Đánh giá theo tiêu chí

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển công nghiệp tỉnh Hà Nam theo hướng bền vững (Trang 105)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ

3.4.1. Đánh giá theo tiêu chí

3.4.1.1. Nhóm tiêu chí đánh giá phát triển công nghiệp

a) Giá trị sản xuất công nghiệp và tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp

Giai đoạn 2006-2014, tốc độ tăng trưởng ngành Công nghiệp vẫn đạt ở mức khá và ổn định (tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ này đạt 23,4%), đạt cao hơn thời kỳ 2001-2005. Bình quân cả thời kỳ 2001-2014, tốc độ tăng trưởng công nghiệp đạt 21,7% trong giai đoạn này tỉnh đã thu hút được nhiều các dự án đầu tư, trong đó các dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đã tăng lên và đến nay đã có nhiều dự án đi vào hoạt động góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng công nghiệp đạt được ở mức cao.

b) Giá trị gia tăng trong phát triển công nghiệp

Qua phân tích bảng số liệu và tốc độ tăng trưởng GTGT của ngành Công nghiệp cho thấy kết quả đạt đựơc trong quá trình phát triển ngành Công nghiệp Hà

Nam những năm qua chưa tương xứng với tiềm năng.

So sánh tỷ lệ giữa GTGT/GTSXCN (VA/GO) của các phân ngành Công nghiệp năm 2014 cho thấy ngành Công nghiệp khai thác và ngành Công nghiệp sản xuất phân phối điện, nước có tỷ lệ giữa VA/GO cao hơn ngành Công nghiệp chế biến, tỷ lệ này lần lượt là 38,5% và 50,5%. Trong khi tỷ lệ này của ngành Công nghiệp chế biến là 30,4%, tỷ lệ này đã phản ánh ngành Công nghiệp chế biến của Hà Nam chủ yếu là gia công sản phẩm và mức độ đầu tư theo chiều sâu còn thấp. Tỷ lệ giữa GTGT/GTSXCN thấp đã phản ánh trình độ công nghệ, mức trang bị tài sản cố định trong quá trình sản xuất chưa cao.

Bảng 3.24. Giá trị gia tăng phân theo ngành Công nghiệp

Đơn vị: Triệu đồng Số TT Chỉ tiêu 2000 2005 2013 2014 Bình quân 2001- 2005 (%) Bình quân 2006- 2014 (%) Bình quân 2001- 2014 (%) Tổng 401.192 1.003.197 2.156.900 2.522.396 20,1 20,3 20,2 1 Công nghiệp khai thác 31.175 102.523 158.865 173.162 26,9 11,1 18,7 2 Công nghiệp chế biên 360.377 880.345 1.967.120 2.313.142 19,6 21,3 20,4 3 CN SX phân phối điện, nước 9.640 20.329 30.915 36.092 16,1 12,2 14,1

Nguồn: Cục Thống kê Hà Nam

3.4.1.2. Nhóm tiêu chí đánh giá phát triển bền vững về mặt xã hội

Tiêu chí “Đóng góp của công nghiệp vào tạo công ăn việc làm cho người lao động” đã được đưa ra phân tích ở mục 3.2 phía trên, do đó, trong nội dung này,

đề tài chỉ đánh giá tiêu chí còn lại là: Gia tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách

thu nhập giữa thành thị và nông thôn.

Qua bảng số liệu 3.24 phía dưới có thể thấy thu nhập của người lao động trong lĩnh vực công nghiệp có sự gia tăng đáng kể trong giai đoạn 2010-2014.

Bảng 3.25. Thu nhập của ngƣời lao động trong doanh nghiệp công nghiệp phân theo các loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014

Đơn vị: triệu đồng 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số 1.167.982 1.643.363 2.160.312 2.735.095 3.017.652 Doanh nghiệp Nhà nƣớc 186.195 209.761 210.141 176.723 172.134 Trung ương 142.396 161.306 154.357 129.829 126.580 địa phương 43.799 48.455 55.784 46.894 45.554

Doanh nghiệp ngoài Nhà

nƣớc 869.040 1.202.458 1.551.407 1.892.936 2.050.614 Tập thể 34.022 35.960 34.265 42.865 43.015 Tư nhân 24.499 27.640 33.790 25.907 26.780 Công ty hợp danh - - 124 135 Công ty TNHH 527.204 703.218 878.079 1.012.942 1.185.704 CTPC có vốn Nhà nước 23.436 24.288 27.086 42.509 43.110 CTCP không có vốn Nhà nước 259.879 411.352 578.187 768.589 751.870

Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ

nƣớc ngoài 112.747 231.144 398.764 665.436 794.904

DN 100% vốn nước ngoài 100.344 218.397 317.979 546.262 637.154 DN liên doanh với nước ngoài 12.403 12.747 80.785 119.174 157.750

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nam

3.4.1.3. Nhóm tiêu chí đánh giá phát triển bền vững về mặt môi trường a) Hiện trạng môi trường không khí

Khu vực khai thác chế biến khoáng sản, khu vực sản xuất xi măng, khu vực có các phương tiện giao thông với mật độ lớn có hàm lượng bụi đều vượt 1,2 - 4,6 lần so với TCVN 5937- 2005.Một số điểm ô nhiễm cao như các khu vực đầu cầu Phủ Lý, ngã tư quốc lộ 1A và 21A, khu vực thị trấn Hòa Mạc, thị trấn Đồng Văn... có hàm lượng bụi vượt từ 1,44 - 4,6 lần so với tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5937 -2005).

b) Hiện trạng môi trường nước

Hiện trạng môi trường nước mặt

Sắt có các chỉ tiêu như: COD, amoni, nitrit tại các điểm quan trắc đều vượt tiêu chuẩn cho phép như chỉ tiêu Amoni vượt 194 lần so với tiêu chuẩn TCVN 5942- 1995, cột A. Tần suất ô nhiễm hàng năm từ 6 đến 11 lần vào các mùa cạn kiệt.

Hiện trạng môi trường nước dưới đất

Nguồn nước dưới đất ở nhiều nơi có hàm lượng sắt, nitrit, nitrat và asen cao hơn tiêu chuẩn cho phép (đối với nguồn nước dùng cho mục đích sinh hoạt). Tại một số xã của huyện Thanh Liêm, Bình Lục, Kim Bảng, Lý Nhân và Duy Tiên có nguồn nước dưới đất bị nhiễm Asen cao, có nơi vượt tiêu chuẩn cho phép của WHO và của Bộ Y tế tới 73 lần.

c) Hiện trạng chất thải rắn

Tổng lượng rác thải phát thải trong năm 2007 trên địa bàn tỉnh khoảng 422.000 tấn/năm, trong đó: chất thải rắn sinh hoạt bình quân tại các đô thị là 25.648 tấn/năm, rác thải sinh hoạt nông thôn khoảng 135.940 tấn/năm, chất thải rắn y tế không nguy hại khoảng 1.125 tấn/năm, chất thải rắn công nghiệp không nguy hại khoảng 263.300 tấn/năm, chất thải rắn trong chăn nuôi khoảng 714.936 tấn/năm, chất thải rắn trong sản xuất làng nghề 9.900 tấn/năm.

d) Thực trạng môi trường đất

Bảng 3.26. Kết quả phân tích một số mẫu đất

TT Các chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả TCVN 7209- 2002 Đ01 Đ02 Đ03 Đ04 Đ05 1 pHKCl - 5,1 5,3 5,6 5,1 5,77 2 Tổng số chất hữu cơ % 3,46 4,01 3,17 4,01 2,56 3 As trong đất mg/kg 0,6 1,12 1,16 1,12 0,55 12

Nguồn: Quyết định số 28/2009/QĐ-UBND V/v Phê duyệt Kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm tỉnh Hà Nam giai đoạn năm 2010-2015

Hiện nay, môi trường đất của Hà Nam chưa bị tác động nhiều của các hoạt động kinh tế - xã hội. Điều này có thể thấy qua một số kết quả phân tích mẫu đất dưới đây. Đất canh tác tại các vị trí lấy mẫu thuộc loại chua ít (pHKCl khoảng từ 5-

nhiên hàm lượng kim loại này vẫn ở trong khoảng sử dụng được cho đất nông nghiệp.

