Chi từ nguồn ngoài ngân sách Nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện quản lý tài chính tại trường Đại học Thương mại (Trang 60 - 62)

11. Khoa Sau đại học

2.2.2.2. Chi từ nguồn ngoài ngân sách Nhà nƣớc.

Ngoài nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp, Trường Đại học Thương mại còn huy động thêm từ các nguồn học phí, lệ phí của người học, lệ phí tuyển sinh, các khoản thu từ đào tạo tại chức, đào tạo từ xa, các loại dịch vụ và các nguồn thu khác. Nguồn kinh phí này chủ yếu phục vụ cho các khoản chi sau:

- Hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy và phục vụ đào tạo như bồi dưỡng thêm cho giảng viên, khuyến khích giảng viên tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn...phục vụ giảng dạy.

- Tăng cường cơ sở vật chất: mua sắm, sửa chữa, tôn tạo, thuê cơ sở vật chất, văn phòng phẩm, trang thiết bị tại các văn phòng khoa, hỗ trợ việc biên soạn giáo trình, hỗ trợ quản lý chuyên môn, hành chính, đoàn thể.

- Các hoạt động sự nghiệp giáo dục đào tạo như hỗ trợ cho việc tổ chức đi thực tế của giảng viên, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao vào các dịp lễ lớn, khen thưởng học sinh sinh viên, hỗ trợ phong trào sinh viên tình nguyện, phong trào mùa hè xanh...

- Trích nộp cho các đơn vị phục vụ: ký túc xá, thư viện trường, trạm xá và nộp cấp trên.

Bảng 2.8: Cơ cấu chi nguồn ngoài ngân sách Nhà nƣớc của Trƣờng Đại học Thƣơng mại từ 2004-2008

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008

Lượng % Lượng % Lượng % Lượng % Lượng % Chi cho con

người 7487 25 7720,87 23 9162,74 28 12937,7 30 14198,4 30 Chi quản lý hành chính 4492,2 15 5706,73 17 6772,46 17 4312,9 10 7099,2 15 Chi nghiệp vụ chuyên môn 11979,2 40 15106,05 45 17927,1 40 17251,6 40 18931,2 40 Chi mua sắm sửa chữa tài

sản

5989,6 20 5035,35 15 5975,7 15 8623,8 20 7099,2 15

Tổng chi 29948 100 33569 100 39838 100 43129 100 47328 100

Qua số liện phân tích trên ta thấy, nguồn tài chính do nhà trường tự bổ sung nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập, chiếm khoảng trên 40% tổng chi. Mặt khác, nhà trường cũng đã chú ý đầu tư cho mua sắm sửa chữa trang thiết bị cơ sở vật chất, bên cạnh việc chi cho bộ máy quản lý của trường. Tuy nhiên, nguồn kinh phí do trường huy động được trong các năm qua chưa nhiều và cũng chưa chủ yếu được sử dụng cải thiện đời sống cho cán bộ giáo viên trong trường, bổ sung vào công tác quản lý hành chính phục vụ đào tạo và hỗ trợ công tác chuyên môn nhằm đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng đào tạo của Trường ĐHTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện quản lý tài chính tại trường Đại học Thương mại (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)