Giải pháp khai thác nguồn thu của Trƣờng Đại học Thƣơng mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện quản lý tài chính tại trường Đại học Thương mại (Trang 75 - 79)

11. Khoa Sau đại học

3.2.1. Giải pháp khai thác nguồn thu của Trƣờng Đại học Thƣơng mạ

Thứ nhất: mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học, tạo điều kiện để tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. Tích cực thực hiện hoặc tham gia thực hiện các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai, ứng dụng,

trong đó có những dự án lớn như dự án giáo dục đại học, dự án đào tạo nguồn nhân lực...từ các nguồn tài trợ, viện trợ, vay của các tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân trong nước và nước ngoài...(cần chuẩn bị đội ngũ cán bộ đủ năng lực để thực hiện dự án có hiệu quả, tranh thủ vốn, trang bị, cán bộ giảng dạy của nước ngoài). Mục tiêu là không ngừng mở rộng quy mô, phạm vi, chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học ở bậc cao, khẳng định vị trí của Trường ĐHTM trong hoạt động giáo dục – đào tạo – nghiên cứu khoa học ở trong nước và quốc tế. Cụ thể:

- Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học nhằm cung cấp cán bộ có trình độ cao cho trường và cho khu vực Bắc Bộ. Trên cơ sở đó, đẩy mạnh liên kết đào tạo với các đối tác trong và ngoài nước, mở các chuyên ngành đào tạo mới cho tất cả các hệ đào tạo.

- Phát triển, nâng cấp công tác nghiên cứu khoa học ở tất cả các cấp. Phát triển các để tài, dự án nghiên cứu khoa học phục vụ đào tạo và chuyển giao công nghệ. Tạo điều kiện môi trường cho hoạt động khoa học và công nghệ. Xác định mối quan hệ hợp lý giữa nghiên cứu lý luận và nghiên cứu ứng dụng, giữa nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học giáo dục và khoa học công nghệ. Khuyến khích các đề tài, hình thức nghiên cứu và ứng dụng gắn liền với các tổ chức KT-XH. Có các biện pháp tăng nguồn lực và mức đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học. Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học, chuyên gia đầu ngành và thực hiện các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học lớn.

- Liên kết, liên thông trong nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học đối với các cơ sở trong và ngoài nước. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong sinh viên. Tổ chức các hoạt động hội thảo, hội nghị khoa học với các quy mô khác nhau nhằm trao đổi, khai thác thông tin và hợp tác trong nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng KH-CN.

- Kết hợp đẩy mạnh công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với việc biên soạn, in ấn, phát hành các giáo trình, tài liệu tham khảo, thông báo khoa học. Tiến tới nâng cấp Tạp chí Thương mại thành Viện nghiên cứu Thương mại. Có thông báo khoa học cho từng chuyên ngành hẹp và thông báo khoa học của trường phát hành trong phạm vi cả nước.

- Triển khai việc liên kết, liên thông đào tạo, nghiên cứu khoa học với các Trường đại học các nước trên thế giới.

- Thu hút sự tham gia của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong quá trình tổ chức đào tạo và tiếp nhận người tốt nghiệp sau khi đào tạo bằng các hình thức: hợp tác đào tạo giữa nhà trường và các doanh nghiệp, hợp tác nghiên cứu các đề tài gắn với thực tiễn, doanh nghiệp giao lưu, báo cáo thực tế, tổ chức tham quan doanh nghiệp, giảng viên nghiên cứu thực tiễn tại các cơ sở, tạo điều kiện cho sinh viên có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm.

