Lãi gộp từng nhóm sản phẩm qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược phát triển cho Công ty TNHH Phong cách số (Trang 62)

Năm 2013 Năm 2014

Nhận xét: Lãi gộp của các nhóm di ̣ch vụ không đồng đều, dịch vụ Thiết

kế website & Quảng bá website chiếm tỷ trọng khá cao . Trong khi đó, nhóm dịch vụ Cập nhật dữ liệu & bảo trì website và Dịch vụ phụ kèm khác có lãi gộp và tỷ trọng không đáng kể.

2692.239 360.056 98.883

33.175

Thiết kế web Quảng bá web Bảo trì web

Hình 2.6 :Tỷ trọng lãi gộp của các nhóm sản phẩm năm 2014

2.1.3.4 Tóm tắt một số chỉ tiêu đã đạt đƣợc của Công ty TNHH Phong Cách Số

trong hai năm 2013-2014:

Bảng 2.3 : Một số chỉ tiêu đã đạt được trong hai năm 2013-2014

STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 %tăng, giảm

2013 so với 2014 1 Tổng tài sản 1.448.807.15 5 2.976.857.764 105,47% 2 Doanhthuthuần 1.700.097.00 0 3.184.353.000 87,3% 3 Lợi nhuậntừ kinh

doanh 472.451.000 964.852.000 104,22% 4 Lợi nhuận khác 9.255.549 6.242.000 -32,56% 5 Lợi nhuận trƣớc thuế 481.706.549 971.094.000 101,59 % 6 Lợi nhuận sau

thuế

481.706.549 835.140.840 73,37%

Nguồn: Báo cáo kiểm tóan 2013-2014

1076.896 237.637

39.553 8.294

Thiết kế web Quảng bá web Bảo trì web Dịch vụ khác

NHẬN XÉT:

Tổng tài sản:

Năm 2014, tổng tài sản tăng 105,47% so với năm 2013 do các nguyên nhân sau:

- Tài sản lƣu động tăng 98,51%, nguyên nhân chủ yếu là do tiền mặt và các khoản phải thu, do nhu cầu thị trƣờng tăng mạnh so với năm trƣớc nên sản lƣợng dịch vụ của Cty TNHH Phong Cách Số tăng mạnh, dẫn đến sự tăng lên về lƣợng tiền mặt và các khoản phải thu.

- Tài sản cố định tăng 111,53%, nguyên nhân chính là do trong năm 2014 công ty đầu tƣ máy móc thiết bị (Laptop cho Nhân viên kinh doanh, mua mới và nâng cấp hệ thống máy PC ..) trị giá 250tr

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ:

So với năm 2013, doanh thu năm 2014 tăng 3.184.353.000 triệu đồng, tƣơng ứng 87,3%, góp phần lớn vào sự tăng trƣởng doanh thu của Thiết kế website ( tăng 85,09% so với 2013), Quảng bá website ( tăng 131,73% so với 2013) và Cập nhật dữ liệu & bảo trì website ( tăng 69,09% so với 2013). Riêng về doanh thu khác có sự tụt giảm 33.175 triệu (giảm -12,88% so với năm 2013). Các nhân tố làm biến động doanh thu các nhóm dịch vụ nhƣ sau:

- Thiết kế website: Doanh thu của nhóm dịch vụ này có sự tăng trƣởng lớn do công ty sau 2 năm hoạt động đã có thƣơng hiệu trên thị trƣờng thiết kế web nên lƣợng khách hàng tìm đến công ty và giá thành/1sp website cũng tăng lên.

- Quảng bá website và Cập nhật dữ liệu & bảo trì website: Hai dịch vụ này đi kèm với dịch vụ thiết kế website nên có sự tƣơng trợ lẫn nhau. Riêng về Quảng bá website, doanh thu của nhóm dịch vụ này chủ yếu là qua kênh www.tin247.com. Năm 2014, kênh tin đƣợc đầu tƣ về mặt nội dung và đƣợc nâng cấp theo công nghệ tiên tiến, chính vì thế lƣu lƣợng truy cập trang tin chất lƣợng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh quảng cáo trên trang tin.

- Doanh thu khác: Bao gồm doanh thu thƣơng mại từ việc thiết kế đồ họa nhƣ banner, logo, brochure cho một số khách hàng có nhu cầu. Doanh thu khác chiếm tỷ trọng không lớn (2,24%) nhƣng do trong năm 2014 doanh thu của dịch vụ này lại giảm (-12,88%). Tuy nhiên, do chiếm tỷ trọng ít nên các khoản này tác động không đáng kể tới sự tăng trƣởng của tổng doanh thu.