3.4.2. Đánh giá theo nội dung phát triển công nghiệp theo hƣớng bền vững

3.4.2.1. Điểm mạnh trong phát triển công nghiệp tỉnh Hà Nam theo hướng bền vững

- Về chiến lược, kế hoạch phát triển công nghiệp theo hướng bền vững

Việc xây dựng và thực chiến lược, kế hoạch đã có sự tham gia của các cấp, các ban ngành của tỉnh Hà Nam và các đơn vị trên địa bàn các huyện trong tỉnh. Điều đó đã mang lại những kết quả hết sức tích cực trong phát triển công nghiệp, định hướng phát triển bền vững, thể hiện ở giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập của lao động trong ngành cũng như trình độ khoa học, công nghệ, ý thức bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong ngành đều có sự tăng trưởng được ghi nhận khá rõ ràng trong giai đoạn vừa qua.

- Về bộ máy quản lý thực hiện kế hoạch

Bộ máy quản lý thực hiện kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh theo hướng bền vững đã có những cải thiện trong cơ chế vận hành và chất lượng công việc.

- Về chính sách phát triển công nghiệp theo hướng bền vững

Tỉnh Hà Nam đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến việc thiết kế và ban hành các chính sách thực hiện kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh theo hướng bền vững. Chính sách tài chính tín dụng ngày càng thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh; về vấn đề bảo vệ môi trường thì tỉnh cũng đã quán triệt khá sâu sắc việc áp dụng các bộ tiêu chuẩn chất lượng môi trường và quy định rõ chế tài xử lý các vi phạm về bảo vệ môi trường; v.v… Chính những chính sách đúng đắn đó đã thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của tỉnh, cơ cấu sản xuất, cơ cấu ngành bước đầu chuyển dịch rõ rệt, theo hướng tích cực: Tỷ trọng của ngành nông lâm nghiệp giảm; tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp, thương mại và tốc độ tăng trưởng của các ngành này đạt ở mức khá.

- Về công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển công nghiệp theo hướng bền vững

tỉnh theo hướng bền vững đã có những kết quả khả quan khi đã phát hiện ra những lỗi cơ bản phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch tại các địa phương, hỗ trợ tỉnh đưa ra các quyết định điều chỉnh kịp thời.

3.4.2.2. Điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu trong phát triển công nghiệp tỉnh Hà Nam theo hướng bền vững

Điểm yếu trong phát triển công nghiệp tỉnh Hà Nam theo hướng bền vững

- Về chiến lược, kế hoạch phát triển công nghiệp theo hướng bền vững

Nội dung chiến lược, kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh theo hướng bền vững không thường xuyên được đánh giá, điều chỉnh cho phù hợp với sự biến động của các điều kiện môi trường. Do đó, chất lượng tăng trưởng ngành chưa cao, năng suất lao động xã hội, hiệu quả sử dụng tài nguyên, vốn đầu tư còn hạn chế. Sự phát triển còn phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư, chính sách ưu tiên ưu đãi của Nhà nước. - Về bộ máy quản lý thực hiện kế hoạch

Bộ máy quản lý kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh theo hướng bền vững còn hạn chế về trình độ chuyên môn, bên cạnh đó, công tác tập huấn, đào tạo cán bộ chưa thật sự chú trọng, dẫn đến hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ còn hạn chế.

- Về chính sách phát triển công nghiệp theo hướng bền vững

Các chính sách thực hiện kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh theo hướng bền vững vẫn còn khá cứng nhắc và hiện nay còn thiết sót nhiều vấn đề. Những điều đó phần nào gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành, khiến cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nhìn chung còn chậm; tỉ trọng của lĩnh vực công nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản tuy có giảm trong cơ cấu công nghiệp nhưng chưa rõ ràng, chưa đảm bảo được tiêu chí phát triển bền vững.

- Về công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển công nghiệp theo hướng bền vững

Công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh theo hướng bền vững chưa được thực hiện một cách bài bản, mà chủ yếu thực hiện kiểm tra theo kế hoạch là chính. Do đó, lỗi phát sinh bị bỏ sót là khá lớn, hiệu quả

đem lại của công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch không cao.

Nguyên nhân của điểm yếu trong phát triển công nghiệp tỉnh Hà Nam theo hướng bền vững

Một là, trình độ tay nghề của người lao động trong ngành công nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH

Lực lượng lao động trong tỉnh khá dồi dào nhưng phần lớn là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp. Do vậy, công nghiệp của tỉnh thích hợp với các ngành sử dụng ít vốn nhiều lao động (may mặc, da giày) mà những ngành công nghiệp này thường mang lại giá trị gia tăng thấp và phát triển những ngành này lại không phù hợp với mục tiêu kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Hà Nam theo hướng bền vững đã được đề ra.

