Cơ sở lý luận về chính sách tài chính đối với đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính đất đai của việt nam (Trang 25 - 27)

4. Kết cấu của luận văn

1.2. Cơ sở lý luận về chính sách tài chính đất đai

1.2.2. Cơ sở lý luận về chính sách tài chính đối với đất đai

Các chính sách và quy định về tài chính đối với đất đai được ra đời dựa trên những cơ sở lý luận chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, khi chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, dưới tác

động của các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, Nhà nước đã tiến hành xóa bỏ sự bao cấp về giá đất và chuyển sang áp dụng cơ chế giá trị trong quản lý đất đai. Điều đó có nghĩa là trong điều kiện nền kinh tế thị trường, Nhà nước muốn quản lý đất đai có hiệu quả thì không chỉ sử dụng các phương thức quản lý chính trị - hành chính thuần túy mà phải áp dụng các biện pháp mang tính kinh tế thông qua việc xác định giá đất và các vấn đề tài chính về đất đai.

Thứ hai, mặc dù về nguồn gốc phát sinh, đất đai là tài nguyên do thiên

không có giá trị vì chưa có lao động của con người. Tuy nhiên, khi nói về giá trị của hàng hóa, C.Mác phân tích rõ bản chất của giá trị là biểu hiện quan hệ giữa người với người, vì vậy giá trị là phạm trù lịch sử, nó gắn liền với nền sản xuất hàng hóa, là tiền đề của nền kinh tế thị trường ngày nay. Trong lịch sử loài người, để biến đất đai thành của cải vật chất phục vụ cho cuộc sống, cha ông ta đã không ngừng lao động, bồi bổ, cải tạo, đầu tư biến đất đai nguyên thủy thành đất có nhiều giá trị sử dụng khác nhau như ngày nay; và cũng để giữ gìn non sông, bờ cõi của đất nước, cha ông ta đã đổ bao mồ hôi, công sức lẫn xương máu. Đất đai mà chúng ta ngày nay có được là cả một quá trình lao động lâu dài. Như vậy, đất đai phải được xác định giá trị vì có lao động xã hội kết tinh. Hơn thế nữa, giá trị của đất ngày nay không phải do lao động của một người hay của một thế hệ mà do nhiều thế hệ đi trước; vì thế những hàng hóa thông thường thì giá trị có xu hướng giảm do tiến bộ kỹ thuật làm giảm lao động hao phí, nhưng giá trị đất đai có xu hướng ngày càng tăng

Thứ ba, với mục tiêu xây dựng thành công nền kinh tế thị trường theo

định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, một yêu cầu bắt buộc là các yếu tố mang tính chất “đầu vào” của nền kinh tế thị trường cần được hoàn thiện như thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ…. Trong số đó, thị trường bất động sản tuy đã có những bước phát triển mạnh mẽ về quy mô, cơ cấu, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy kinh tế - xã hội cả nước phát triển, phát huy các nguồn vốn trong xã hội, thu hút đầu tư nước ngoài, làm thay đổi bộ mặt kinh tế đất nước, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước… nhưng việc vận hành thị trường bất động sản trên thực tế đã và đang tồn tại nhiều bất cập, đặc biệt là sự thiếu công khai, minh bạch các thông tin về giá đất, tiêu biểu là việc khung giá đất không sát với thực tế, quá chênh lệch với giá đất thực tế trên thị trường. Do đó, muốn xác lập và vận hành thị trường bất động sản hay

xa hơn nữa là xây dựng thành công nền kinh tế thị trường thì trước hết phải xác định đúng vấn đề giá đất và các vấn đề tài chính về đất đai.

Thứ tư, hiện nay trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” thì đất đai giữ một vai trò chủ yếu tạo động lực to lớn để phát triển đất nước. Để thực hiện vai trò này của mình trên thực tế thì đất phải được xác định rõ giá trị để từ đó, bản thân Nhà nước và những người sử dụng đất phải xây dựng mối quan hệ về tài chính đối với đất đai. Chỉ có thông qua phương thức này mới biến tiềm năng của đất đai thành tư liệu sản xuất tạo ra động lực cho việc đầu tư, thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài chính đất đai của việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)