Lợi nhuận:

- Công ty Phong Cách Số thực hiện tốt việc kiểm sóat chi phí, vì vậy giá vốn hàng bán chỉ tăng 11,57%, đồng thời tỷ trọng giá bán hàng bán/doanh thu giảm so với 2013. Tuy nhiên, chi phí bán hàng lại tăng đến 31,24% và phi phí quản lý doanh nghiệp tăng đến 31,21% do trong năm 2014 tăng cƣờng chi phí quản bá thƣơng hiệu để mở rộng thị phần, đồng thời các chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí lƣơng cho nhân viên đều tăng.

- Lợi nhuận sau thuế chỉ tăng 73,37% trong khi lợi nhuận trƣớc thuế 101,59%.

2.2.PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG BÊN NGOÀI:

Các doanh nghiệp cần nhận biết hai yếu tố khác khi phân tích các ảnh hƣởng của môi trƣờng. Thứ nhất là, tính phức tạp của môi trƣờng đƣợc đặc trƣng bởi một loạt các yếu tố có ảnh hƣởng đến các nổ lực của doanh nghiệp. Môi trƣờng càng phức tạp thì càng khó đƣa ra các quyết định hữu hiệu. Thứ hai là, tính biến động của môi trƣờng, bao hàm tính năng động hoặc mức độ biến đổi trong điều kiện môi trƣờng liên quan. Trong một môi trƣờng ổn định mức độ biến đổi có thể tƣơng đối thấp và có thể dự đoán đƣợc. Môi trƣờng biến động đặc trƣng bởi những vấn đề diễn ra nhanh chóng và khó mà dự báo trƣớc đƣợc. Tính phức tạp và biến động của môi trƣờng đặc biệt hệ trọng khi tiến hành phân tích các điều kiện môi trƣờng vĩ mô và môi trƣờng tác nghiệp vì cả hai đều là yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp.

2.2.1.1 Môi trƣờng văn hoá - xã hội:

- Sự giao lƣu hội nhập văn hóa của Việt Nam hiện nay với thế giới bên ngoài đang diễn ra một cách rất pha tạp, không còn là sự tác động một chiều nhƣ trƣớc đây từ Pháp, Mỹ hay phe XHCN Đông Âu cũ… vào Việt Nam, mà đã có sự ảnh hƣởng qua lại giữa Việt Nam (ở một chừng mực khiêm tốn hơn) với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Trong sự vận động giao lƣu này, những yếu tố văn hóa tích cực và tiêu cực đều có mặt, các giá trị thực tồn tại lẫn lộn bên cạnh giá trị ảo, tất cả tác động lên công chúng, tạo nên một thời kỳ văn hoá phức tạp với những mỹ cảm hết sức khác nhau và khác hẳn với thời kỳ trƣớc. Trong khi đại bộ phận công chúng lứa tuổi trung niên trở lên duy trì thói quen hƣởng thụ thị giác và lối sống theo kiểu truyền thống, thì cũng có một số lƣợng lớn công chúng trẻ, ngày càng đông đảo, đam mê cái mới, hƣớng tới những tiêu chí và hình ảnh của xã hội thông tin và những ứng dụng High-tech...

- Xuất hiện ở Việt Nam từ thập niên chín mƣơi của thế kỉ hai mƣơi, Internet dần dần thống lĩnh trong lòng giới trẻ Việt Nam. Và hiện nay với con ngƣời Việt Nam, Internet đã trở thành một đời sống tinh thần không thể thiếu đƣợc. Nó phong tỏa trong mọi ngõ ngách của đời sống con ngƣời Việt, hình thành nên những thói quen trong cuộc sống hàng ngày nhƣ lƣớt web, đọc sách báo trực tuyến, xem phim, nghe nhạc, tìm kiếm thông tin … Dần dần Internet tạo nên sự kết nối của cộng đồng và trở thành thị trƣờng tiềm năng để doanh nghiệp khai thác.

- Từ năm 2003 trở lại đây, số ngƣời sử dụng Internet cũng nhƣ số lƣợng các trang web tại Việt Nam đã tăng trƣởng một cách ổn định, các nguồn lực kỹ thuật cho việc kết nối Internet cũng không ngừng mở rộng. Trong giai đoạn tăng trƣởng mạnh mẽ nhƣ vậy, việc có một nguồn thông tin đáng tin cậy và toàn diện về mọi khía cạnh liên quan đến việc sử dụng Internet là rất quan trọng cho tất cả các doanh nghiệp có liên quan đến thị trƣờng trực tuyến. Xu hƣớng này thực sự đã tạo ra cơ hội to lớn cho ngành công nghệ thông tin. Vì vậy việc tìm hiểu môi trƣờng văn hóa xã hội, đặc biệt văn hóa Internet là một vấn đề quan trọng, góp phần vào sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của Phong Cách Số.

