Tình hình sản xuất gạo của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu gạo của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 50)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Tình hình sản xuất gạo của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2016

Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa có chiều dài bờ biển lên tới 3000km, địa hình phức tạp nhiều sông núi, do đó hình thành nhiều vùng canh tác lúa khác nhau. Căn cứ vào điệu kiện tự nhiên, tập quán canh tác, sự hình thành mùa vụ và phương pháp gieo trồng, nghề trồng lúa nước được hình thành và chia ra là 3 vùng chính: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng ven biển miền Trung và đồng bằng Nam Bộ.

Đơn vị: nghìn ha Năm Tổng diện tích Diện tích lúa Đông - Xuân Diện tích lúa Hè – Thu Diện tích lúa Mùa 2008 7.400,2 3.013,1 2.368,7 2.018,4 2009 7.437,2 3.060,9 2.358,4 2.017,9 2010 7.489,4 3.085,9 2.436,0 1.967,5 2011 7.655,4 3.096,8 2.589,5 1.969,1 2012 7.761,2 3.124,3 2.659,1 1.977,8 2013 7.899,4 3.140,7 2.773,3 1.985,4 2014 7.996,2 3.151,6 2.760,1 2.084,5 2015 7.892,2 3.112,2 1.851,4 2.928,6 2016 7.680,5 3.050,2 2.930,1 1.700,2 Nguồn: Tổng cục thống kê

Bảng 3.1: Diện tích gieo trồng lúa cả nƣớc

Đơn vị: Tạ/ha

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Năng

suất 52,3 52,4 53,4 55,4 56,4 55,8 57,7 49 58,5

Nguồn: Tổng cục thống kê

Đơn vị: nghìn tấn

Năm Tổng sản lượng Sản lượng lúa Đông - Xuân Sản lượng lúa Hè –Thu Sản lượng lúa Mùa 2008 38.729,8 18.326,9 11.395,7 9.007,2 2009 38.950,2 18.695,8 11.212,2 9.042,2 2010 40.005,6 19.216,8 11.686,1 9.102,7 2011 42.398,5 19.778,3 13.402,9 9.217,3 2012 43.737,8 20.291,9 13.958,0 9.487,9 2013 44.076,1 20.237,5 14.455,1 9.383,5 2014 44.957,6 21.047 14.480 9.430,6 2015 45.092,5 20.988,2 14.850 9.254,3 2016 44.491 20.435 16.621 8.245 Nguồn: Tổng cục thống kê

Bảng 3.3: Sản lƣợng gạo của Việt Nam

Trong giai đoạn 2008 – 2016 tổng diện tích trồng lúa tăng đều qua các năm, diện tích đất trồng cho vụ Đông – Xuân chiếm nhiều nhất so với vụ Hè – Thu và vụ Mùa.

Nhìn chung sản xuất lúa của Việt Nam không ngừng tăng về diện tích gieo trồng, sản lượng và năng suất nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tổng hòa các yếu tố giống mới, phân bón thủy lợi và kỹ thuật canh tác lúa. Tuy nhiên bước sang năm 2015 tổng diện tích giảm 104 nghìn ha so với năm 2014 do bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã quyết định chuyển đổi những diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô vì ngô cũng là loại lương thực quan trọng ở Việt nam, đứng sau lúa gạo. Mặc dù diện tích đất trồng lúa 6 tháng đầu năm 2015 giảm nhưng do áp dụng kỹ thuật thâm canh lúa nên năng suất đạt giá trị khá cao là 49 tạ/ha nên tổng sản lượng lúa tăng lên 45.092,5 nghìn tấn cao hơn 0,3% so với năm 2014.

Sản xuất gạo năm 2016 giảm cả về diện tích gieo trồng và sản lượng, đặc biệt là ở miền Nam.

