Quản lý nguồn thu của Trƣờng Đại học Thƣơng mại 1 Nguồn ngân sách Nhà nƣớc cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện quản lý tài chính tại trường Đại học Thương mại (Trang 50 - 55)

11. Khoa Sau đại học

2.2.1. Quản lý nguồn thu của Trƣờng Đại học Thƣơng mại 1 Nguồn ngân sách Nhà nƣớc cấp

2.2.1.1. Nguồn ngân sách Nhà nƣớc cấp

Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 (Quyết định 201/2001/QĐ- TTg ngày 28/12/2001) đặt ra mục tiêu “tăng cường nguồn tài chính cho giáo dục - đào tạo. Nâng tỉ lệ chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục - đào tạo từ 15% năm 2000 lên ít nhất 18% năm 2005 và 20% năm 2010”. Điều này được thể hiện qua bảng 2.1

Bảng 2.1: Chi Ngân sách Nhà nƣớc cho giáo dục ở Việt Nam từ 2000-2008

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Chi SNGD ĐT - KHCN 10356 12649 16906 16625 27820 35007 45595 55240 63390 Chương trình mục tiêu 600 600 710 970 1250 1770 2970 3380 3670 Chi đầu tư

phát triển 2321 2360 3008 3200 4900 6623 9705 11530 13140 Tổng số 13277 15609 20624 22795 32730 41630 55300 66770 76200 Tỷ trọng trong ngân sách NN 15,04 % 15,02 % 15,04 % 16,40 % 16,53 % 18,04 % 18,30 % 18,42 % 20 %

Nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho giáo dục đào tạo tăng chậm từ năm 2000 đến năm 2002. Tuy nhiên, từ năm 2002 để tăng cường nguồn tài chính cho giáo dục – đào tạo, Nhà nước đã có chủ trương phát hành công trái giáo dục, vì vậy tỷ trọng chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục năm 2003 đã đạt 16,4% và năm 2004 là 16,53% trong tổng ngân sách Nhà nước. Từ năm 2003 việc phát hành công trái giáo dục đã huy động được một số tiền rất lớn để đầu tư cho giáo dục (năm 2003 là 2848 triệu đồng, năm 2004 là 4240 triệu đồng, năm 2005 là 5300 triệu đồng và năm 2006 là 4441 triệu đồng). Đây là một tín hiệu tốt để thực hiện mục tiêu tăng tỷ lệ chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục đạt 20% vào năm 2010.

Trong giai đoạn 2004 – 2008, Trường Đại học Thương mại trải qua một quá trình phát triển theo xu hướng hiện đại hoá trong giáo dục, vì vậy cần một nguồn tài chính rất lớn để thực hiện công cuộc hiện đại hoá và xây dựng nhà trường. Trường đã nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nên việc đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất và đổi mới phương pháp giáo dục cũng được nâng lên. Hàng năm, NSNN cấp cho Trường Đại học Thương mại theo định mức, theo quy mô hiện có và các chương trình mục tiêu, các dự án... Đây là nguồn kinh phí chủ yếu để xây dựng trường. Cùng với sự gia tăng ngân sách Nhà nước cấp cho GD ĐT, nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho Trường ĐHTM cũng tăng lên hàng năm, thể hiện qua bảng 2.2:

Bảng 2.2: Nguồn thu của Trƣờng Đại học Thƣơng mại từ 2004 – 2008 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 1. Nguồn ngân sách Nhà nước cấp 13131,2 18753,6 19367 16512,5 17321,6 -Chi thường

xuyên cho đào tạo 10834 12299 12443 12449 12548 - Chi chương

trình mục tiêu và dự án vốn vay

800 1880 800 1000 1000

- Chi xây dựng cơ

bản 3682 3082

- Chi cho NCKH và bồi dưỡng đào tạo lại công chức

1497,2 892,6 3042 3063,5 3773,6 - Tỷ lệ tăng qua các năm - 42,81% 3,27% -8,52% 4,89% 2.Nguồn ngoài ngân sách 30948 35669 41838 45912 49532 Tỷ lệ tăng qua các năm - 15,25% 17,29% 9,73% 7,88% 3. Tổng nguồn tài chính 44079,2 54422,6 61205 62424.5 66853,6 Tỷ lệ tăng qua các năm - 23,46% 12,46% 2% 7,09%

Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính Trường Đại học Thương mại năm 2004-2008