2.2.1.2 Môi trƣờng chính trị, chính sách và pháp luật:

- Ngày 29/11/2005, Luật Giao dịch điện tử đƣợc Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/3/2006. Đƣợc xây dựng dựa trên cấu trúc và nội dung của Luật mẫu UNCITRAL về TMĐT, Luật này là viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho toàn bộ hệ thống pháp luật TMĐT Việt Nam, hƣớng tới thiết lập một khung chính sách - pháp lý toàn diện cho các giao dịch điện tử trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ giao dịch hành chính,

dân sự cho đến hoạt động kinh doanh, thƣơng mại. Việc ban hành Luật Giao dịch điện tử đã mở ra một giai đoạn mới cho TMĐT Việt Nam, đánh dấu việc TMĐT chính thức đƣợc pháp luật thừa nhận và bắt đầu phát triển mạnh mẽ trên tất cả mọi khía cạnh.

- Trong hệ thống chính sách, các chiến lƣợc, đề án, kế hoạch tổng thể, quy hoạch phát triển ngành trung hạn và dài hạn do Thủ tƣớng Chính phủ hoặc các Bộ, ngành ban hành có vai trò đặc biệt quan trọng. Những văn bản này góp phần tạo nên khung chính sách chung và các định hƣớng vĩ mô cho sự phát triển của từng lĩnh vực đời sống xã hội.

- Kế hoạch tổng thể phát triển thƣơng mại điện tử giai đoạn 2006-2010 phê duyệt tại Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ là kế hoạch dài hạn, vĩ mô đầu tiên của Việt Nam về TMĐT, đặt ra mục tiêu, lộ trình và giải pháp mang tính tổng thể nhằm thúc đẩy ứng dụng TMĐT trên phạm vi toàn quốc trong giai đoạn 5 năm. Cụ thể kế hoạch đề ra trong 5 năm tới đề ra 4 mục tiêu cơ bản bao gồm 70% các doanh nghiệp lớn tiến hành giao dịch B2B và ứng dụng TMĐT ở mức cao; 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ biết đến lợi ích của TMĐT và có ứng dụng nhất định; 15% hộ gia đình, cá nhân có thói quen mua sắm qua mạng (B2C); 30% mua sắm chính phủ đƣợc tiến hành trên mạng (B2G).

- Ngày 12/7/2010, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 1073/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thƣơng mại điện tử giai đoạn 2011- 2015 với mục tiêu đạt đƣợc vào năm 2015 là tất cả doanh nghiệp lớn tiến hành giao dịch thƣơng mại điện tử loại hình doanh nghiệp với doanh nghiệp, trong đó: 100% doanh nghiệp sử dụng thƣờng xuyên thƣ điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; 80% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử, cập

nhật thƣờng xuyên thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp; 70% doanh nghiệp tham gia các trang thông tin điện tử bán hàng; 20% doanh nghiệp ứng dụng các phần mềm chuyên dụng trong hoạt động quản lý.

- Năm 2013, thƣơng mại điện tử (TMĐT) trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Cùng với việc ứng dụng rộng rãi Internet, TMĐT đã và đang xâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh doanh, đời sống; trở thành công cụ quan trọng cho hoạt động của doanh nghiệp và ngƣời dân. Sau ba năm triển khai Quyết định số 1073/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 12 tháng 7 năm 2010 phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2011 – 2015, có thể nói năm 2013 đã đánh dấu những bƣớc chuyển quan trọng về hạ tầng pháp lý cho TMĐT.

- Ngày 11 tháng 5 năm 2014, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 689/QĐ-TTg phê duyệt Chƣơng trình phát triển thƣơng mại điện tử (TMĐT) quốc gia giai đoạn 2014 - 2020. Quyết định 689/QĐ-TTg với mục tiêu chung nhằm xây dựng các hạ tầng cơ bản và triển khai các giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển lĩnh vực TMĐT ở Việt Nam, đƣa TMĐT trở thành hoạt động phổ biến, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

- Bên cạnh đó, năm 2014 cũng là năm chứng kiến một số sự kiện quan trọng của TMĐT Việt Nam, điển hình nhƣ ngày 5 tháng 12 năm 2014, Bộ Công Thƣơng đã ban hành Thông tƣ số 47/2014/TT-BCT quy định về quản lý website thƣơng mại điện tử; đồng thời tổ chức thành công Ngày mua sắm trực tuyến 2014, đây là sự kiện lần đầu tiên đƣợc triển khai nhằm tạo cơ hội, hỗ trợ, thúc đẩy TMĐT đến gần với doanh nghiệp và ngƣời dân. Đây đƣợc coi là

xu hƣớng sẽ phát triển mạnh và dành đƣợc nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp và cộng đồng trong những năm tới.

