Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.3.2. Tổ chức bộ máyquản lý thực hiệnkế hoạch
Bộ máy lập và thực hiện kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Hà Nam theo hướng bền vững bao gồm 2 cấp: cấp 1 là khối các Sở của tỉnh, chịu trách nhiệm lập và tổ chức thực hiện kế hoạch; cấp 2 là khối UBND các huyện trên địa bàn tỉnh và Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hà Nam, chịu trách nhiệm phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch.
Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ tham mưu
Hình 3.3. Cơ cấu bộ máy lập và thực hiện kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Hà Nam theo hƣớng bền vững
Nguồn: UBND tỉnh Hà Nam
Nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị như sau:
Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam
Trong lĩnh vực công nghiệp, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng quy hoạch, chiến lược, kế hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh; tổ chức quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền;
- Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án phát triển công nghiệp, xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế theo quy hoạch
Khối tỉnh có chức năng lập và tổ chức thực hiện kế hoạch UBND tỉnh Hà Nam SởKế hoạch & Đầu tư Sở Tài chính Sở Công thương Sở Khoa học và Công nghệ Sở Tài nguyên & Môi trường UBNDcác huyện
(phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch)
Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Nam
(phối hợp triển khai thực hiện quy hoạch)
Sở Lao động - thương
binh Xã hội
đã được phê duyệt; Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch cụ thể phát triển khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường; thực hiện các biện pháp khuyến khích việc nghiên cứu, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống.
- Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các biện pháp quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển tại địa phương theo quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm; an toàn và kiểm soát bức xạ; sở hữu công nghiệp; việc chấp hành chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường ở địa phương .
Sở Kế hoạch & Đầu tư
- Chủ trì tổng hợp và trình UBND tỉnh quy hoạch tổng thể, kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và hàng năm, các cân đối chủ yếu về kinh tế- xã hội của tỉnh trong đó có cân đối tích luỹ và tiêu dùng, cân đối vốn đầu tư phát triển, cân đối tài chính.
- Công bố và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh sau khi đã được phê duyệt.
- Trình UBND tỉnh chương trình hoạt động thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội theo Nghị quyết HĐND tỉnh và chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch, tháng, quý, năm để báo cáo UBND tỉnh điều hoà, phối hợp thực hiện các cân đối chủ yếu về kinh tế- xã hội của tỉnh.
- Hướng dẫn các Sở, Ban, Nghành, UBND các huyện, thị xã xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội chung của tỉnh đã được phê duyệt.
- Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngân sách tỉnh và phân bổ ngân sách cho các đơn vị trong tỉnh để trình UBND tỉnh quyết định.
Sở Tài chính
mưu với UBND tỉnh về chiến lược thu hút, huy động, sử dụng vốn đầu tư ngắn hạn, dài hạn trong và ngoài nước; xây dựng các chính sách, biện pháp điều phối và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch & Đầu tư và các cơ quan liên quan xây dựng dự toán và phương án phân bổ dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm, chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan bố trí các nguồn vốn khác có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm trình UBND tỉnh quyết định.
- Tham gia chủ trường đầu tư, thẩm định tài chính các dự án đầu tư do tỉnh quản lý; tham gia xét thầu đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh và các dự án khác trên địa bàn theo đề nghị của chủ đầu tư.
Sở Công thương
- Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thẩm định thiết kế cơ sở các dự án đầu tư xây dựng các công trình phát triển ngành công thương trên địa bàn tỉnh theo phân cấp; thẩm định, cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn và thu hồi các loại giấy phép, chứng nhận thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của Sở Công Thương theo quy định của pháp luật, sự phân công hoặc uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong công nghiệp và thương mại thuộc phạm vi quản lý của Sở; hướng dẫn thực hiện các tiêu chuẩn, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật, chất lượng sản phẩm công nghiệp; xây dựng hệ thống thông tin lưu trữ, cung cấp tư liệu về công nghiệp và thương mại theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực công thương thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật.
- Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Sở Khoa học và Công nghệ
- Tổ chức xét chọn, tuyển chọn, đánh giá, nghiệm thu các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; tổ chức công bố, triển khai ứng dụng và phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Phối hợp triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học
và công nghệ cấp nhà nước tại địa phương.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chuyển đổi các tổ chức khoa học và công nghệ công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; tổ chức thực hiện việc đăng ký và kiểm tra hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ; chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn theo quy định của pháp luật; hướng dẫn hoạt động cho các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ, các tổ chức, cá nhân thực hiện việc ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành của địa phương và các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng các nhiệm vụ và thực hiện cơ cấu vốn đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ được phân bổ.
Sở Tài nguyên và Môi trường
- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường đối với Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, công chức chuyên môn giúp UBND xã, phường, thị trấn quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
- Giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn, kiểm tra hoạt động các hội, tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Sở theo quy định của pháp luật hoặc phân cấp, uỷ quyền của UBND tỉnh.
Sở Lao động - Thương binh Xã hội
- Tổ chức thực hiện các chương trình, giải pháp việc làm, chính sách phát triển thị trường lao động trên cơ sở Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm.
- Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình dự án phát triển dạy nghề của tỉnh sau khi được phê duyệt.
về dạy nghề; tiêu chuẩn giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; quy chế tuyển sinh, quy chế thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng, chứng chỉ nghề; chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề và học sinh, sinh viên học nghề theo quy định của pháp luật;
Ủy ban nhân dân các huyện
UBND các huyện trên địa bàn tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh theo hướng bền vững dựa trên thẩm quyền và phân cấp các lĩnh vực công nghiệp trong chiến lược, kế hoạch được phân bổ cho huyện.
Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hà Nam
- Tham gia ý kiến với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch có liên quan đến hoạt động đầu tư, phát triển khu công nghiệp;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng Quy chế phối hợp làm việc với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh hoặc các cơ quan có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông, trình Ủy ban nhân dân tỉnhphê duyệt và tổ chức thực hiện;
- Quản lý, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính việc thực hiện quy định, quy hoạch, kế hoạch có liên quan tới khu công nghiệp, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
Đánh giá hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ làm công tác lập và thực hiện kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Hà Nam theo hƣớng bền vững:
Công tác đánh giá hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ làm công tác lập và thực hiện kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh theo hướng bền vững là một công việc quan trọng, có tác dụng lớn đối với sự thành công trong công tác quản lý công nghiệp các địa phương nói chung, trên địa tỉnh Hà Nam nói riêng và được UBND tỉnh đặc biệt quan tâm. Việc đánh giá đội ngũ cán bộ được tỉnh tiến hành thường xuyên để làm căn cứ cho công tác đãi ngộ cán bộ và bố trí sắp xếp công việc cũng như đào tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm cán bộ.
Hiện nay, tỉnh Hà Nam sử dụng phương pháp đánh giá bằng thang điểm, chia ra các mức độ hoàn thành công việc, tiến độ, các hoạt động phong trào đoàn thể… Phương pháp này được thực hiện trực tiếp tại các đơn vị, trưởng các đơn vị thực hiện; kết quả được tổng hợp lại tại Sở Nội vụ của tỉnh.
Bảng 3.12. Mẫu đánh giá hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ làm công tác lập và thực hiện kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh theo hƣớng bền vững
TT Yếu tố đánh giá Điểm
(1)
Trọng số (2)
Điểm yếu tố (1)*(2)
A Hiệu quả công việc 50%
1 Chất lượng, số lượng công việc hoàn thành 30% 2 Thời gian hoàn thành công việc 10%
3 Kỹ năng chuyên môn 10%
B Kỷ luật lao động 50%
1 Tuân thủ giờ làm việc và nội quy lao động 10% 2 Tuân thủ các quy chế, quy định làm việc 15% 3 Chấp hành mệnh lệnh của người quản lý 15% 4 Tinh thần hợp tác trong công việc 10% Ghi
chú
Trên 90-100 điểm: A1 72-89 điểm: A Xếp loại: ………
52-71 điểm: B Dưới 52 điểm: C
Nguồn: UBND tỉnh Hà Nam
Trong đó,
+ Điểm (1) được cho từ 0 đến 100 điểm.
