Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.2.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển
triển công nghiệp theo hƣớng bền vững
Đổi mới và nâng cao năng lực hoạt động kiểm tra, đánh giá theo hướng bổ sung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác kiểm tra, đánh giá đảm bảo tính chuyên sâu, chuyên nghiệp, hiệu quả. Đẩy mạnh áp dụng phương pháp quản lý rủi ro, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để phân tích đánh giá rủi ro tuân thủ pháp luật của các địa phương, ban, ngành; áp dụng hiệu quả các kỹ năng kiểm tra, đánh giá để phát hiện ngăn chặn kịp thời các lỗi phát sinh.
Nghiên cứu, đề xuất kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ kiểm tra, đánh giá đủ phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu chuyên sâu, chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm công vụ cao:
Kiện toàn hệ thống tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh theo hướng bền vững, nghiên cứu đề xuất theo hướng cơ cấu tổ chức cần đi sâu vào đối tượng kiểm tra, giao cho một đội kiểm tra làm chức năng tổng hợp và thẩm định, phúc tra kết quả của các đoàn kiểm tra.
Xây dựng và hoàn thiện quy chế, quy trình nghiệp vụ kiểm tra, đánh giá toàn ngành trên cơ sở áp dụng phương pháp quản lý rủi ro:
- Hoàn thiện quy trình kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch.
- Xây dựng và hoàn thiện phương pháp lập kế hoạch kiểm tra và lựa chọn, phân loại đối tượng đối tượng để kiểm tra.
- Xây dựng hệ thống tiêu chí để phân tích, nhận dạng rủi ro phục vụ cho công tác kiểm tra tại các địa phương, doanh nghiệp.
Đổi mới toàn diện hoạt động kiểm tra, đánh giá theo hướng thống nhất, hiện đại, chính quy, chuyên nghiệp và hiệu quả:
- Thúc đẩy hoạt động kiểm tra, đánh giá toàn huyện một cách toàn diện, đồng đều, thống nhất; nghiên cứu xác định rõ mô hình xử lý sau kiểm tra, đánh giá cho phù hợp với thực tế và đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
- Áp dụng phương pháp rủi ro trong tất cả các khoản của công tác kiểm tra, đánh giátừ việc lập kế hoạch, lựa chọn các trường hợp, xác định phạm vi và tổ chức kiểm tra, đánh giá.
- Chú trọng kiểm tra, đánh giá theo chuyên đề. Tổ chức thực hiện các chương trình kiểm tra, đánh giáchuyên đề theo nhóm đối tượng, theo ngành nghề…
Phát triển ứng dụng công nghệ tin học vào công tác kiểm tra, đánh giá:
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, đầy đủ, thống nhất về việc thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế huyện dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin từ khâu thu thập, chuyển đổi cơ sở dữ liệu đến khâu xử lý, phân tích thông tin xác định mức độ rủi ro phục vụ công tác kiểm tra, đánh giá.
- Ứng dụng lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá.
- Ứng dụng phân tích rủi ro phục vụ công tác kiểm tra.
Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lực lượng kiểm tra, đánh giá:
Ngoài việc đào tạo theo tiêu chuẩn ngạch bậc theo quy định của nhà nước, lực lượng kiểm tra, đánh giá cần được tập trung đào tạo kỹ năng chuyên ngành và các kiến thức bổ trợ cho công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế.
bồi dưỡng kỹ năng kiểm tra, đánh giá theo các cấp độ như xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo, kỹ năng kiểm tra, đánh giá cơ bản theo ngành, lĩnh vực.
- Đẩy mạnh đào tạo đạo đức công vụ, văn hoá ứng xử cho lực lượng kiểm tra, đánh giá như đẩy mạnh đào tạo đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm công vụ của cán bộ kiểm tra, đánh giá; đẩy mạnh đào tạo kỹ năng giao tiếp, ứng xử của cán kiểm tra, đánh giá.