CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2008-2016
3.2.3 Thị trường và giá cả gạo xuất khẩu của Việt Nam
3.2.3.1 Các thị trường chính tiêu thụ gạo Việt Nam
Giá trị nhập khẩu gạo Việt Nam của Trung Quốc từ 8,2 triệu USD năm 2009 tăng vọt lên 902,2 triệu USD năm 2012. Những năm tiếp theo, nhìn chung xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc vẫn tiến triển tốt và Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 3 năm liên tiếp từ năm 2014 cho đến nay. Năm 2014, Trung Quốc nhập khẩu 2,09 triệu tấn, trị giá 891,19 triệu USD (chiếm 31,64% về lượng và 30,16% tổng kim ngạch). Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Trung tâm xúc tiến đầu tư-thương mại và hội chợ triển lãm Cần Thơ, bảy tháng đầu năm 2015 xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2014 (giảm 7,2% về khối lượng và giảm 12,46% về giá trị). Nguyên nhân là do quốc gia này đẩy mạnh kiểm soát và ngăn chặn nhập khẩu lậu qua biên giới và ảnh hưởng đến tiêu thụ gạo của Việt Nam. Chính sách của họ thay đổi liên tục, cấp hạn ngạch cho gạo rất nhỏ giọt và rất chậm, dẫn đến xuất khẩu
gạo của Việt Nam vào thị trường này suy giảm đến 30% ở quý I năm 2015 (Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh). Mặt khác, Trung Quốc tăng cường nhập khẩu chính thức từ nhiều nguồn cung với giá thấp nên nhiều khả năng xuất khẩu gạo Việt Nam vào Trung Quốc sẽ sụt giảm trong năm tới.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung Quốc vẫn dẫn đầu những nước nhập khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2016 với 53% thị phần. 9 tháng đầu năm 2016 xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 1,35 triệu tấn và 613,8 triệu USD, giảm 23% về khối lượng và giảm 13,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Hiện nay, Ghana là thị trường xuất khẩu gạo trọng điểm lớn thứ 2 của Việt Nam sau Trung Quốc. Chỉ tính riêng mặt hàng gạo, năm 2016 Việt Nam xuất khẩu sang Ghana đạt 245 triệu USD, tăng 32% so với năm 2015, chiếm 82% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Ghana
Nguồn: Cục thống kê
Biểu đồ 3.2: Các thị trƣờng nhập khẩu gạo của Việt Nam 2016
Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Philipines không ổn định qua các năm. Giai đoạn 2010 - 2013, giá trị gạo xuất khẩu của
Việt Nam sang thị trường này giảm mạnh từ 0,94 tỷ USD xuống còn 0,22 tỷ USD (giảm 23,76%). Đáng chú ý là trong năm 2014 mặc dù xuất khẩu gạo sang phần lớn các thị trường bị sụt giảm cả về lượng và kim ngạch so với năm 2013, nhưng xuất khẩu lại tăng rất mạnh ở thị trường Philippines (chiếm 21,17% về lượng và chiếm 20,59% về kim ngạch) với mức tăng 168% về lượng và 170% về giá trị so với năm 2013. Với mức tăng này Philippines vươn lên đứng vị trí thứ hai về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2015, Philippines nhập khẩu 427.607 tấn gạo của Việt Nam; cùng với đó ngày 17/9/2015, Việt Nam trúng thầu cung cấp 450.000 tấn gạo cho Philippines với giá 426,6 USD một tấn. Có thể thấy, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Philipines vẫn tiếp tục khởi sắc.
Châu Phi là thị trường tiêu thụ gạo của Việt Nam đứng thứ 3 với lượng tiêu thụ tương đối ổn định và có xu hướng tăng dần qua các năm. Trong đó, Bờ Biển Ngà (Côte d’lvoire) và Ghana là hai quốc gia nhập khẩu gạo của Việt Nam lớn nhất khu vực. Từ năm 2010 đến năm 2013, giá trị xuất khẩu gạo sang 2 quốc gia này liên tục tăng và có sự giảm nhẹ vào năm 2014. Tuy nhiên, theo báo cáo sơ bộ năm 2015 của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo sang 2 thị trường này đều có sự tăng trưởng cả về lượng và giá trị. Bờ Biển Ngà có sự tăng trưởng đột biến với 85,1% về lượng và 75,06% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Nguyên nhân xuất khẩu gạo sang châu Phi tăng mạnh là do giá bán gạo rẻ hơn so với các đối thủ Thái Lan, Ấn Độ. Mặt khác, gạo thơm và gạo chất lượng cao đang được xuất khẩu ngày càng nhiều vào thị trường châu Phi thay vì chỉ tập trung vào gạo trắng thường như trước đây. Xuất khẩu gạo sang thị trường này 8 tháng đầu năm 2016 đạt 343.000 tấn.