2.2.1.3 Môi trƣờng kinh tế:

Các ảnh hƣởng chủ yếu về kinh tế gồm các yếu tố nhƣ lãi suất ngân hàng, giai đoạn của chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, chính sách tài chính và tiền tệ. Vì các yếu tố này tƣơng đối rộng nên cần chọn lọc để nhận biết các tác động cụ thể ảnh hƣởng trực tiếp nhất đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Các yếu tố kinh tế có ảnh hƣởng vô cùng lớn đến các doanh nghiệp kinh doanh. Chẳng hạn nhƣ lãi suất và xu hƣớng lãi suất trong nền kinh tế có ảnh hƣởng tới xu thế của tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tƣ, do vậy sẽ ảnh hƣởng tới họat động của các doanh nghiệp. Lãi suất tăng sẽ hạn chế nhu cầu cầu vay vốn để đầu tƣ mở rộng họat động kinh doanh, ảnh hƣởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngoài ra khi lãi suất tăng cũng sẽ khuyến khích ngƣời dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn, do vậy cũng sẽ làm cho nhu cầu cầu tiêu dùng giảm xuống.

Xu hƣớng của tỷ giá hối đoái: Sự biến động của tỷ giá làm thay đổi những điều kiện kinh doanh nói chung, tạo ra những cơ hội đe dọa khác nhau đối với các doanh nghiệp, đặc biệt nó có những tác động điều chỉnh quan hệ xuất nhập khẩu.

Mức độ lạm phát: lạm phát cao hay thấp có ảnh hƣởng đến tốc độ đầu tƣ vào nền kinh tế. Khi lạm phát quá cao sẽ không khuyến khích tiết kiệm và tạo ra những rủi ro lớn cho sự đầu tƣ của các doanh nghiệp, sức mua của xã hội cũng bị giảm sút và làm cho nền kinh tế bị đình trệ. Trái lại, thiểu phát cũng

làm cho nền kinh tế bị đình trệ. Việc duy trì một tỷ lệ lạm phát vừa phải có tác dụng khuyến khích đầu tƣ vào nền kinh tế, kích thích thị trƣờng tăng trƣởng. Tuy có nhiều số liệu cụ thể, song việc dự báo kinh tế không phải là một khoa học chính xác. Một số doanh nghiệp thƣờng sử dụng các mô hình dự báo thay vì dựa vào các số liệu dự báo sẵn có. Đối với các doanh nghiệp chƣa xây dựng đƣợc mô hình đó cũng cần phải xác định các yếu tố kinh tế có ảnh hƣởng lớn nhất đối với tổ chức.

Các kiến thức kinh tế sẽ giúp các nhà quản trị xác định những ảnh hƣởng của một doanh nghiệp đối với nền kinh tế của đất nƣớc, ảnh hƣởng của các chính sách kinh tế của chính phủ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tính ổn định về kinh tế trƣớc hết và chủ yếu là ổn định nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát. Đây là những vấn đề các doanh nghiệp rất quan tâm và liên quan trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của họ.

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế

Bảng 2.4 :Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đọan 2000-2014

Năm

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

GDP

(%) 6,79 6,84 7,04 7,24 7,5 8,4 8,2 8,5 6,2 5,3 6,7 5,8 5,2 5,4 5,9

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê

- Theo số liệu trên thì tốc độ tăng trƣởng kinh tế trung bình của Việt Nam từ năm 2000 đến nay khá cao, đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2002 – 2007, gắn với nền kinh tế có tốc độ tăng trƣởng ấn tƣợng cùng triển vọng từ cánh cửa WTO vừa mở. Nhƣng, ảnh hƣởng khủng hoảng ập tới, sự đứt gãy đến ngay trong năm 2008.

Đến năm 2010, hƣớng phục hồi gợi mở, nhiều nhận định đều chung lạc quan: những gì khó khăn nhất đã qua, hay nền kinh tế đã chạm đáy. Năm 2011 và 2012, triển vọng phục hồi càng xấu đi. Đến nay, với những gì đã trải qua trong 2014, “tinh thần” tăng trƣởng GDP chỉ đạt 5,98% (năm đầu tiên đạt chỉ tiêu tăng trƣởng kinh tế theo Nghị Quyết của Quốc Hội).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chiến lược phát triển cho Công ty TNHH Phong cách số (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)