Quản lý chi của Trƣờng Đại học Thƣơng mại 1 Chi từ nguồn ngân sách Nhà nƣớc cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện quản lý tài chính tại trường Đại học Thương mại (Trang 58 - 60)

11. Khoa Sau đại học

2.2.2. Quản lý chi của Trƣờng Đại học Thƣơng mại 1 Chi từ nguồn ngân sách Nhà nƣớc cấp

2.2.2.1. Chi từ nguồn ngân sách Nhà nƣớc cấp

Nguồn ngân sách Nhà nước chủ yếu được trường sử dụng cho các khoản chi thường xuyên, trực tiếp gắn với quá trình giảng dạy và học tập, bao gồm các khoản mục sau:

- Chi cho con người: gồm chi lương và các loại tiền công, tiền thưởng, các khoản phụ cấp, phúc lợi tập thể cho cán bộ công nhân viên, chi học bổng và các khoản chi hỗ trợ cho sinh viên thuộc diện chính sách...chiếm tỷ lệ lớn nhất, khoảng 45% tổng chi hàng năm.

- Chi quản lý hành chính: gồm chi tiền điện, nước, điện thoại, fax, xăng xe, công tác phí, hội nghị phí, văn phòng phí và văn phòng phẩm cho giáo viên, tiền nhà đất, vệ sinh cơ quan... chiếm khoảng 20% tổng chi hàng năm, phục vụ cho các hoạt động của bộ máy quản lý của Trường Đại học Thương mại.

- Chi cho nghiệp vụ chuyên môn, gồm chi cho đào tạo đại học, cao học và nghiên cứu sinh như mua tài liệu giáo trình cho thư viện, chi cho quá trình thực tập, thực tế, chi cho nghiên cứu khoa học của sinh viên, khen thưởng cán bộ giảng viên, sinh viên, chi cho tổ chức các hội nghị hội thảo nâng cao chất lượng giảng dạy, đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, chi cho chuyên gia nước ngoài và đoàn vào...chiếm tỷ lệ khoảng 25% tổng chi hàng năm.

- Chi mua sắm sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định nhằm đầu tư mua sắm cơ sở vật chất, thay thế các trang thiết bị cũ, sửa chữa và trang bị lại các phòng học, phòng thí nghiệm, phòng máy vi tính...hàng năm tỷ lệ chi chiếm khoảng 10% tổng chi.

Bảng 2.7: Cơ cấu chi nguồn ngân sách Nhà nƣớc của Trƣờng Đại học Thƣơng mại từ 2004-2008

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008

Lượng % Lượng % Lượng % Lượng % Lượng % Chi cho con

người 5909,04 45 9376,8 50 7430,625 45 5810,1 30 7794,72 45 Chi quản lý hành chính 2626,24 20 3750,72 20 2476,875 15 3873,4 20 2598,24 15 Chi nghiệp vụ chuyên môn 3282,8 25 4688,4 25 4953,75 30 6778,45 35 6062,56 35 Chi mua sắm sửa chữa tài

sản

1313,12 10 937,68 5 1651,25 10 2905,05 15 1732,16 10

Tổng chi 13131,2 100 18753,6 100 16512,5 100 19367 100 17321,6 100

Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính trường đại học Thương mại từ 2004-2008

Qua số liệu phân tích ở bảng trên ta thấy trong những năm qua Trường Đại học Thương mại đã có nhiều cố gắng nhằm cải thiện đời sống cho cán bộ giáo viên, điều đó được thể hiện qua tỷ trọng chi cho con người không ngừng tăng qua các năm. Chi quản lý hành chính cũng từng bước được cắt giảm

Đồng thời tỷ lệ chi cho nghiệp vụ chuyên môn giảng dạy và học tập, chi mua sắm sửa chữa từng bước nâng lên, chứng tỏ nhà trường đã chú trọng hơn vào việc đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo cả về mặt chuyên môn nghiệp vụ cũng như trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập.

Việc chi trả lương cho cán bộ công chức và lao động hợp đồng vẫn theo hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp. Các khoản phụ cấp lương được quy định cho giảng viên các khoa đào tạo là 25%.

Các khoản chi hành chính tuy có giảm, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi. Đó là do tính lạc hậu, cứng nhắc trong các tiêu chuẩn định

mức chi cho quản lý hành chính như chi sử dụng điện thoại, công tác phí, hội nghị phí.

Chi cho nghiệp vụ chuyên môn tuy có tăng nhưng chưa có bước chuyển biến đáng kể. Vì vậy, thực tế là kinh phí cho sinh viên và giảng viên đi thực tập, thực tế, mua thiết bị, trang bị cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ còn hạn hẹp, mới chỉ đáp ứng tối thiểu và còn rất thiếu thốn. Trong khi đó, tiêu chuẩn, định mức chi cho việc giảng dạy của giáo viên cũng chưa phù hợp với tình hình mới.

Việc mua giáo trình, tài liệu và các trang thiết bị phục vụ giảng dạy được giao cho Trung tâm thông tin thư viện đảm nhiệm gây nên nhiều bất cập. Vì vậy, tình trạng chung là còn thiếu nhiều giáo trình, tài liệu, trang thiết bị không đủ và không phù hợp, dẫn đến chất lượng đào tạo không được cải thiện. Việc chi trả vượt giờ, chi đào tạo bồi dưỡng cán bộ...cũng còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với công sức của giáo viên, mặc dù có tăng nhưng chưa thực sự đều giữa các bộ môn, do đó không tạo động lực để họ dành thời gian nâng cao trình độ và chất lượng giảng dạy.

Các khoản chi cho mua sắm cơ sở vật chất tuy đã được chú trọng, nhưng vẫn chưa đáp ứng được sự gia tăng về quy mô đào tạo, đặc biệt là hệ đào tạo không chính quy. Vì vậy, trong thời gian tới nhà trường nên tăng cường hơn nữa để hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện quản lý tài chính tại trường Đại học Thương mại (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)