Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.2.5. Nhóm giải pháp khác
4.2.5.1. Nâng cao nhận thức về phát triển công nghiệp theo hướng bền vững và năng lực thực hiện phát triển công nghiệp theo hướng bền vững của đội ngũ doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp ở tỉnh Hà Nam
Hiện nay, tình trạng năng lực và trình độ nhận thức của hầu hết các doanh nghiệp còn hết sức hạn chế. Trong khi đó, vấn đề phát triển công nghiệp theo hướng bền vững lại chính do các chủ thể này thực hiện. Do đó, nhóm giải pháp này có giá trị lớn đối với phát triển công nghiệp theo hướng bền vững ở Hà Nam hiện nay.
Một là, nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về phát triển công nghiệp theo hướng bền vững:
- Đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, giáo dục để các doanh nghiệp hiểu rõ phát triển công nghiệp theo hướng bền vững là một đòi hỏi sống còn của doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay.
- Tăng cường công tác truyền thông về vai trò của các tiêu chuẩn Quốc tế về công nghiệp như: ISO 14000 (hệ thống quản lý chất lượng môi trường) áp dụng cho doanh nghiệp, ISO 14020 áp dụng cho mô hình sản xuất sạch hơn…
- Giáo dục trách nhiệm về xã hội và môi trường để nâng cao văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp.
Hai là, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn:
- Mở các lớp đào tạo cho đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp về các nội dung của xây dựng chiến lược kinh doanh.
- Hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực tìm kiếm thông tin thị trường.
kết trong nội bộ địa phương và các tỉnh lân cận.
Ba là, tạo điều kiện cho thị trường khoa học công nghệ phát triển.
- Tăng cường công tác quản lý thị trường để bảo hộ Quyền sở hữu trí tuệ. Sở Khoa học và Công nghệ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp xác lập quyền sở hữu công nghiệp trong và ngoài nước, thể chế hoá đầy đủ các quy định trong luật Sở hữu trí tuệ, luật Chuyển giao khoa học công nghệ theo hướng dễ tiếp cận.
Tiếp tục đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công như: dịch vụ thông tin thị trường công nghệ, dịch vụ đăng ký cấp chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ…mở rộng và tổ chức thường xuyên Chợ thiết bị công nghệ để tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp, các tổ chức nghiên cứu có điều kiện gặp gỡ, ký kết các hợp đồng mua bán công nghệ và hợp tác nghiên cứu.
- Hàng năm dành 30% kinh phí phát triển khoa học công nghệ của tỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới quy trình công nghệ, sản xuất sản phẩm mới, xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, xây dựng thương hiệu hàng hoá, ưu tiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn.
- Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và cơ chế quản lý khoa học công nghệ sang cơ chế thị trường.
Bốn là, đẩy mạnh gắn kết giữa khoa học công nghệ với sản xuất.
- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh phí để thiết kế đề tài, dự án nghiên cứu công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường vào sản xuất, kinh phí tư vấn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và kinh phí tư vấn, lệ phí quốc gia cho việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, hoặc kiểu dáng công nghiệp của doanh nghiệp trong tỉnh.
- Đối với các dự án công nghệ phần mềm, sản xuất Chips điện tử có công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, dự án có mức độ tự động hoá cao tỉnh cần tạo mọi điều kiện thuận lợi và áp dụng những cơ chế ưu đãi nhất như: vốn, hỗ trợ hạ tầng, đào tạo lao động…để dự án đi vào hoạt động.
- Đổi mới và nâng cao công nghệ của các cơ sở hiện có, kiểm soát chuyển giao công nghệ chặt chẽ, lựa chọn công nghệ tiên tiến, đầu tư dây chuyền máy móc
thiết bị mới hiện đại. Có chính sách miễn giảm thuế cho doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị sản xuất sản phẩm chất lượng cao, thay thế hàng nhập khẩu.
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chủ lực được tham gia vào các chương trình phát triển khoa học công nghệ của Bộ Công thương, Bộ Khoa học Công nghệ và chương trình khoa học công nghệ của tỉnh Hà Nam.
- Xã hội hoá việc chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ, đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi những tiến bộ khoa học công nghệ thông qua các phương tiện truyền thông của tỉnh, các chương trình phổ biến kiến thức khoa học trong lĩnh vực sản xuất.
Năm là, hoàn thiện chính sách thu hút công nghệ từ FDI theo yêu cầu phát triển bền vững công nghiệp.
Xây dựng chiến lược thu hút FDI trên cơ sở quy hoạch phát triển bền vững công nghiệp của tỉnh Hà Nam.
