Nội dung phân tích tài chính trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính tại công ty cổ phần vận tải thủy vinacomin quảng ninh (Trang 25)

1.4.1. Phân tích khả năng thanh toán

Tình hình tài chính của một doanh nghiệp đƣợc thể hiện rõ nét qua khả năng thanh toán. Nếu doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao thì tình hình tài chính sẽ

khả quan và ngƣợc lại. Xét về mặt thời gian thì doanh nghiệp có các khoản nợ sau: nợ ngắn hạn, nợ trung và dài hạn. Vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tƣ, các tổ chức tín dụng là số vốn họ bỏ ra có thu hồi lại đƣợc hay không và mức độ rủi ro là bao nhiêu.

Để đo khả năng này, khi phân tích cần tính toán và so sánh các chỉ tiêu sau

1.4.1.2. Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Nợ ngắn hạn là các khoản nợ mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thanh toán trong thời hạn dƣới 1 năm kỷ từ ngày phát sinh. Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản phải trả ngƣời bán, phải trả cán bộ công nhân viên, thuế phải nộp ngân sách, vay ngắn hạn, vay dài hạn đến hạn phải trả…. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn có vai trò rất quan trọng với tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ta lần lƣợt xem xét các chỉ tiêu tài chính sau:

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =

Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết với tổng giá trị của tài sản ngắn hạn hiện có doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng tốt và ngƣợc lại. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ một bộ phận của tài sản ngắn hạn đƣợc đầu tƣ từ nguồn vốn ổn định, đây là nhân tố làm tăng tính tự chủ trong hoạt động tài chính. Chỉ tiêu thấp, kéo dài có thể dẫn đến doanh nghiệp phụ thuộc tài chính, ảnh hƣởng không tốt đến hoạt động kinh doanh.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Chỉ tiêu thể hiện khả năng huy động về tiền mặt và các tài sản có thể dễ dàng chuyển thành tiền đáp ứng cho việc thanh toán nợ ngắn hạn. So với hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thì hệ số này không tính đến các khoản hàng tồn kho, vì đó không phải là loại tài sản có khả năng thanh toán cao.

Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Hệ số khả năng thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn

Nhìn chung nếu chỉ tiêu này cao, chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp tốt, tuy nhiên nếu chỉ tiêu này cao quá và kéo dài cũng không tốt vì nó phản ánh lƣợng tiền tồn quỹ nhiều làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Chỉ tiêu này thấp, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, có dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền Hệ số khả năng thanh toán tức thời =

Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán tại ngay thời điểm phân tích đối với các khoản nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này càng cao, và kéo dài trong cả gia đoạn phân tích thì chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt, tuy nhiên chỉ tiêu này quá cáo sẽ có thể dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn giảm do lƣợng tiền mặt quá nhiều. Chỉ tiêu này thấp quá, và kéo dài chứng tỏ doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, dấu hiệu rủi ro tài chính xuất hiện và có nguy cơ phá sản.

4.1.1.2. Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn

Nợ dài hạn là các khoản nọ mà đơn vị có nghĩa vụ thanh toán trong thời hạn trên một năm kể từ ngày phát sinh. Nợ dài hạn của doanh nghiệp là một bộ phận nguồn vốn ổn định dùng để đầu tƣ các tài sản dài hạn nhƣ tài sản cố định, bất động sản, chứng khoán dài hạn… Khi phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn ta sử dụng những chỉ tiêu sau:

Hệ số thanh toán tổng quát

Tổng tài sản Hệ số thanh toán tổng quát =

Chỉ tiêu này cho biết mối quan hệ giữa tổng tài sản doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng với tổng nợ phải trả, nó phản ánh một đồng vay nợ có mấy đồng tài sản đảm bảo. Khi giá trị của hệ số này nhỏ hơn 1 nghĩa là tổng tài sản < Tổng nợ, nhƣ vậy toàn bộ số tài sản của công ty không đủ để thanh toán các khoản nợ. Điều này chứng tỏ công ty mất khả năng thanh toán, gặp khó khăn trong tài chính và có nguy cơ phá sản. Khi giá trị của hệ số này lớn hơn 1 nghĩa là tổng tài sản > Tổng nợ, công ty có khả năng thanh toán nợ. Nhƣng nếu cao quá thì cần phải xem xét lại vì khi đó việc sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty sẽ kém hiệu quả.

Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn

Tài sản dài hạn Hệ số thanh toán nợ dài hạn =

Nợ dài hạn

Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nợ dài hạn đối với toàn bộ giá trị của tài sản cố định và đầu tƣ dài hạn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tở khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp càng tốt, sẽ góp phần ổn định tình hình tài chính.

