Nhóm giải pháp hoàn thiện bộ máyquản lý thực hiệnkế hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển công nghiệp tỉnh Hà Nam theo hướng bền vững (Trang 118 - 121)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện bộ máyquản lý thực hiệnkế hoạch

Để kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh theo hướng bền vững trở thành hiện thực, phải coi trọng phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, cần tập trung vào một số vấn đề sau:

- Làm tốt công tác tư tưởng trong Đảng và quần chúng nhân dân về ý nghĩa của việc xây dựng và việc tổ chức thực hiện những nội dung kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh theo hướng bền vững. Để có được một đô thị mới và nông thôn

mới văn minh, hiện đại phải thực hiện theo kế hoạch là đem quyền lợi trực tiếp cho doanh nghiệp, dân cư trên địa bàn tỉnh.

- Cần quán triệt trong các cấp ủy Đảng về mối quan hệ tác động qua lại giữa sự phát triển xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội. Những chỉ tiêu lớn, các mục tiêu được xây dựng trong kế hoạch đã được cân nhắc thận trọng sự tác động qua lại giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội và môi trường. Do vậy, khi triển khai kế hoạch PTCNTHBV cần thận trọng khi thực hiện những công việc cụ thể có nguy cơ phá vỡ sự cân bằng đã được xây dựng trong kế hoạch.

Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý hiện đại, hiệu lực, hiệu quả phối hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh theo hướng bền vững, đáp ứng yêu cầu quản lý hiện đại theo nguyên tắc tập trung thống nhất. Xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý kế hoạch theo mô hình quản lý kết hợp hợp lý giữa quản lý theo chức năng với quản lý theo đối tượng; Cụ thể: Tổ chức bộ máy quản lý

kế hoạch theo chức năng, trong các đơn vị quản lý theo chức năng có tổ chức bộ phận chuyên trách quản lý theo các nhóm đối tượng.

Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ:

Xây dựng lực lượng cán bộ có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trình độ nghiệp vụ chuyên môn chuyên sâu, chuyên nghiệp, liêm chính. Việc kiểm tra, đánh giá thực thi công vụ của cán bộ công chức thuế được tăng cường.

Đổi mới công tác tuyển dụng cán bộ theo hướng phân loại cán bộ theo trình độ, chuyên ngành đào tạo để áp dụngbiện pháp tuyển dụng phù hợp:

- Triển khai tổ chức tuyển dụng hàng năm nhằm kịp thời bổ sung biên chế, đảm bảo nguồn nhân lực kế hoạch kinh tế các cấp.

- Phân loại cán bộ theo trình độ, chuyên ngành đào tạo, theo vị trí việc làm, đối với cấp tỉnh yêu cầu chỉ tiêu tuyển dụng phải có trình độ đại học; nâng dần về điều kiện ngoại ngữ, tin học để đảm bảo đáp ứng với công việc.

- Đối với cấp dưới cũng dần hoàn thiện bố trí tuyển dụng cán bộ đáp ứng yêu cầu chỉ tiêu đại học như cấp huyện, đồng thời đẩy mạnh công tác tinh giảm biên chế, cho thôi việc đối với những cán bộ trình độ, năng lực yếu kém, thiếu tinh thần

trách nhiệm…

Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cần đảm bảo tính liên kết giữa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức mới với đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu theo từng chức năng, nhiệm vụ quản lý cho cán bộ nhằm nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ.

- Xây dựng mô hình chuẩn về đào tạo cán bộ kế hoạch, trong đó quy định rõ cách thức đào tạo cho từng loại cán bộ như đào tạo kiến thức cơ bản về kế hoạch cho cán bộ mới vào ngành, bồi dưỡng cơ bản về những kiến thức cơ bản cần thiết để cán bộ thực hiện công tác được phân công; bồi dưỡng chuyên sâu, chuyên ngành, kỹ năng thành thạo và kinh nghiệm xử lý các vấn đề trong thực tiễn; đào tạo, bồi dưỡng mỗi khi có thay đổi về chính sách, quy trình quản lý.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn chung kiến thức quản lý nhà nước, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ cũng như kỹ năng giao tiếp ứng xử, văn hoá công sở và đạo đức cho cán bộ kế hoạch; bên cạnh đó kết hợp với tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên sâu về kỹ năng quản lý đối với cán bộ lãnh đạo.

Đổi mới phương thức đánh giá, phân loại cán bộ kế hoạch hàng năm

Đổi mới công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức trên cơ sở đánh giá cán bộ theo năng lực và hiệu quả công việc; nghiên cứu xây dựng các tiêu chí thi đua, khen thưởng trong ngành theo hướng gắn kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, mức độ tín nhiệm với lựa chọn, xây dựng kế hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, luân phiên, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ kế hoạch, gắn công tác thi đua của chính quyền với thi đua của các đoàn thể.

Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ

Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ đối với từng lĩnh vực công tác gắn với mô tả công vệc ở từng vị trí để thực thi công việc ở từng vị trí thực hiện công việc đạt hiệu quả hơn, mang tính chuẩn hóa, đẩy mạnh phân cấp quản lý cán bộ, giao quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm cho thủ trưởng các đơn vị, các cấp điều hành công việc

một cách linh hoạt, giải quyết nhanh chóng thuận lợi.

Tăng cường đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế

- Xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra nội bộ và biện pháp tăng cường công tác kiểm tra nội bộ để triển khai thống nhất từ huyện đến xã đảm bảo khách quan, hiệu quả.

- Xây dựng và triển khai quy tắc đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ.

Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước theo yêu cầu PTBV công nghiệp ở Hà Nam

- Từng bước tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ công chức nhà nước bằng cách đào tạo và tuyển dụng theo đúng chức danh; đổi mới công tác tuyển chọn và đề bạt cán bộ, viên chức; bố trí cán bộ đúng người, đúng việc. Tạo điều kiện cho cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản, có năng lực và thông thạo ngoại ngữ sớm phát huy kiến thức của mình trong công việc. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch đào tạo lại đội ngũ cán bộ hiện có cho hài hòa giữa các ngành, giữa giai đoạn trước mắt với giai đoạn dài hạn.

- Bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý sản xuất kinh doanh cho đội ngũ cán bộ quản lý, đặc biệt, là các doanh nhân trong ngành công nghiệp.

- Tiếp tục tuyên truyền phổ biến chính sách ưu đãi sử dụng nhân tài, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về tỉnh làm việc trong lĩnh vực quản lý, nghiên cứu khoa học.

- Tăng cường đào tạo cán bộ trẻ trong các lĩnh vực quản lý môi trường, công nghệ ở địa phương. Đặc biệt cần có chính sách gửi đi đào tạo một số học sinh giỏi ở nước ngoài từ ngân sách của tỉnh trong các lĩnh vực trên. Bởi vì, ở Hà Nam hiện nay hầu như chưa có cán bộ vừa am hiểu về công nghệ, vừa có trình độ ngoại ngữ để có thể thẩm định các dự án đầu tư nước ngoài vào địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển công nghiệp tỉnh Hà Nam theo hướng bền vững (Trang 118 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)