Thị trường khu vực châu Á (trừ Trung Đông) chiếm 65,3% tổng lượng gạo xuất khẩu, kim ngạch giảm 34,7% so với năm 2015; châu Phi chiếm 16,8%, kim ngạch giảm 9%, châu Mỹ chiếm 9,66%, kim ngạch tăng 7,1%,
châu Đại Dương chiếm 4,5%, kim ngạch tăng 50%, châu Âu chiếm 1,7%, kim ngạch giảm 25,6%, thị trường Trung Đông chiếm gần 2% (tăng 36%) so với năm 2015. Xuất khẩu gạo sụt giảm đáng kể tại các thị trường truyền thống trọng điểm (thị trường Trung Quốc giảm 8,6%, Philippines giảm 64,1%, Malaysia giảm 45, 5%, Indonesia giảm 51,8%, Bờ biển Ngà giảm 21,1%). Tuy nhiên, sụt giảm là bức tranh chung của thương mại gạo thế giới trong năm 2016, không riêng Việt Nam. Năm 2016, các nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới đều bị sụt giảm kim ngạch xuất khẩu gạo như Thái Lan giảm 1,73% (đạt 9,63 triệu tấn), Ấn Độ giảm 6,76% (đạt 10,20 triệu tấn) so với năm 2015. Riêng Pakistan đạt 4,2 triệu tấn (tăng 6,06%), Campuchia đạt 0,54 triệu tấn, tăng 0,7% so với năm 2015, song cũng không đạt kế hoạch đề ra.
3.2.3.2 Giá cả gạo xuất khẩu của Việt Nam
- Giá gạo xuất khẩu của VN qua các năm
Nhìn chung, những năm qua giá gạo xuất khẩu của Việt Nam có nhiều biến động, tăng giảm qua các năm và có xu hướng ngày càng giảm.
0 100 200 300 400 500 600 28/01/2008 12/01/2009 02/07/2009 08/02/2010 11/08/2010 15/09/2010 12/10/2010 03/12/2010 27/12/2010 20/01/2011 22/02/2011 12/03/2011 20/03//2011 24/03/2011 22/12/2011 09/04/2012 10/10/2012 27/12/2012 06/02/2013 18/07/2013 28/07/2014. 01/06/2015 25/09/2015 USD/tấn
Thời gian có hiệu lực
gạo 5% tấm gạo 25% tấm
Nguồn: Hiệp hội Lương thực Việt Nam
Biểu đồ 3.3: Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2008-2015 (điều kiện FOB cảng Việt Nam, đóng gói 50kg/bao)
Năm 2011, giá gạo xuất khẩu trung bình đạt mức cao nhất, vào khoảng 514 USD/tấn. Đây cũng là thời điểm gạo xuất khẩu của Việt Nam có mức sản lượng cao nhất là 7,72 triệu tấn, tương đương 2,92 tỷ USD trong giai đoạn 2009 – 2014. Từ năm 2012 đến nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng giảm mạnh. Vào thời điểm ngày 01/06/2015, gạo 25% tấn ấn định ở mức giá 350USD/tấn, giảm 60USD/tấn so với thời kỳ trước đó và tiếp tục giảm thêm 10USD/tấn vào ngày 25/09/2015.
Theo trang Thông tin lúa gạo Oryza, gạo Việt Nam hiện đang có mức giá thấp nhất trong rổ gạo xuất khẩu thế giới và vẫn đang trên đà giảm giá. Cụ thể, ngày 15/05/2015, loại gạo 5% tấm Việt Nam có giá từ 350-360 USD/tấn, thấp hơn gạo cùng loại của Ấn Độ 20 USD/tấn, thấp hơn gạo Pakistan khoảng 20-40 USD/tấn. Gạo 25% tấm của Việt Nam ở mức giá 330-340USD/tấn, thấp hơn gạo 25% tấm của Ấn Độ 14-15 USD/tấn và thấp hơn 15 USD/tấn so với gạo cùng loại của Pakistan.