STT Tên doanh nghiệp Địa chỉ

1 Công ty CP Tân Đồng Tiến

1056 Quốc lộ 1, khu phố Quyết Thắng 1, phường Khánh Hậu, TP. Tân An, tỉnh Long An

2 Công ty Lương thực Long An

10 đường Cử Luyện, phường 5, TP. Tân An, tỉnh Long An

3 Công ty TNHH MTV

XNK Kiên Giang

67-68 Lạc Hồng, phường Vĩnh Lạc, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang

4

Công ty TNHH Lương thực - Thực phẩm Long An

237 Nguyễn An Ninh, phường 3, TP. Tân An, tỉnh Long An

5 Công ty CP Xây lắp CK và LTTP (Mecofood)

29 đường Nguyễn Thị Bảy, phường 6, TP. Tân An, tỉnh Long An Website: www.mecofood.com.vn 6 Công ty TNHH Đa Năng Ấp 1 xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An 7 Công ty CP TM Hồng Trang

77A Hùng Vương, phường 1, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long

8 Công ty CP XNK

Thuận Minh

76 Trần Minh Quyền, P.11, Q.10, TP. HCM Website: www.thuanminh.com.vn

9 Công ty CP Đầu tư Vinh Phát

P.608, Cao Ốc 7/1 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.Hồ Chí Minh

Website: www.vinhphat.com

10 Công ty CP Quốc tế Gia 177/24 Đường 3/2, P.11, Q.10, TP. HCM Website: http://giaic.com/vi

11 Công ty TNHH Hưng Cúc

Số 02B, phố Lý Bôn, P.Tiên Phong, TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình Website: http://gaohungcuc.com/ 12 Công ty CP XNK nông sản thực phẩm An Giang

25/40 Trần Hưng Đạo, P. Mỹ Thới, TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang

Website: http://afiex.com.vn/vi/ 13 Công ty TNHH Lương

thực Tấn Vương

Ấp Nhơn Hòa, xã Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

Website: http://tvfood.com.vn/ 14 Công ty TNHH Khiêm

Thanh

Ấp Long Hòa 2, xã Long Hòa, Phú Tân, An Giang

15 Công ty CP XNK Thịnh Phú An Giang

Khóm Long Thạnh, P. Long Châu, TX. Tân Châu, tỉnh An Giang

Website: http://thinhphuangiang. com/ 16 Công ty CP XNK An

Giang

Số 1 Ngô Gia Tự, phường Long Xuyên, tỉnh An Giang

Website: www.angimex.com.vn 17 Công ty CP Du lịch An

Giang

80E Trần Hưng Đạo, phường Mỹ Xuyên, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang

Website: www.angiangtourimex.vn

18 Công ty CP Hiệp Lợi 116B Mậu Thân, phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ 19 Công ty CP Gentraco

121 Nguyễn Thái Học, phường Thốt Nốt, quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ

Website: www.gentraco.com.vn 20 Công ty Lương thực

Sông Hậu

ờng Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ Website: www.songhaufood.com. vn 21 Công ty TNHH Phát Tài 69 Quốc lộ 80 ấp Bình Phú Quới, thị trấn Lấp Vò, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp Website: www.phattairice.com.vn 22 Công ty Lương thực Đồng Tháp

Số 531 quốc lộ 30, xã Mỹ Tân, TP. Cao Lãnh, 23tỉnh Đồng Tháp

23 Công ty TNHH Lương thực Ngọc Đồng

Ấp An Hòa, xã Định An, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp

24

Công ty TNHH 1TV KD&XX Lúa gạo Cẩm Nguyên

Cụm CNDVTM Trường Xuân, ấp 4, xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp

25 Công ty TNHH Việt Hưng

Khu phố Cầu Xéo, xã Hậu Thành, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang

Website: www.viethungfood.com. vn 26 Công ty Lương thực

Tiền Giang

256 Khu phố 2, phường 10, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

Website: www.tigifood.com 27 Tổng Công ty Lương

thực miền Bắc

Số 6 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Website: www.vinafood1.com.vn