Thứ hai: huy động nguồn thu từ học phí, sự đóng góp của cộng đồng, của các cơ sở sử dụng nhân lực. Trên cơ sở thực hiện chế độ thu và sử dụng học phí mới (Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 31/3/1998), trong tương lai khi xác định được chi phí đơn vị của từng cấp/ bậc giáo dục, Nhà nước sẽ điều chỉnh mức học phí nhằm tăng khả năng thu hồi chi phí phù hợp với mỗi cấp/ bậc giáo dục. Tăng tỷ lệ thu hồi chi phí bằng việc mở rộng diện phải đóng học phí và nâng mức học phí, sẽ là tín hiệu tốt cho các cơ sở giáo dục hướng đến việc đáp ứng nhu cầu giáo dục tốt hơn. Muốn vậy, nhà trường cần thể chế hoá quy chế về các khoản thu và sử dụng các khoản đóng góp khác ngoài học phí. Công khai hoá các mức thu học phí và các đóng góp khác vào đầu năm học và điều chỉnh mức thu có tính đến yếu tố trượt giá, yếu tố chất lượng, chi phí đơn vị, khả năng đảm bảo ngân sách so với chi phí và các yếu tố khác như thu cao hơn ở các vùng thành phố và vùng có kinh tế phát triển hơn so với các vùng khác.

Bên cạnh việc tăng mức thu học phí, cần gắn liền với chương trình cho vay và quỹ học bổng. Ngân sách tập trung đầu tư chiều sâu, đảm bảo thiết bị, giáo trình tương đối hiện đại cho một số cơ sở để tăng nhanh khả năng đào tạo chất lượng cao, nhằm hướng tới mục đích là tỷ lệ thu nhập của trường từ các khoản thu ngoài ngân sách Nhà nước trong tổng thu của trường tăng dần lên.

Nhà trường cũng có thể tăng nguồn thu từ sự đóng góp của các cơ sở trực tiếp sử dụng nhân lực do Trường đào tạo. Các tổ chức, cá nhân tuyển dụng lao động đóng góp một phần kinh phí đào tạo, quan hệ với việc tuyển dụng phối hợp với Trường ĐHTM, thông qua đơn đặt hàng về số lượng lao động đã được đào tạo, tính toán chi phí tại cơ sở đào tạo, gắn khâu tuyển sinh và việc sử dụng sinh viên tốt nghiệp, giảm chi phí việc đào tạo không phù hợp yêu cầu và tạo khả năng sử dụng hợp lý hơn sinh viên đã qua đào tạo.

Thứ ba: tăng nguồn thu từ các dịch vụ đào tạo, các hợp đồng nghiên cứu khoa học, từ các dự án, các hoạt động hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ, xuất bản, in ấn,...các hình thức liên kết, liên doanh với các tổ chức trong nước và quốc tế thông qua hệ thống các quy chế cùng đào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời có nguồn vốn bổ sung cho đào tạo đại học của trường, phát triển các trung tâm trong trường, viện nghiên cứu trực thuộc trường để ứng dụng nghiên cứu khoa học, sản xuất, nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình đào tạo và sản xuất tạo ra thu nhập cho trường, tăng nguồn thu nội bộ cho cơ sở đào tạo.

Thứ tư: tranh thủ nguồn thu từ ngân sách Nhà nước. Đây là nguồn thu quan trọng, chiếm từ 30-40% tổng nguồn thu hàng năm của Trường ĐHTM. Tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của các Bộ,ngành,...tạo điều kiện để Trường khai thác tối đa nguồn tài chính cho đào tạo đại học trên cơ sở tận dụng đội ngũ cán bộ, thiết bị, hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng

vào thực tiễn. Mục tiêu là nhằm huy động sức mạnh tổng hợp, thực hiện xã hội hoá giáo dục, đa phương hoá nguồn lực trong quá trình xây dựng Trường ĐHTM.

Trường Đại học Thương mại chịu sự quản lý trực tiếp theo ngành dọc là Bộ giáo dục và Đào tạo. Vì vậy, thực hiện các giải pháp nói trên nhằm thực hiện sự liên thông, phối hợp chiều ngang trong việc thực hiện những mục tiêu chung về KT-VH-XH. Chính vì vậy, ngoài sự đầu tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cần có sự phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ quan, ban ngành Trung ương, địa phương, các trung tâm KT-VH-XH, các ngành khác quan hệ hợp tác với hoạt động của Nhà trường. Sự hỗ trợ được thể hiện bằng sự đóng góp, liên kết, hỗ trợ, tạo điều kiện về cơ sở vật chất như đất đai, nhà cửa, ký túc xá sinh viên, ...về những yếu tố liên quan đến toàn bộ quá trình đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ....và các hoạt động khác của Trường ĐHTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện quản lý tài chính tại trường Đại học Thương mại (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)