Giá gạo thế giới ngày 15/5/2015 tính theo Giá FOB (USD/tấn)
Gạo trắng hạt dài cấp thấp Gạo trắng hạt dài cao cấp Thái Lan 350-360
Thái Lan 100% B 380-390 Việt Nam 25% 330-340
Việt Nam 5% 350-360 Ấn Độ 25% 344-355 Ấn Độ 5% 370-380 Pakistan 25% 345-355 Pakistan 5% 370-400 Campuchia 25% 410-420 Myanmar 5% 415-425 Mỹ 15% tấm 460-470 Campuchia 5% 430-440 Gạo tấm Mỹ 4% tấm 470-480 Thái Lan A1 Super 315-325
Gạo thơm hạt dài Việt Nam 305-315
Thái Lan Homrmali 92% 875-885 Pakistan 290-300
Việt Nam Jasmine 490-500
Capuchia A1
Super 350-360
Campuchia Phka Malis 815-825 Ấn Độ 270-280
Nguồn: Thông tin lúa gạo Oryza
Trên thị trường châu Á, giá gạo Thái Lan thiết lập mức cao 2 năm vào những ngày cuối tháng 5/2016 do sản lượng gạo sụt giảm bởi hạn hán, giá gạo Việt Nam cũng tăng nhẹ mặc dù nhu cầu nhập khẩu yếu do Trung Quốc đã giảm lượng mua qua biên giới. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Trung Quốc vừa phát động chiến dịch đấu tranh chống buôn lậu gạo qua biên giới phía nam từ ngày 26/3/2016. Dự đoán nhu cầu tiêu thụ gạo ở Đông Nam Á sẽ giảm khi chính quyền mới của Phi-lip-pin hạn chế cho phép các nhà nhập khẩu tư nhân nhập khẩu gạo.
Biểu đồ 3.4: So sánh biến động giá gạo xuất khẩu Thái Lan, Việt nam tháng 5/2016
Tại Việt Nam, gạo 5% tấm chế biến từ gạo vụ Đông Xuân mới, tăng lên 380 – 385 USD/tấn (FOB cảng Sài Gòn) trong tuần này đối với hàng giao ngay, và ở mức 370 – 375 USD/tấn đối với hàng giao tháng 7-8/2016, pha trộn với gạo vụ Hè Thu. Theo số liệu của Reuters, mức giá 385 USD/tấn là mức cao nhất kể từ ngày 20/4/2016.
Năm 2016, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam có nhiều biến động. Giá chào xuất khẩu gạo 5% tấm đạt mức cao nhất khoảng 385 USD/tấn, mức thấp
nhất khoảng 345 USD/tấn. So với giá gạo các nước trong khu vực, giá gạo xuất khẩu Việt Nam thấp hơn của Thái Lan khoảng 5-10 USD/tấn nhưng cao hơn giá gạo của Ấn Độ, Pakistan khoảng 5 USD/tấn (cùng chủng loại gạo).
Có nhiều nguyên nhân khiến gạo xuất khẩu của Việt Nam bị đánh giá thấp: Thứ nhất, do áp lực cạnh tranh gay gắt cả về giá cả và chất lượng từ phía các cường quốc xuất khẩu gạo như Thái Lan, Ấn Độ, Campuchia và Pakistan sẽ là thách thức đối với việc xuất khẩu gạo của Việt Nam. Gạo Việt Nam đang và sẽ tiếp tục bị cạnh tranh mạnh ở mọi phân khúc và hầu khắp các thị trường, kể cả châu Phi - thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ ba của Việt Nam (năm 2014). Việc Thái Lan xả kho 17 triệu tấn gạo của chương trình dự trữ trước kia; cùng với đó là mùa thu hoạch mới lại tới ở nhiều quốc gia xuất khẩu chủ chốt, trong đó có Thái Lan càng làm gia tăng áp lực xả hàng. Việc Myanmar gia nhập thị trường xuất khẩu cũng gia tăng sức ép giảm giá đối với gạo xuất khẩu của Việt Nam.
Thứ hai, bản thân các nước nhập khẩu cũng khuyến khích nông dân tăng sản lượng lúa gạo, bảo đảm an ninh lương thực, không lệ thuộc vào việc nhập khẩu lúa gạo. Đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thừa nguồn cung. Chính tình trạng sản xuất thừa đang tạo áp lực lớn cho thị trường và càng làm giá gạo sụt giảm.
Thứ ba là do chất lượng gạo thấp. Xuất phát từ tập quán canh tác, nông dân Việt Nam sản xuất 2 - 3 vụ/năm. Thời gian sinh trưởng ngắn đã khiến chất lượng gạo không đảm bảo.