1.4.2. Phân tích cấu trúc tài chính và rủi ro

Cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp đƣợc xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau. Theo nghĩa hẹp, cấu trúc tài chính phản ánh cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn tài trợ tài sản (nguồn vốn) của doanh nghiệp. Tuy nhiên cấu trúc tài chính xem xét theo khía cạnh này chƣa phản ánh đƣợc mối quan hệ giữa tình hình huy động với tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Do đó cấu trúc tài chính thƣờng đƣợc các nhà quản lý xem xét theo nghĩa rộng, tức là xem xét cả cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn. Bởi vì cơ cấu tài sản phản ánh tình hình sử dụng vốn, cơ cấu nguồn vốn phản ánh tình hình huy động vốn, mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn phản ánh chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp. Phân tích cấu trúc tài chính giúp nhà quản lý nắm đƣợc tình hình phân bổ

tài sản và nguồn vốn, biết đƣợc nguyên nhân cũng nhƣ dấu hiệu ảnh hƣởng đến cân bằng tài chính.

1.4.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản

Xem xét từng khoản mục tài sản của doanh nghiệp trong tổng số để thấy đƣợc mức độ đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy từng loại hình sản xuất kinh doanh để thấy đƣợc tỷ trọng của từng tài sản chiếm trong tổng số là cao hay thấp.

Bảng 1.1: Bảng phân tích cơ cấu tài sản

Chỉ tiêu Năm n Năm n+1 So sánh Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) I-Tài sản ngắn hạn 1.Tiền 2.Đầu tƣ TC ngắn hạn 3.Các khoản phải thu 4.Hàng tồn kho 5.Tài sản ngắn hạn khác 6. Chi sự nghiệp II-Tài sản dài hạn 1.Tài sản cố định 2.Đầu tƣ TC dài hạn 3.Chi phí xây dựng cơ bản

4.Kí quỹ dài hạn

Đồng thời với việc phân tích cơ cấu tài sản, cần xem xét tình hình biến động của các khoản mục tài sản cụ thể. Qua đó đánh giá sự hợp lý của sự biến động.

Tài sản dài hạn Tỷ suất đầu tƣ vào tài sản dài hạn =

Tổng tài sản

Tài sản ngắn hạn Tỷ suất đầu tƣ vào tài sản ngắn hạn =

Tổng tài sản

Hai tỷ suất này phản ánh khi doanh nghiệp sử dụng một đồng vốn kinh doanh thì dành bao nhiêu để hình thành tài sản dài hạn và bao nhiêu để hình thành tài sản ngắn hạn.

Tỷ suất đầu tƣ vào tài sản dài hạn càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọng của tài sản cố định trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào kinh doanh. Phản ánh tình trạng trang thiết bị cơ sở vật chất kĩ thuật, năng lực sản xuất cũng nhƣ khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

1.4.2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Đối với nguồn hình thành tài sản, cần xem xét tỷ trọng từng loại chiếm trong tổng số cũng nhƣ xu hƣớng biến động của chúng. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp.

Bảng 1.2: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn

Chỉ tiêu Năm n Năm n+1 So sánh Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) I-Nợ phải trả 1.Nợ ngắn hạn 2.Nợ dài hạn

3.Nợ phải trả khác

II-Vốn chủ sở hữu

1.Nguồn vốn quỹ 2.Nguồn kinh phí Tổng nguồn vốn

Hệ số nợ và hệ số chủ sở hữu là hai tỷ số quan trọng nhất phản ánh cơ cấu nguồn vốn. Nợ phải trả Hệ số nợ = Tổng nguồn vốn Vốn chủ sở hữu Hệ số vốn chủ sở hữu = Tổng nguồn vốn

Hệ số nợ cho biết trong một đồng vốn kinh doanh có bao nhiêu đồng hình thành từ nợ vay bên ngoài, còn hệ số chủ sở hữu cho biết sự đóng góp của vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp.

Qua nghiên cứu hai chỉ tiêu này, ta có thể thấy đƣợc mức độ độc lập hay phụ thuộc vào vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ suất tự tài trợ càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp càng có nhiều vốn chủ sở hữu, có tính độc lập cao với các chủ nợ, do đó không chịu sức ép hay ràng buộc với các khoản nợ vay. Nhƣng khi hệ số nợ cao doanh nghiệp càng có lợi vì đƣợc sử dụng một nguồn tài sản lớn mà chỉ đầu tƣ vào một lƣợng tài sản ít và các nhà tài chính sử dụng nó để gia tăng lợi nhuận. Để nhận xét đƣợc các kết cấu đó có hợp lý hay không cần kết hợp kết quả tính đƣợc với đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp nhƣ tính chất ngành nghề kinh doanh, đặc điểm luân chuyển vốn….

