Chất lượng và chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu gạo của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 55 - 58)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008-2016

3.2.2 Chất lượng và chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn

2008 – 2016

Hiện nay trên thế giới thì Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ và Pakistan đều là những quốc gia nằm ở vị trí hàng đầu trong những nước xuất khẩu gạo. Việt Nam giữ vị trí số 3 về xuất khẩu nhưng giá trị còn thấp hầu như đứng sau Thái Lan và Ấn Độ.

Về chủng loại và chất lượng gạo, theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, gạo cao cấp chiếm 21,08% (1,331 triệu tấn), gạo cấp trung bình chiếm 31,78% (2,013 triệu tấn), gạo cấp thấp chiếm 11,58% (732 nghìn tấn).

Gạo thơm các loại chiếm 20,62%, nếp chiếm 10,09%, tấm chiếm 2,52%, gạo đồ chiếm 1,29% còn lại là các loại gạo khác. Hiện có khoảng 50 loại giá quốc tế cho các chủng loại gạo khác nhau. Hiện nay gạo thơm có giá cao nhất, đây là loại gạo phổ biến được xuất khẩu bởi Thái Lan và Ấn Độ. Tiếp theo là gạo trắng hạt dài chất lượng cao (5% tấm) rồi đến gạo trắng hạt dài chất lương thấp (chứa 25% tấm), gạo đồ và gạo tấm.

Nhìn chung chất lượng và giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam đều thấp hơn so với các nước, do các nguyên nhân sau:

Việt Nam chưa xuất khẩu được nhiều những giống có chất lượng gạo thơm ngon nổi tiếng trong nước như: Nàng thơm Chợ Đào, Nàng Nhen thơm, Huyết rồng,… Gạo thơm Việt Nam đang xuất khẩu hầu hết đều có nguồn gốc nước ngoài ví dụ: Jasmine 85, Khaodak Mal, DS 10,… nên việc xây dựng thương hiệu cũng gặp nhiều khó khăn.

Chúng ta chưa xây dựng được thương hiệu cho gạo trắng cũng như gạo thơm nói riêng cho từng giống như các nước Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan đã có. Chúng ta chỉ có thương hiệu chung là gạo trắng, hạt dài bao nhiêu phần trăm tấm cho cả gạo thơm và gạo trắng thường. Vì vậy, chất lượng gạo kém do lẫn tạp nhiều giống khác nhau, trong đó có những giống chất lượng thấp.

Chúng ta chưa đa dạng hóa sản phẩm gạo xuất khẩu mà hầu hết chỉ là gạo trắng phẩm cấp trung bình, ít gạo thơm và chưa nhiều dạng gạo đồ, hay nếp trong khi đó Thái Lan xuất khẩu rất đa dạng sản phẩm có thương hiệu riêng.

Trình độ kỹ thuật được sử dụng trong sản xuất chế biến lúa gạo có được cải tiến tuy nhiên áp dụng chưa đồng đều, đa số công nghệ xay xát còn non yếu và lạc hậu, tỷ lệ hạt gãy cao, tỷ lệ thủy phần (lượng nước) thường vượt quá mức do năng lực phơi sấy còn hạn chế… dẫn đến ẩm mốc, khó bảo quản dẫn đến tình trạng cùng chủng loại với sản phẩm của quốc gia khác nhất là Thái Lan nhưng phẩm cấp gạo của Việt Nam vẫn ở mức thấp hơn.

Theo thống kê của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA), tính từ năm 2012 đến tháng 8/2016, có 16 doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam bán sang thị trường này bị trả về với tổng số 412 container, tương ứng gần 10.000 tấn gạo bị trả về.

Loại gạo bị phía Mỹ trả về có isoprothiolane, hexaconazole, acetamiprid, chlorpyripos…là các hoạt chất có trong thuốc bảo vệ thực vật được Việt Nam cho phép sử dụng để trị các bệnh cho lúa như đạo ôn, lem lép hạt, sâu đục thân.

Theo Bộ NN&PTNT, trong 9 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đã bỏ ra 496 triệu USD để nhập thuốc trừ sâu và nguyên liệu từ Trung Quốc, chiếm hơn 49%. Một số doanh nghiệp cũng không kiểm soát được nguồn thuốc bảo vệ thực vât nhập khẩu.

Cũng theo báo cáo của VFA, 6 tháng đầu năm 2016, đã có hơn 500 container gạo thơm của Việt Nam bị đối tác trả về do không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Thực tế trong những năm 2016 có rất nhiều đơn hàng xuất khẩu gạo thơm của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo có tiếng tăm qua các thị trường đã bị trả về vì bị dư lượng thuốc BVTV, phải bán trong nội địa.

Gần đây nhất, Bộ NN&PTNT đã quyết định cho tạm dừng xuất khẩu gạo sang thị trường Mỹ vì có dư lương thuốc bảo vệ thực vật vượt mức.

Theo nguồn tin từ báo Đất Việt, những doanh nghiệp xuất khẩu gạo bị trả về không xây dựng được vùng nguyên liệu riêng, chủ yếu đi gom gạo trôi nổi từ các thương lái, thu mua gạo không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng, rồi chế biến lại và xuất đi.

Xét về hình thức, mẫu mã các loại gạo không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cũng đẹp không kém già gạo tiêu chuẩn. Tuy nhiên, với cách thức thu mua ồ ạt trôi nổi thì không thể kiểm soát được chất lượng, không khẳng định được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong gạo là thiếu hay thừa hay đủ nên mới có tình trạng xuất đi và bị trả về.

Việc làm của các doanh nghiệp này gây ảnh hưởng rất lớn tới uy tín cũng như sự ổn định của gạo Việt cũng như các doanh nghiệp làm ăn chân chính muốn mở rộng thị trường gạo sang Mỹ.

Cuối tháng 5/2016, Bộ NN&PTNT cùng với Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm và kiểm dịch Trung Quốc đã ký kết nghị định về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với việc xuất khẩu gạo và cám gạo từ Việt Nam sang Trung Quốc. Mục đích của việc ký kết là nhằm đảm bảo an toàn cho việc nhập khẩu gạo Việt Nam vào Trung Quốc, ngăn chặn sinh vật gây hại xâm nhập.

Tuy nhiên, dù được xông trùng, kiểm dịch tại Việt Nam nhưng khi gạo đến thị trường Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục được kiểm dịch lại. Nếu nước này phát hiện gạo có sinh vật gây hại thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải tốn thêm chi phí để khắc phục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu gạo của việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)