Thứ tư, đứng ở góc độ doanh nghiệp, hầu hết doanh nghiệp Việt có quy mô vừa và nhỏ, năng lực vốn thấp, sức chịu đựng yếu, đi vay ngân hàng từ 3- 4 tháng với mức lãi suất thực tế còn cao, khả năng tiếp cận vốn khó. Khi đến hạn trả nợ, do vốn không nhiều, lại sợ bị đưa vào “danh sách đen” nên doanh nghiệp phải bán hàng với giá thấp để trả nợ ngân hàng. Đây cũng là một nguyên nhân khiến giá gạo của Việt Nam ở mức thấp.
Thứ năm, do sự thiếu chủ động đối với đầu ra của gạo xuất khẩu. Hiện nay Việt Nam có 2 kênh bán hàng: một là theo các hợp đồng Chính phủ, hai là bán theo các hợp đồng thương mại. Từ năm 2012 trở về trước, hợp đồng Chính phủ đóng vai trò quan trọng, thường chiếm đến 50% hợp đồng xuất khẩu, nên trong việc mua tạm trữ, có thể chủ động được giá bao tiêu. Chính nhờ 50% tỉ trọng các hợp đồng Chính phủ này mà các nhà điều hành kiểm soát được thị trường, giữ đối trọng với thương nhân và giữ được giá thị trường thương mại, ít nhất cũng phải tương đương với giá hợp đồng tập trung. Tuy nhiên, từ năm 2012 trở lại đây, Việt Nam bị mất đối trọng này do các hợp đồng tập trung bị cắt giảm mạnh. Điều này cũng góp phần khiến giá gạo Việt Nam xuống thấp.
=> Xuất khẩu gạo trong năm 2016 sụt giảm do một số nguyên nhân:
- Nguồn cung gạo thế giới dư thừa, áp lực kế hoạch giải phóng lượng gạo tồn kho hàng chục triệu tấn của Thái Lan đã tạo tâm lý thị trường bất lợi lên thị trường thương mại gạo thế giới cả năm 2016.
- Các thị trường trọng điểm truyển thống của Việt Nam tiếp tục tăng cường chính sách tự cung cấp lương thực, giảm nhập khẩu (Philippines), đẩy mạnh nhập khẩu theo kênh thương mại để đa dạng hóa nguồn cung, tận dụng cạnh tranh về giá.
- Thị trường Trung Quốc tiếp tục diễn biến không thuận lợi do Trung Quốc tăng cường quan hệ thương mại gạo với các nước xuất khẩu khác (Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Lào) để tìm cách đa dạng hóa nguồn cung cấp. - Tác động ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến nguồn gạo hàng hóa xuất khẩu.
Tuy vậy, xuất khẩu gạo năm 2016 cũng đã đạt được những kết quả quan trọng đã góp phần quan trọng tiêu thụ kịp thời thóc, gạo hàng hóa với giá tương đối ổn định, có lợi cho người nông dân, cụ thể là:
- Giá xuất khẩu gạo tăng Theo số liệu thống kê của VFA, so với cùng kỳ năm 2015, giá FOB gạo xuất khẩu bình quân tăng 17,68 USD/tấn; giúp bảo đảm ổn định giá cả trong nước có lợi cho người nông dân.
- Xuất khẩu tăng trưởng tại nhiều thị trường Thị trường châu Mỹ đạt 351.645 tấn, tăng 2,36%; Trung Đông đạt 73.436 tấn, tăng 30,48% và châu Đại Dương đạt 133.951 tấn, tăng 40,36%. Thị trường Indonesia đạt 413.122 tấn, tăng 2.408%; Cuba đạt 314.517 tấn, tăng 9,44%; Ghana đạt 338.401 tấn, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm trước.
- Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng gạo nếp, thơm, giảm tỷ trong gạo cấp thấp: Gạo thơm các loại đạt 1,096 triệu tấn (chiếm 29,36%, tăng 1,12%); gạo nếp đạt 718.938 tấn (chiếm 19,27%, tăng 91,18%); gạo cấp thấp đạt 299.490 tấn (chiếm 8,03%, giảm 39,27%).
- Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nỗ lực đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất Các doanh nghiệp đầu tư hoàn thiện kho chứa, cơ sở xay xát, áp dụng công nghệ xay xát, bảo quản, chế biến thóc, gạo, vừa góp phần nâng cao chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm cho sản phẩm gạo, từng bước xây dựng các sản phẩm thương hiệu gạo của doanh nghiệp tại thị trường nội địa và thị trường quốc tế, đồng thời đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của các nước nhập khẩu.