1.4.2.3. Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

Việc phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn cho ngƣời phân tích biết sự tƣơng quan về cơ cấu vốn các tài sản của doanh nghiệp. Đồng thời nó cũng thể hiện tƣơng quan về chu kỳ luân chuyển tài sản và chu kỳ thanh toán nguồn vốn. Vì vậy phần nào đánh giá khả năng và giá trị thanh khoản của doanh nghiệp.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, khi nguồn vốn chủ sở hữu không đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh thì doanh nghiệp đƣợc phép đi vay để bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh. Tất cả các khoản vay ngắn hạn, dài hạn chƣa đến hạn trả dùng vào mục đích kinh doanh đều đƣợc coi là nguồn vốn hợp pháp. Do vậy nảy sinh các trƣờng hợp sau:

Nếu tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn: điều này hợp lý, doanh nghiệp giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sử dụng đúng mục đích nợ ngắn hạn. Đảm bảo nguyên tắc tài trợ về sự hài hòa kỳ hạn giữa nguồn vốn và tài sản ngắn hạn.

Nếu tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn: doanh nghiệp không giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Do đó, doanh nghiệp phải sử dụng một nguồn vốn ngắn hạn để trả nợ cho tài sản dài hạn.

Nếu tài sản dài hạn lớn hơn nợ dài hạn:

+ Doanh nghiệp dùng vốn chủ sở hữu bù đắp phần thiếu hụt thì hợp lý vì nhƣ vậy là sử dụng đúng mục đích của nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu.

+ Doanh nghiệp dùng nợ ngắn hạn để bù đắp phần thiếu hụt thì điều này là bất hợp lý.

Nếu tài sản dài hạn nhỏ hơn nợ dài hạn: doanh nghiệp sử dụng một phần nợ dài hạn để tài trợ tài sản ngắn hạn điều này vừa lãng phí lãi vay và nợ dài hạn vừa phản ánh doanh nghiệp đã sử dụng sai mục đích của nợ dài hạn dẫn đến lợi nhuận kinh doanh giảm.

1.4.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng tài sản.

1.4.3.1. Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn vật lực, tài chính của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất. Nâng cao hiệu quả kinh doanh là một trong những biện pháp cực kỳ quan trọng của các doanh nghiệp để thúc đẩy nền kinh tế tăng trƣởng một cách bền vững. Do vậy, phân tích hiệu quả kinh doanh là một nội dung cơ bản của phân tích tài chính nhằm góp phần cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển không ngừng. Mặt khác, hiệu quả kinh doanh còn là chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, góp phần tăng thêm sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên thị trƣờng.

Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh nhằm biết đƣợc hiệu quả kinh doanh ở mức độ nào, xu hƣớng kinh doanh và nhân tố ảnh hƣởng. Thông qua việc đánh giá nhằm đƣa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng khả năng sinh lời. Các chỉ tiêu thƣờng đƣợc sử dụng để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh:

Tỷ suất sinh lời của vốn

Trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp mong muốn lấy thu bù chi và có lãi, bằng cách so sánh lợi nhuận với vốn đầu tƣ, ta sẽ thấy khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp từ vốn

Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế và lãi vay

Tỷ suất sinh lời của vốn = *100

Tổng vốn bình quân

Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng vốn đầu tƣ thì thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả thực chất của một đồng vốn sử dụng trong kinh doanh. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tốt, đó là nhân tố hấp dẫn doanh nghiệp đầu tƣ vào hoạt động kinh doanh.

Khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh là mục tiêu của mọi nhà quản trị, chỉ tiêu này đƣợc tính nhƣ sau:

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu(ROE)= *100 Vốn chủ sở hữu bình quân

Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tƣ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tƣ của doanh nghiệp.

Tỷ suất sinh lời của tài sản

Trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp mong muốn mở rộng quy mô sản xuất, thị trƣờng tiêu thụ. Do vậy, nhà quản trị thƣờng đánh giá hiệu quả sử dụng các tài sản đã đầu tƣ, đƣợc đánh giá qua công thức:

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) = *100

Tài sản bình quân

Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp bỏ ra100 đồng tài sản đầu tƣ thì thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản tốt, đó là nhân tố giúp nhà quản trị đầu tƣ mua thêm máy móc, thiết bị, mở rộng thị trƣờng…

Tỷ suất sinh lời của doanh thu

Khả năng tạo ra doanh thu của doanh nghiệp là những chiến lƣợc dài hạn, quyết định tạo ra lợi nhuận và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Song mục tiêu cuối cùng của nhà quản trị không phải là doanh thu mà là lợi nhuận sau thuế. Do đó, để tăng lợi nhuận sau thuế cần phải duy trì tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ

tăng của chi phí, khi đó mới có sự tăng trƣởng bền vững. Chỉ tiêu này đƣợc xác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính tại công ty cổ phần vận tải thủy vinacomin quảng ninh (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)