11. Khoa Sau đại học
2.1.3.3. Cơ sở vật chất
Hiện tại tổng diện tích khuôn viên đất được giao quản lý là 51.006 m2 trong đó được sử dụng chủ yếu để làm trụ sở làm việc, xây dựng các giảng đường phục vụ cho việc giảng dạy, xây dựng ký túc xá sinh viên và một phần được chia cho cán bộ công nhân viên tự làm nhà (18.391 m2
)
Để phát triển theo quy hoạch đến năm 2015-2020, trường xin Thành phố Hà nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp thêm từ 5 đến 10 ha đất nhằm mở rộng trường , tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo, mở
rộng trung tâm thư viện, xây dựng các trung tâm dịch vụ, nghiên cứu và ứng dụng KH-CN....
2.1.4.Tổ chức bộ máy kế toán - tài chính của Trƣờng Đại học Thƣơng mại
Cơ cấu tổ chức của bộ máy kế toán - tài chính của Trường ĐHTM được tổ chức như sau:
Hình 2.2: Cơ cấu bộ máy kế toán - tài chính của Trƣờng ĐHTM
Nguồn: Phòng Tổ chức – Thanh tra, Trường Đại học Thương mại
Trường Đại học Thương mại áp dụng chính sách thu - chi tài chính thống nhất: thu - chi qua một đầu mối do Phòng Kế hoạch - Tài chính đảm nhiệm. Phòng KH-TC có trách nhiệm tham mưu cho Nhà trường trong công tác quản lý tài chính trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan.
Hiệu trƣởng Hiệu phó phụ trách tài chính Trƣởng phòng KH-TC Phó trƣởng phòng KH-TC Chuyên viên Chuyên viên Chuyên viên Chuyên viên
Phòng KH-TC lập kế hoạch, quản lý và báo cáo quyết toán ngân sách của trường theo đúng quy định của Nhà nước và các quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ.
Các đơn vị có quyền chủ động trong việc chi các khoản trường giao chi, các đơn vị sử dụng và phải tuân thủ pháp lệnh kế toán thống kê, thực hiện tạm ứng, thanh - quyết toán tại Phòng KH-TC, đồng thời phải tổ chức công khai tài chính tại đơn vị mình.
Công tác kế toán và quyết toán ngân sách phải được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật về chứng từ thu chi ngân sách, mục lục ngân sách Nhà nước, hệ thống tài khoản, sổ sách, biểu mẫu báo cáo và đối tượng sử dụng ngân sách.
Việc chỉnh lý quyết toán ngân sách thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành. Việc kiểm tra, thanh tra và xử lý việc chấp hành các chế độ thu chi và quản lý ngân sách, quản lý tài sản được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.
Như vậy, đội ngũ cán bộ tài chính - kế toán của trường có một vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hiệu quả của việc quản lý tài chính. Trong khi đó, số lượng cán bộ của Phòng KH-TC của trường hiện có 7 người, trong đó chỉ có 2 tiến sĩ, 5 cử nhân. Xét về thâm niên công tác thì có 5 người đã làm việc trên 15 năm, còn lại mới làm việc từ 1 đến 5 năm. Tuy nhiên, trong số 5 cử nhân kế toán thì hiện nay có 3 người đang theo học cao học theo hình thức vừa học vừa làm. Qua đó, cho thấy năng lực cán bộ công tác kế toán – tài chính của Trường Đại học Thương mại còn yếu. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ có một khoảng cách khá lớn giữa nhóm đã làm việc lâu năm tại trường và nhóm cán bộ trẻ, trong khoảng vài năm tới sẽ có một sự hẫng hụt lớn do lớp già đã về hưu trong khi lớp trẻ còn non về kinh nghiệm, nhất là kinh nghiệm về quản lý tài chính, vì đa số đều không có kiến thức
chuyên môn tài chính. Việc tiếp thu và cập nhật chính sách, chế độ mới cũng như trang bị kiến thức về tin học, ngoại ngữ để ứng dụng các công cụ tin học vào công tác tài chính - kế toán có nhiều hạn chế. Mặt khác, do đặc điểm của trường đại học nên một số cán bộ quản lý xuất phát là cán bộ giảng dạy có trình độ chuyên môn không phù hợp với nhiệm vụ quản lý tài chính, làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI THƢƠNG MẠI