Đổi mới cơ cấu sản xuất lúa gạo theo hướng tạo ra sản phẩm chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu gạo của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 88 - 91)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3.2 Đổi mới cơ cấu sản xuất lúa gạo theo hướng tạo ra sản phẩm chất lượng

Là một cường quốc xuất khẩu gạo, tuy nhiên sản xuất lúa gạo của Việt Nam đang gặp phải hạn chế lớn nhất về chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm cho tiêu dùng trong nước và chế biến xuất khẩu. Chất lượng gạo chưa cao, không được quản lý nghiêm ngặt là những trở ngại gây khó khăn cho việc xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Đây cũng là lý do khiến cho gạo Việt Nam chủ yếu vẫn chỉ xuất đi các thị trường dễ tính mà chưa thâm nhập được sâu vào các thị trường cao cấp khác nơi mà gạo của Thái Lan, Hoa Kỳ, Ấn Độ đang chiếm lĩnh. Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo đòi hỏi phải có những thay đổi cơ bản đầu tư cho phát triển sản xuất gạo chất lượng cao có nhiều tiềm năng xuất khẩu hơn cũng như khả năng cạnh tranh cao hơn trên thị trường thế giới thông qua một số hướng chính sau :

* Hình thành các vùng chuyên canh lúa xuất khẩu.

Nước ta vẫn chủ yếu xuất khẩu những loại gạo mà ta có chưa hẳn là xuất khẩu cái mà thị trường cần đến. Cần phải nhanh chóng quy hoạch các vùng chuyên canh lúa phục vụ xuất khẩu, chỉ có như vậy mới có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường, tăng sức cạnh tranh. Nhà nước đã xác định vùng chuyên canh lúa xuất khẩu là Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.

Quy hoạch từng vùng trồng các giống lúa khác nhau để tránh sự lai tạp giữa các loại giống cùng trồng xen lẫn trong cùng một vùng. Cũng có thể quy hoạch từng vùng lúa để phục vụ cho xuất khẩu sang thị trường có nhu cầu khác nhau, giảm diện tích gạo có chất lượng thấp, mở rộng hơn nữa diện tích gạo có chất lượng cao nhằm đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao.

Nhanh chóng hoàn thiện quy hoạch các vùng lúa xuất khẩu của cả nước và kế hoạch cụ thể trong việc ưu tiên đầu tư vốn và khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất lúa trong từng thời kỳ, nhưng phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch và kế hoạch xuất khẩu gạo của cả nước của thời kỳ đó. Trong đó cần

quan tâm giải pháp khuyến khích tích tụ và tập trung đất lúa trong vùng quy hoạch lúa xuất khẩu ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng để từng bước hiện đại hóa quy trình sản xuất lúa nhằm nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu.

* Cơ cấu lại giống lúa theo hướng nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu

cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Tăng cường đầu tư trại giống cấp tính để sản xuất đầu dòng, cung cấp cho các điểm trình diễn, câu lạc bộ, các tổ chức nhân giống sau đó cung ứng đến mọi tổ chức, cá nhân, hộ nông dân sản xuất kinh doanh giồng thương phẩm đại trà thành một mạng lưới rộng rãi, được phép mua bán, trao đổi trực tiếp với nông dân, tạo thị trường giống sôi động, đều khắp. Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, diện tích sản xuất giống chiếm 3% diện tích đại trà nên mỗi tỉnh trung bình cần khoảng trên trên 2000 hộ nông dân tham gia sản xuất lúa giống xác nhận để cung cấp cho nông dân.

Các hội đồng giống các tỉnh trồng lúa xuất khẩu xác định các giống lúa xuất khẩu phù hợp với địa phương, đặt hàng với các cơ quan khoa học sản xuất hạt siêu, mỗi trà một loại giống để nâng cao độ đồng đều của hạt lúa xuất khẩu, nguyên chủng các giống lúa xuất khẩu (OM1490, 2031, 1723, OMCS99, Ỉ64, 62032, VND95 – 20, MTL145, lúa thơm Việt Nam …)

Đối với các viện, trường, các cơ quan nghiên cứu, quản lý ở trung cương về giống lúa cần thu thập, đánh giá và bảo quản quỳ gen ưu việt, có lợi thế so sánh để cung cấp nguyên liệu cho việc tạo giống có năng suất cao, chất lượng tốt kết hợp giữa chọn tạo giống ở trong nước với nhập nội giống mới cùng với phương tiện công nghệ hiện đại nhằm tranh thủ thời gian trong công tác tạo giống.

Dùng kinh phí khuyến nông để mở nhiều đợt tập huấn, hội thảo, tham quan, trình diễn, chuyển giao kỹ thuật…nhằm phổ cập và nâng cao kiến thức

về giống cho nông dân : do các phương tiện thông tin đại chúng kết hợp với các tổ chức , hợp tác xã, hộ nông dân và các tổ chức quần chúng để tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu giống lúa.

Có cơ chế chính sách về quản lý, sản xuất lúa giống, khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong nước và liên doanh với nước ngoài được phép sản xuất và kinh doanh lúa giống, có đăng ký và chịu sự quản lý của Nhà nước như miễn giảm thuế, trợ giá giồng gốc, bản quyền tác giả về gióng, về hợp tác quốc tế xuất nhập khẩu giống.

* Nâng cao kỹ thuật canh tác

Cần cử cán bộ chuyên môn xuống cấp xã để truyền đạt kỹ thuật. Hướng dẫn canh tác cho các hộ nông dân trồng lúa xuất khẩu theo quy trình đã biên soạn trước cho từng loại giống lúa. Các quy trình này thông qua hoạt động thực tiễn phải được thường xuyên nâng cao cho phù hợp.

Đổi mới chính sách ruộng đất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân canh tác theo hướng tăng cả về diện tích gieo trồng, năng suất cũng như chất lượng lúa.

Như vậy, tạo ra sản phẩm gạo có chất lượng cao không chỉ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo mà còn là hàng rào hữu hiệu bảo vệ khả năng gây bệnh từ sản phẩm nước ngoài. Chính vì vây, việc tạo ra sản phẩm có chất lượng cao là một con đường tất yếu để Việt Nam hội nhập thành công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu gạo của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)