CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quá trình hình thành và phát triển chính sách tài chính đối với đất đai ở Việt
3.1.2. Giai đoạn từ năm 1993 đến trước khi ban hành Luật Đất đai 2003
Trong giai đoạn này, thực hiện việc quản lý đất đai theo cơ chế thị trường, cụ thể hóa các quy định trong Hiến pháp năm 1992 khi ghi nhận quyền sở hữu toàn dân về đất đai (Điều 17) và thừa nhận quyền sử dụng đất là tài sản được phép chuyển dịch (Điều 18 Hiến pháp 1992 quy định “Các hộ
gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất sử dụng ổn định, lâu dài và được được thực hiện quyền chuyển quyền sử dụng đất cho nhau”), ngày 14/7/1993
Quốc hội khóa IX đã thông qua Luật đất đai năm 1993. Tiếp đó, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 1993 đã được ban hành (trong đó có vấn đề giá đất và các vấn đề tài chính về đất đai). Vấn đề giá đất và các vấn đề tài chính về đất đai được quy định một cách tương đối cụ thể và chi tiết so với trước đây.
- Vấn đề giá đất: Luật đất đai năm 1993 lần đầu tiên đề cập về vấn đề giá đất nhằm điều chỉnh mối quan hệ tài chính giữa Nhà nước và người sử dụng đất. Các quy định này được quy định tại Điều 12 – Luật đất đai năm 1993 và tại Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 2001 và được cụ thể hóa tại Nghị định số 80/1993/NĐ-CP ngày 6/11/1993 quy định về khung giá các loại đất để “tính thuế chuyển quyền sử dụng đất,
tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại về đất khi thu hồi”. Sau
đó, Nghị định số 80/1993/NĐ-CP được thay thế bằng Nghị định số 87/1994/NĐ-CP quy định khung giá các loại đất và Nghị định 17/1998/NĐ- CP (21/3/1998) sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 Nghị định 87/1994/NĐ-CP. Theo các văn bản này, Chính phủ có thẩm quyền xác định nguyên tắc chung,
mục đích của giá đất; UBND cấp tỉnh có thẩm quyền xác định giá đất cụ thể tại địa phương.
- Vấn đề thuế sử dụng đất: Ở nước ta, hệ thống thuế thời kỳ này gồm có ba loại thuế: Thuế nhà, đất; Thuế sử dụng đất nông nghiệp và Thuế chuyển quyền sử dụng đất.
+ Thuế nhà, đất: Các quy định của Pháp lệnh thuế nhà đất năm 1992 vẫn còn hiệu lực; tuy nhiên, Pháp lệnh thuế nhà, đất được sửa đổi, bổ sung một số điều vào ngày 19/5/1994 và được quy định chi tiết tại Nghị định 94/1994/NĐ-CP (25/8/1994). Các quy định này một mặt tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với việc sử dụng đất, tạo nguồn thu cho NSNN; mặt khác, khuyến khích các chủ thể sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm và đạt hiệu quả kinh tế cao.
+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp: Ngày 10/7/1993, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa IX đã thông qua Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp thay thế cho các sắc thuế nông nghiệp trước kia nay đã không còn phù hợp. Tiếp đó, Chính phủ ban hành Nghị định 74/1993/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp. Cùng với Pháp lệnh thuế bổ sung đối với hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp vượt quá hạn mức diện tích được thông qua ngày 15/3/1994 và Nghị định 84/1994/NĐ-CP (ban hành ngày 08/8/1994) quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này đã tạo cơ sở pháp lý tương đối hoàn chỉnh cho việc điều tiết nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất của người sử dụng đất nông nghiệp.