Nguồn: Bộ công thương Việt Nam

Bảng 3.4: Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo uy tín năm 2015-2016 3.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008-2016

3.2.1 Kim ngạch xuất khẩu gạo Việt nam giai đoạn 2008 – 2016

Gạo là mặt hàng chủ lực của Việt Nam và trong ¼ thế kỷ qua đã đứng thứ hạng cao trên thế giới, góp phần vào đảm bảo an ninh lương thực. Trong rất nhiều năm xuất khẩu lúa gạo, Việt Nam luôn đứng ở vị trí thứ 2 sau Thái

Lan về sản lượng gạo xuất khẩu. Từ năm 2013, Việt Nam tụt xuống vị trí thứ 3 sau Thái Lan và Ấn Độ.

Nguồn: trademap, Tổng cục Hải quan

Biểu đồ 3.1. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008-2015

Qua số liệu thống kê, có thể thấy kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2015 có nhiều biến động. Tổng giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam ra thế giới liên tục tăng trong giai đoạn 2008-2012, từ 2,66 tỷ USD lên 3,67 tỷ USD. Trong năm này, gạo Viêt Nam phải chịu sự cạnh tranh từ Ấn Độ nên quý I/2012 giảm mạnh do gái trong nước ở mức cao. Nhưng từ tháng 3/2012 vào vụ thu hoạch Đông - Xuân sản lượng tăng lên, Việt Nam đã quay lại thị trường cạnh tranh với Ấn Độ, đẩy mạnh tiến độ xuất khẩu đến cuối năm và đạt kết quả vượt mức là 8.016100 tấn đáp ứng được các yêu cầu đề ra là tiêu thụ kịp thời sản lượng hàng hóa của nông dân, giữ ổn định giá lúa gạo trong nước.

Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm xuống còn 2,92 tỷ USD (giảm 750 triệu USD so với năm trước). Đến năm 2014, giá trị xuất khẩu gạo có tăng nhưng không đáng kể, chỉ ở mức 2,95 tỷ USD (tăng 30 triệu USD).

Đơn vị tính: Số lượng 1.000 tấn; Kim ngạch: Triệu USD

Tên mặt hàng

NĂM 2015 NĂM 2016 2016 tăng/ giảm so với năm 2015 (%)

Số lượng ngạch Kim Tỷ trọng (%) Số lượng ngạch Kim Tỷ trọng (%) Số lượng ngạch Kim Gạo 6.575 2.799 1,73 4.836 2.172 1,23 -26,5 -22,4

Trích: Báo cáo xuất nhập khẩu – Bộ Công thương VN

Bảng 3.5: So sánh số liệu xuất khẩu gạo năm 2015 – 2016

Từ đầu năm 2015 đến nay, xuất khẩu gạo gặp khó khăn và suy giảm về sản lượng lẫn giá trị. Năm 2015, xuất khẩu đạt 6,6 triệu tấn giá trị xuất khẩu đạt 2,8 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 1,73%, giảm 8,6% về khối lượng và 13% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong năm 2016, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 4,88 triệu tấn gạo; thu về 2,2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 1,23%; giảm 25,8% về lượng và 21,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Chỉ tính riêng trong tháng 12; đã có 399,000 tấn gạo trị giá 181 triệu USD được xuất ra nước ngoài.

=> Qua số liệu thể hiện ở bảng so sánh cho thấy năm 2016 số lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm 26,5 triệu tấn, tương đương giảm 22,4 triệu USD so với năm 2015

3.2.2 Chất lượng và chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2016 2008 – 2016

Hiện nay trên thế giới thì Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ và Pakistan đều là những quốc gia nằm ở vị trí hàng đầu trong những nước xuất khẩu gạo. Việt Nam giữ vị trí số 3 về xuất khẩu nhưng giá trị còn thấp hầu như đứng sau Thái Lan và Ấn Độ.