+ Tổng điểm yếu tố đạt trên 90 đến 100 điểm được xếp hạng A1. + Tổng điểm yếu tố đạt từ 72 đến 89 điểm được xếp hạng A. + Tổng điểm yếu tố đạt từ 52 đến 71 điểm được xếp hạng B. + Tổng điểm yếu tố đạt dưới 52 điểm được xếp hạng C.
Về cơ bản, phương pháp này phù hợp với thực tế điều kiện làm việc tại các đơn vị của tỉnh Hà Nam. Các tiêu chí được đánh giá bằng điểm số khá rõ ràng, dễ hiểu. Tuy nhiên, vẫn còn phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của những cán bộ trực tiếp cho điểm.
Bảng 3.13. Kết quả đánh giá hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ làm công tác lập và thực hiện kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh theo hƣớng bền vững
giai đoạn 2012-2014 Năm Xếp loại 2012 2013 2014 Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) A1 26 8,78 36 12,00 42 13,46 A 78 26,35 86 28,67 96 30,76 B 142 47,97 134 44,67 134 42,95 C 50 16,90 44 14,66 40 12,83 Tổng số 296 100 300 100 312 100
Nguồn: UBND tỉnh Hà Nam
Theo bảng số liệu trên có thể thấy rằng từ năm 2012 đến năm 2013, số lượng cán bộ làm công tác lập và thực hiện kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh theo hướng bền vững được đánh giá cao (xếp hạng A1 và hạng A) luôn chiếm một tỷ trọng khá và có xu hướng tăng: năm 2012 là 35,13%, năm 2013 là 40,67%, năm 2014 là 44,22%. Đây là dấu hiệu khả quan phần nào cho thấy chất lượng công tác lập và thực hiện kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh theo hướng bền vững ngày càng có hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó ta cũng có thể thấy rằng, tỷ lệ cán bộ làm công tác này được đánh giá thấp (mức độ C) tuy rằng có xu hướng giảm trong thời gian gần đây nhưng vẫn còn rất lớn (trên 10%). Đây chủ yếu là đội ngũ cán bộ mới được tuyển dụng, do chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc nên kỹ năng chuyên môn còn hạn chế, thời gian thực hiện công việc còn khá chậm chạp. Đội ngũ này cần được huyện quan tâm để có những chính sách đào tạo phù hợp nhằm cải thiện chất lượng thực hiện công việc của họ trong thời gian tới.
Bô ̣ máy lập và thực hiện kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh theo hướ ng bền vững được tổ chức theo chức năng , tức là các cán bô ̣ trong bộ máy được bố trí theo chức năng quản lý . Ưu điểm của mô hình này là sự đảm bảo sự chuyên môn hóa sâu theo chức năng . Mô hình này có hai nhược điểm cơ bản là : (i) không xác
đi ̣nh rõ nhiê ̣m vu ̣ thực hiê ̣n và sự đóng góp của các bô ̣ phâ ̣n chức năng vào kết quả thực hiện quy hoạch; (ii) Không phát huy đươ ̣c sự hiểu biết sâu sắc của các cán bô ̣.
Hiện nay, việc cụ thể hóa các nội dung, nhiệm vụ lập và thực hiện kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh theo hướng bền vững vẫn còn khá chung chung, mơ hồ, hoạt động của các đơn vị chưa thể hiện được rõ nét vai trò định hướng thị trường của mình theo quy luật cung cầu.
Bên cạnh đó, với việc hạn chế về số lượng và cả chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác lập và thực hiện kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh theo hướng bền vững, do đó đã không chủ động dự báo trước được những diễn biến của các yếu tố thị trường, các chiến lược dài hạn cho phát triển công nghiệp. Điều đó dẫn đến tình trạng chiến lược, kế hoạch còn phần nào mang tính chủ quan, duy lý trí, làm cho việc thực hiện trên thực tế khá khó khăn và mục tiêu đề ra cũng khó để đảm bảo thực hiện được.
3.3.3. Xây dựng chính sách phát triển công nghiệp theo hƣớng bền vững
3.3.3.1. Chính sách tài chính - tín dụng Hỗ trợ vốn cho phát triển công nghiệp
Theo báo cáo của các TCTD trên đi ̣a bàn tỉnh , cho đến thời điểm này mă ̣t