+ Thuế chuyển quyền sử dụng đất: Ở nước ta đất đai thuộc sở hữu toàn dân; Nhà nước thực hiện việc giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài. Vì vậy, người sử dụng đất chỉ có quyền sử dụng đất. Trong nền kinh tế thị trường, quyền sử dụng đất được coi là một loại hàng hóa đặc biệt và có thể được trao đổi, chuyển nhượng trên thị trường. Để thực hiện vai trò quản lý đất đai, Nhà nước đã ban hành Luật thuế chuyển quyền sử
dụng đất năm 1994 (được Quốc hội thông qua ngày 22/5/1994); sau đó được sửa đổi, bổ sung bằng Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất năm 1999. Cụ thể hóa các quy định của Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất, Chính phủ ban hành Nghị định 19/2000/NĐ-CP ngày 08/6/2000. Theo quy định của các văn bản pháp luật này, việc thu thuế chỉ được tính theo tỷ lệ % trên toàn bộ giá trị đất chuyển quyền mà chưa đề cập tới mức thuế suất lũy tiến tính theo tỷ lệ lợi nhuận lớn thu được từ chuyển quyền sử dụng đất, nên chưa có tác dụng ngăn chặn một cách hiệu quả các trường hợp đầu cơ đất đai, mua bán đất kiếm lời. Do đó các khoản thu từ việc chuyển quyền sử dụng đất vào NSNN vẫn ở mức độ khiêm tốn. Ví dụ: Năm 2000, Nhà nước mới chỉ thu được 213 tỷ đồng thuế chuyển quyền sử dụng đất (số liệu Quyết toán thu NSNN năm 2000 của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định số13/2002/QĐ-BTC ngày 07/02/2002 của Bộ trưởng Bộ tài chính).
- Về tiền sử dụng đất: Trong nền kinh tế thị trường khi quyền sử dụng đất được xác định là một loại quyền tài sản, thì khi người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì họ cũng phải trả cho Nhà nước một khoản tiền sử dụng đất hay nói cách khác là thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. Việc thu tiền sử dụng đất được thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 89/1994/NĐ-CP (ban hành ngày 17/8/1994) về thu tiền sử dụng đất và lệ phí địa chính; Nghị định số 44/1996/NĐ-CP (ban hành ngày 03/8/1996) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/1994/NĐ-CP; Điều 22a Luật đất đai sửa đổi, bổ sung năm 1998. Tuy nhiên, các quy định về thu tiền sử dụng đất theo các văn bản này còn tồn tại một số bất cập như chưa bao quát hết các đối tượng phải nộp tiền sử dụng đất; các khoản thu tiền sử dụng đất vào ngân sách còn hạn chế. Chính vì vậy, sự ra đời của Nghị định số 38/2000/NĐ-CP và Thông tư số
115/2000/TT-BTC (ban hành ngày 11/12/2000) hướng dẫn thi hành Nghị định số 38/2000/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất đã khắc phục được những hạn chế trên.
- Vấn đề phí và lệ phí: Theo quy định của pháp luật, Nhà nước thực hiện áp dụng hai loại lệ phí trong lĩnh vực đất đai; đó là lệ phí trước bạ và lệ phí địa chính. Chế độ thu hai loại lệ phí này được quy định tại Nghị định số 176/1999/NĐ-CP ngày 21/12/1999 về lệ phí trước bạ và Nghị định số 89/1994/NĐ-CP ngày 17/8/1994 về thu tiền sử dụng đất và lệ phí địa chính, được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 44/1996/NĐ-CP ngày 03/8/1996. Việc ra đời các quy định về lệ phí trước bạ và lệ phí địa chính góp phần động viên làm tăng nguồn thu cho NSNN.
Thời điểm Luật đất đai 1993 được ban hành, vấn đề tài chính đất đai đã được quy định một cách tương đối cụ thể và chi tiết hơn. Việc thừa nhận đất đai có giá trị biểu hiện ở giá đất đã đưa quyền sử dụng đất trở thành một loại tài sản đặc biệt, từ đó đã góp phần hình thành nên một loại thuế mới là thuế chuyển quyền sử dụng đất và xuất hiện các khái niệm như giao đất có thu tiền sử dụng đất và thuê đất. Tuy nhiên, các quy định về tài chính đất đai trong Luật đất đai 1993 vẫn chỉ dừng lại ở những quy định trong nghĩa vụ của người sử dụng đất được ghi nhận một cách mơ hồ và không được coi trọng. Việc quản lý đất đai dựa trên các phương thức kinh tế vẫn chưa được thể hiện một cách cụ thể và hệ thống. Theo đó, các quy định về tài chính đất đai trong Luật này chưa bao quát hết các đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ do đó khoản thu vào NSNN còn hạn chế.