Về chủng loại và chất lượng gạo, theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, gạo cao cấp chiếm 21,08% (1,331 triệu tấn), gạo cấp trung bình chiếm 31,78% (2,013 triệu tấn), gạo cấp thấp chiếm 11,58% (732 nghìn tấn).

Gạo thơm các loại chiếm 20,62%, nếp chiếm 10,09%, tấm chiếm 2,52%, gạo đồ chiếm 1,29% còn lại là các loại gạo khác. Hiện có khoảng 50 loại giá quốc tế cho các chủng loại gạo khác nhau. Hiện nay gạo thơm có giá cao nhất, đây là loại gạo phổ biến được xuất khẩu bởi Thái Lan và Ấn Độ. Tiếp theo là gạo trắng hạt dài chất lượng cao (5% tấm) rồi đến gạo trắng hạt dài chất lương thấp (chứa 25% tấm), gạo đồ và gạo tấm.

Nhìn chung chất lượng và giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam đều thấp hơn so với các nước, do các nguyên nhân sau:

Việt Nam chưa xuất khẩu được nhiều những giống có chất lượng gạo thơm ngon nổi tiếng trong nước như: Nàng thơm Chợ Đào, Nàng Nhen thơm, Huyết rồng,… Gạo thơm Việt Nam đang xuất khẩu hầu hết đều có nguồn gốc nước ngoài ví dụ: Jasmine 85, Khaodak Mal, DS 10,… nên việc xây dựng thương hiệu cũng gặp nhiều khó khăn.

Chúng ta chưa xây dựng được thương hiệu cho gạo trắng cũng như gạo thơm nói riêng cho từng giống như các nước Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan đã có. Chúng ta chỉ có thương hiệu chung là gạo trắng, hạt dài bao nhiêu phần trăm tấm cho cả gạo thơm và gạo trắng thường. Vì vậy, chất lượng gạo kém do lẫn tạp nhiều giống khác nhau, trong đó có những giống chất lượng thấp.

Chúng ta chưa đa dạng hóa sản phẩm gạo xuất khẩu mà hầu hết chỉ là gạo trắng phẩm cấp trung bình, ít gạo thơm và chưa nhiều dạng gạo đồ, hay nếp trong khi đó Thái Lan xuất khẩu rất đa dạng sản phẩm có thương hiệu riêng.

Trình độ kỹ thuật được sử dụng trong sản xuất chế biến lúa gạo có được cải tiến tuy nhiên áp dụng chưa đồng đều, đa số công nghệ xay xát còn non yếu và lạc hậu, tỷ lệ hạt gãy cao, tỷ lệ thủy phần (lượng nước) thường vượt quá mức do năng lực phơi sấy còn hạn chế… dẫn đến ẩm mốc, khó bảo quản dẫn đến tình trạng cùng chủng loại với sản phẩm của quốc gia khác nhất là Thái Lan nhưng phẩm cấp gạo của Việt Nam vẫn ở mức thấp hơn.

Theo thống kê của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA), tính từ năm 2012 đến tháng 8/2016, có 16 doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam bán sang thị trường này bị trả về với tổng số 412 container, tương ứng gần 10.000 tấn gạo bị trả về.

Loại gạo bị phía Mỹ trả về có isoprothiolane, hexaconazole, acetamiprid, chlorpyripos…là các hoạt chất có trong thuốc bảo vệ thực vật được Việt Nam cho phép sử dụng để trị các bệnh cho lúa như đạo ôn, lem lép hạt, sâu đục thân.

Theo Bộ NN&PTNT, trong 9 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đã bỏ ra 496 triệu USD để nhập thuốc trừ sâu và nguyên liệu từ Trung Quốc, chiếm hơn 49%. Một số doanh nghiệp cũng không kiểm soát được nguồn thuốc bảo vệ thực vât nhập khẩu.