4.2.5.2. Nhóm giải pháp về cải thiện môi trường kinh doanh thuận lợi để công nghiệp tăng trưởng bền vững
Một là, chính sách đầu tư:
Cùng với chủ trương chung của cả nước, tỉnh cần tiếp tục quá trình cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hoàn thiện cơ chế chính sách ưu đãi thu hút đầu tư như: giá thuê đất, hỗ trợ tiền bồi thường và san lấp mặt bằng, hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động tỉnh, hỗ trợ xây dựng hạ tầng… Các chính sách này, một mặt hấp dẫn, thu hút doanh nghiệp, nhưng mặt khác phải đảm bảo phù hợp với pháp luật và các chính sách, quy định hiện hành của cả nước, phù hợp với thông lệ quốc tế. Hà Nam cần làm một số việc như sau:
- Hỗ trợ mức cao nhất về ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất ngành dệt may - da giày về khu vực nông thôn.
- Hỗ trợ mức cao nhất theo quy chế Quỹ hỗ trợ xúc tiến thương mại đẩy mạnh xuất khẩu của tỉnh cho việc khảo sát, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu, các hoạt động tư vấn xuất khẩu, đào tạo cán bộ kinh doanh xuất khẩu, chi phí tham gia hội chợ triển lãm hàng xuất khẩu và chí phí cho quảng bá thương hiệu và
sản phẩm xuất khẩu trong và ngoài nước.
- Hàng năm cơ sở sản xuất được hỗ trợ kinh phí thuê gian hàng 1 lần để tham gia hội chợ hàng công nghiệp Việt Nam.
Bên cạnh đó, tỉnh cần hết sức chú trọng đầu tư xây dựng hoàn thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông - vận tải, điện năng, cấp nước và các dịch vụ ngân hàng, bưu điện, bảo hiểm …)
Hai là, về chính sách thị trường:
- Để mở rộng và tìm kiếm thị trường có hiệu quả, cần coi trọng và đáp ứng tốt các nhu cầu của thị trường trong nước, đặc biệt là nhu cầu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; chú ý đến thị trường nông thôn rộng lớn để tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh về giá cả, về mẫu mã, thị hiếu người tiêu dùng.
- Cần củng cố lại mạng lưới thương nghiệp, phát triển chợ nông thôn, phát triển các trung tâm thương mại ở các thị trấn, thị tứ, khu đô thị, KCN tập trung.
- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, mở rộng liên kết với các tỉnh, địa phương khác để liên kết tiêu thụ sản phẩm của nhau. Cùng với việc mở rộng liên kết là việc tăng cường quảng bá về Hà Nam, mở rộng giao lưu hợp tác trong nước và quốc tế, thúc đẩy quan hệ với các Bộ, Ngành, tranh thủ sự hỗ trợ từ Trung ương. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại và các biện pháp kích cầu bằng nhiều kênh; tăng cường liên doanh, liên kết sản xuất; tăng cường các hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm, khảo sát, phát triển thị trường.
Ba là, đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính theo hướng thuận lợi, hiệu quả cho doanh nghiệp:
Yếu tố mang tính quyết định trong kết quả phát triển công nghiệp trong thời gian qua ở Hà Nam chính là việc cải thiện môi trường kinh doanh, đặc biệt là coi trọng công tác cải cách hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợicho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, cải cách hành chính ở Hà Nam vẫn chưa thực sự triệt để, toàn diện. Thủ tục hành chính còn rườm rà và có sự chồng chéo gây ách tắc cho các doanh nghiệp. Sự phối hợp giữa các ngành liên quan trong giải quyết các thủ tục
đầu tư đôi khi còn thiếu chặt chẽ và đồng bộ. Trong những thời gian sắp tới, tỉnh Hà Nam cần làm tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau:
- Giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đặc biệt là công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư thực hiện dự án.
- Tiếp tục duy trì thực hiện có hiệu quả cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông”. Trong đó, đặc biệt chú trọng việc phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong giải quyết các thủ tục hành chính. Nghiên cứu và áp dụng thực hiện mô hình dịch vụ hành chính công để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong thực hiện triển khai các thủ tục hành chính.
- Thực hiện phân cấp về thực hiện các thủ tục xây dựng cơ bản, nhất là vấn đề đầu tư hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN; thực hiện nhanh việc đầu tư hạ tầng đảm bảo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp.
- Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, thực hiện tốt chế độ thanh tra và trách nhiệm người đứng đầu đơn vị, cơ quan.
- Quan tâm, đối thoại với doanh nghiệp để kịp thời phát hiện những vấn đề bất cập trong thực hiện thủ tục hành chính để từ đó sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp. - Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hoạt động trong các Sở, Ban, Ngành của tỉnh.