Hai là, do những tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển công nghiệp. Đặc biệt, đối với tỉnh có xuất phát điểm thấp và đi lên từ nông nghiệp như Hà Nam thì tác động này là rất đáng kể

Trong điều kiện tự do hoá thương mại, áp lực cạnh tranh giành giật thị trường ngày càng gay gắt. Xu thế đó đang đặt ra nhiều thách thức cho công nghiệp Hà Nam, khi nền kinh tế Việt nam hội nhập ngày càng sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới làm cho cạnh tranh diễn ra trên cả bình diện xuất khẩu và cả trên thị trường trong nước.

Ba là, do giới hạn năng lực và nhận thức về PTBV công nghiệp của chính các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp

- Các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa chú trọng đến chất lượng kinh doanh trong dài hạn, chưa chủ động tìm kiếm khách hàng, thị trường.

- Các doanh nghiệp chưa có các giải pháp mạnh mẽ đổi mới công nghệ sản xuất, số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9000, ISO 14000, HACCP thấp. - Các doanh nghiệp chưa có nhận thức đầy đủ về PTBV công nghiệp. Do công tác tuyên truyền, giáo dục chưa được chú trọng đúng mức, mục tiêu lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp vẫn lấn át mục tiêu xã hội và bảo vệ môi trường.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong chương 2, luận văn đã sử dụng hệ thống số liệu thu thập thực tế về việc xây dựng và tổ chức thực hiệnkế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Hà Nam theo hướng bền vữngvào việc phân tích, đánh giá 04 nội dung lớn của công tác phát triển công nghiệp tỉnh Hà Nam theo hướng bền vững. Qua quá trình phân tích, luận văn đã chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu trong công tácphát triển công nghiệp tỉnh Hà Nam theo hướng bền vững, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến những điểm yếu đó, tạo căn cứ thực tế cho việc nghiên cứu và đề xuất các nhóm giải pháp ở chương tiếp theo.

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ NAM THEO HƢỚNG BỀN VỮNG

4.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH HÀ NAM ĐẾN NĂM 2020 HÀ NAM ĐẾN NĂM 2020

4.1.1. Quan điểm phát triển bền vững công nghiệp của tỉnh Hà Nam đến năm 2020 2020

Thứ nhất, ưu tiên các dự án phát triển công nghiệp có trình độ công nghệ cao

và công nghệ thân thiện môi trường, các sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh. Định hướng này sẽ mang lại giá trị gia tăng cao cho ngành công nghiệp, các sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh mang lại tốc độ tăng trưởng ổn định cho công nghiệp, làm giảm lượng khí phát thải trong sản xuất công nghiệp, bên cạnh đó, còn làm giảm nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.

Thứ hai, phát triển công nghiệp phụ trợ, thu hút các dự án sử dụng nhiều lao

động vào các vùng nông thôn.

Thứ ba, phát triển sản xuất công nghiệp với nhiều quy mô, trình độ khác

nhau, phù hợp với định hướng chung và lợi thế của tỉnh. Qua đó tạo điều kiện khai thác được tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, để rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng trong tỉnh.

Thứ tư, trong chiến lược, kế hoạch phát triển công nghiệp phải ưu tiên phát triển công nghiệp xử lý chất thải. Gắn chiến lược phát triển công nghiệp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH và theo hướng phát triển bền vững. Bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội với bảo vệ môi trường trong tỉnh.

Thứ năm, phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy hoạch

tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo vùng lãnh thổ, phát triển bền vững công nghiệp của tỉnh phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế - xã

4.1.2. Mục tiêu phát triển bền vững công nghiệp của tỉnh Hà Nam đến năm 2020 2020

Mục tiêu tổng quát:

Tăng trưởng nhanh, bền vững, có hiệu quả, đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ vững ổn định chính trị-xã hội. Phát triển bền vững là vì con người, tập trung vào con người và chất lượng cuộc sống.

Mục tiêu cụ thể:

- Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh (như mục tiêu tăng GDP đã được

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển công nghiệp tỉnh Hà Nam theo hướng bền vững (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)