho nông dân.

Nông nghiệp là một lĩnh vực quan trọng và nhậy cảm đối với Việt Nam nên việc mở của thị trường và thực hiện cam kết trong WTO hàm chứa nhiều rủi ro như mất cân đối thu nhập, nguy cơ ô nhiễm môi trường, mất an ninh lương thực… Do đó, cần có những đánh giá đúng mức tác động của việc gia nhập WTO đối với sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, cũng cần tăng cường hỗ trợ thông tin theo hướng cung cấp cập nhật, chính xác thông tin về thị trường nông sản cho nông dân.

Hai là, chính sách phát triển nông nghiệp nên hướng vào sản xuất những nông sản Việt Nam có lợi thế so sánh.

Gia nhập WTO đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ phải tham gia vào một cuộc cạnh tranh mà thực chất là cuộc cạnh tranh giữa nông nghiệp nhỏ và nông nghiệp lớn, nông nghiệp truyền thống với nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp tập trung nhiều lao động với nông nghiệp có hàm lượng vốn và kỹ thuật cao. Đứng trước thực tế khi không còn bảo hộ sản xuất cho một nông sản nào, cách tồn tại và phát triển là phải phát huy những ngành có lợi thế so sánh hoặc ngay từ bây giờ chúng ta phải tạo ra lợi thế so sánh để tồn tại và phát triển.

Ba là, coi trọng hơn nữa tới hỗ trợ cho việc phát triển công nghiệp chế biến.

Phát triển công nghiệp chế biến tạo ra giá trị gia tăng cao, và tạo đầu ra ổn định hơn cho ngành trồng trọt. Hơn nữa việc chế biến nông sản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng đang thay đổi của thế giới sẽ gíup ta giành được thị phần cho hàng hóa của mình trên thị trường quốc tế.

Bốn là, hệ thống chính sách và quản lý liên quan tới nông nghiệp cũng cần có những thay đổi kịp thời, định hướng cho nông nghiệp chuyển đổi cơ

cấu sản xuất, xuất khẩu ….

Khi gia nhập WTO, việc phát triển các ngành có lợi thế so sánh sẽ đóng vai trò quyết định sự phát triển nông nghiệp trong tương lai. Chính phủ cần phải quan tâm hơn việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp, và có sự cân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu gạo của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)