Cũng theo báo cáo của VFA, 6 tháng đầu năm 2016, đã có hơn 500 container gạo thơm của Việt Nam bị đối tác trả về do không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Thực tế trong những năm 2016 có rất nhiều đơn hàng xuất khẩu gạo thơm của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo có tiếng tăm qua các thị trường đã bị trả về vì bị dư lượng thuốc BVTV, phải bán trong nội địa.

Gần đây nhất, Bộ NN&PTNT đã quyết định cho tạm dừng xuất khẩu gạo sang thị trường Mỹ vì có dư lương thuốc bảo vệ thực vật vượt mức.

Theo nguồn tin từ báo Đất Việt, những doanh nghiệp xuất khẩu gạo bị trả về không xây dựng được vùng nguyên liệu riêng, chủ yếu đi gom gạo trôi nổi từ các thương lái, thu mua gạo không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng, rồi chế biến lại và xuất đi.

Xét về hình thức, mẫu mã các loại gạo không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cũng đẹp không kém già gạo tiêu chuẩn. Tuy nhiên, với cách thức thu mua ồ ạt trôi nổi thì không thể kiểm soát được chất lượng, không khẳng định được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong gạo là thiếu hay thừa hay đủ nên mới có tình trạng xuất đi và bị trả về.

Việc làm của các doanh nghiệp này gây ảnh hưởng rất lớn tới uy tín cũng như sự ổn định của gạo Việt cũng như các doanh nghiệp làm ăn chân chính muốn mở rộng thị trường gạo sang Mỹ.

Cuối tháng 5/2016, Bộ NN&PTNT cùng với Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm và kiểm dịch Trung Quốc đã ký kết nghị định về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với việc xuất khẩu gạo và cám gạo từ Việt Nam sang Trung Quốc. Mục đích của việc ký kết là nhằm đảm bảo an toàn cho việc nhập khẩu gạo Việt Nam vào Trung Quốc, ngăn chặn sinh vật gây hại xâm nhập.

Tuy nhiên, dù được xông trùng, kiểm dịch tại Việt Nam nhưng khi gạo đến thị trường Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục được kiểm dịch lại. Nếu nước này phát hiện gạo có sinh vật gây hại thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải tốn thêm chi phí để khắc phục.

3.2.3 Thị trường và giá cả gạo xuất khẩu của Việt Nam 3.2.3.1 Các thị trường chính tiêu thụ gạo Việt Nam 3.2.3.1 Các thị trường chính tiêu thụ gạo Việt Nam

Giá trị nhập khẩu gạo Việt Nam của Trung Quốc từ 8,2 triệu USD năm 2009 tăng vọt lên 902,2 triệu USD năm 2012. Những năm tiếp theo, nhìn chung xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc vẫn tiến triển tốt và Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 3 năm liên tiếp từ năm 2014 cho đến nay. Năm 2014, Trung Quốc nhập khẩu 2,09 triệu tấn, trị giá 891,19 triệu USD (chiếm 31,64% về lượng và 30,16% tổng kim ngạch). Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Trung tâm xúc tiến đầu tư-thương mại và hội chợ triển lãm Cần Thơ, bảy tháng đầu năm 2015 xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2014 (giảm 7,2% về khối lượng và giảm 12,46% về giá trị). Nguyên nhân là do quốc gia này đẩy mạnh kiểm soát và ngăn chặn nhập khẩu lậu qua biên giới và ảnh hưởng đến tiêu thụ gạo của Việt Nam. Chính sách của họ thay đổi liên tục, cấp hạn ngạch cho gạo rất nhỏ giọt và rất chậm, dẫn đến xuất khẩu

gạo của Việt Nam vào thị trường này suy giảm đến 30% ở quý I năm 2015 (Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh). Mặt khác, Trung Quốc tăng cường nhập khẩu chính thức từ nhiều nguồn cung với giá thấp nên nhiều khả năng xuất khẩu gạo Việt Nam vào Trung Quốc sẽ sụt giảm trong năm tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu gạo của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)