Qua bảng trên ta thấy, NSNN cấp cho trường tăng mạnh vào năm 2005 thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với sự nghiệp GD-ĐT nói chung và của Trường ĐHTM nói riêng. Nhưng các năm sau đó, tỉ lệ này có tăng nhưng rất nhỏ, là do trường đã từng bước thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính. Trong đó, nguồn kinh phí cấp cho xây dựng cơ bản tăng nhanh trong năm 2005 là 3,682 tỷ và năm 2006 là 3,082 tỷ để phục vụ cho việc nâng cao chất lượng cơ sở vật chất và đào tạo của nhà trường. Tuy nhiên, so với tốc độ phát triển quy

mô đào tạo và chế độ chính sách cho sinh viên và cán bộ giảng dạy thì các khoản chi đó chỉ mới đáp ứng được nhu cầu chi cần thiết. Mặt khác, tuy số lượng tăng nhiều nhưng do mức thu học phí vẫn áp dụng theo mức thu từ những năm 1995 nên tổng thu học phí không tăng nhiều trong khi các khoản chi khác nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thì NSNN cấp hàng năm chỉ đáp ứng được 30-40% tổng chi của trường.Vì vậy, nhà trường phải huy động thêm các nguồn thu ngoài NSNN nhằm bù đắp sự thiếu hụt này.

Nguồn NSNN cấp chi thường xuyên cho trường dựa vào chỉ tiêu sinh viên có ngân sách được giao hàng năm của Trường ĐHTM. Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch và dự toán NSNN giao, Trường ĐHTM tiến hành phân bổ kinh phí dựa vào chỉ tiêu biên chế, chỉ tiêu sinh viên có ngân sách và các nhiệm vụ đặc biệt khác. Bên cạnh đó, cơ cấu của các khoản chi ngân sách của Trường ĐHTM cũng còn nhiều bất cập, điều đó thể hiện qua bảng 2.3:

Bảng 2.3: Cơ cấu cấp ngân sách đƣợc cấp của Trƣờng Đại học Thƣơng mại từ 2004-2008

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008

Tổng ngân sách Nhà nƣớc cấp 100 100 100 100 100 Chi thường xuyên cho đào tạo 84,43 66,5 64,25 75,4 73,46 Chi chương trình mục tiêu và dự án vốn vay 3,89 7,84 4,13 6,06 7,08

Chi xây dựng cơ bản 20,66 15,92

Chi cho NCKH và bồi dưỡng đào tạo lại

công chức 11,68 5 15,7 18,54 19,46

Nguồn: Báo cáo quyết toán tài chính Trường Đại học Thương mại năm 2004-2008

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ trọng chi thường xuyên cho đào tạo chiếm trên 60% trong tổng nguồn NSNN cấp cho trường nhưng xét về số tuyệt đối thì vẫn tăng hàng năm. Chi xây dựng cơ bản chỉ được NSNN cấp

năm 2005 và 2006 và tăng lần lượt là 20,66% và 15,92% tổng NSNN cấp. Trong khi đó, tỷ trọng chi cho nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng đào tạo lại công chức chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, đặc biệt là năm 2005, chỉ chiếm có 5% trong tổng chi ngân sách, nhưng tỷ trọng này trong năm 2006, 2007 và 2008 đã có sự cải thiện rõ rệt, đều đạt mức trên 15%. Hơn nữa, xét về số tuyệt đối thì mức chi cho nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng đào tạo lại vẫn tăng hàng năm, nó cho thấy nhà trường ngày càng quan tâm hơn tới công tác nghiên cứu khoa học cũng như hỗ trợ khuyến khích cán bộ công chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. Đặc biệt, trong năm 2006 và năm 2007 trường được cấp 3,5 tỷ đồng chi cho việc xây dựng và phát triển Trung tâm Thương hiệu làm tiền đề để trường Đại học Thương mại xây dựng và đào tạo chuyên ngành Quản trị thương hiệu trong tương lai.

Bảng 2.4: Mức chi ngân sách Nhà nƣớc bình quân cho 1 sinh viên Trƣờng Đại học Thƣơng mại từ 2004 – 2008

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng ngân sách Nhà nước cấp (triệu

đồng) 10834 11849 12443 12449 12548

Quy mô sinh viên (người) 11526 12643 12998 13467 13754 Mức chi bình quân/1 SV (triệu đồng) 0,939 0,937 0,957 0,942 0.912

Tỷ lệ tăng (giảm)(%) - -2,1 2 -1,5 -3

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học Trường Đại học Thương mại 2004-2008

Ta thấy, mức chi NSNN bình quân cho 1 sinh viên của trường có sự tăng lên và giảm đi giữa các năm khác nhau mặc dù ngân sách của Nhà nước cấp hàng năm cũng tăng nhưng tỉ lệ tăng là không đáng kể, tuy nhiên tỷ lệ sinh viên tăng lên là tương đối cao, do vậy mức chi bình quân cho một sinh viên của trường là chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện quản lý tài chính tại trường Đại học Thương mại (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)