1.4.KINH NGHIỆM TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 1.4.1 Kinh nghiệm của một số nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện quản lý tài chính tại trường Đại học Thương mại (Trang 36 - 38)

1.4.1. Kinh nghiệm của một số nƣớc.

Trong bối cảnh sôi động của các xu hướng phát triển của đời sống xã hội hiện đại, GD ĐH ở các nước đã và đang phải đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức to lớn, đặc biệt là vấn đề giải quyết các mối quan hệ giữa quy mô, chất lượng và hiệu quả đào tạo; giữa đào tạo và nghiên cứu, dịch vụ; giữa nhu cầu và nguồn lực cho phát triển... Để giải quyết các yêu cầu đó, GD ĐH ở các nước đã và đang thực hiện các cuộc đổi mới và cải cách sâu rộng với các xu hướng sau:

- Xu hướng đại chúng hoá: Chuyển từ giáo dục tinh hoa sang giáo dục đại chúng và phổ cập. Quy mô GD ĐH tăng nhanh. Ở nhiều nước như Mỹ, Hàn Quốc tỷ lệ sinh viên đại học trong độ tuổi 18-26 lên đến 30-50%.

- Xu hướng đa dạng hoá: Phát triển nhiều loại hình trường với cơ cấu đào tạo đa dạng về trình độ và ngành nghề theo hướng hàn lâm hoặc nghề nghiệp và công nghệ nặng về thực hành.

- Tư nhân hoá: Để tăng hiệu quả đào tạo và thu hút nhiều nguồn lực ngoài NSNN cho GD ĐH, nhiều nước như Mỹ, Philippin...phần lớn các trường đại học là đại học tư.

- Bảo đảm chất lượng và nâng cao khả năng cạnh tranh. Tập đoàn hoá và công nghiệp hoá hệ thống GD ĐH.

- Phát triển mạng lưới các đại học nghiên cứu để trở thành các trung tâm sản xuất, sử dụng, phân phối, xuất khẩu tri thức và chuyển giao công nghệ mới, hiện đại. Thông qua đào tạo và nghiên cứu để phát hiện và thu hút nhân tài khoa học và công nghệ.

- Đẩy mạnh các loại hình dịch vụ đào tạo nhân lực quốc tế và khu vực. Các trường đại học trở thành các cơ sở dịch vụ đào tạo nhân lực thu hút vốn đầu tư vào đào tạo từ nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển có nhu cầu tiếp cận với công nghệ hiện đại.

Như vậy, xu hướng chung của GD ĐH trên thế giới là chuyển dần sang khu vực tư nhân. Tuy nhiên, thực tế hiện nay NSNN vẫn giữ vai trò chủ đạo trong tổng nguồn vốn đầu tư cho GD ĐT. Hệ thống GD ĐT của các nước đều bị thiếu hụt về tài chính, do các lý do sau:

- Nhu cầu đào tạo đại học trong những năm gần đây tăng nhanh

- Các hình thức hỗ trợ cho các đối tượng thuộc cấp giáo dục thấp tăng lên

- Nhu cầu đào tạo phải thay đổi phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động nhiều biến động và phải đáp ứng được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

- Sự bùng nổ kiến thức trong thời đại của công nghệ thông tin đã làm cho các kỹ năng và cơ sở vật chất bị hao mòn vô hình nhanh chóng.

- Yêu cầu mở rộng việc nghiên cứu khoa học và đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng GD ĐH.

Chính vì vậy, xu hướng quốc tế là tăng quyền tự chủ trong QLTC và quản lý nhân sự của các cấp cơ sở trong hệ thống giáo dục xuống tận cấp trường - cấp phải đối mặt thường xuyên với các vấn đề thực tiễn của người dạy và người học, đồng thời cũng là cấp có khả năng phân bổ và sử dụng các nguồn lực thích hợp nhất. Xu hướng này chính là công cuộc cải cách tài chính trong tiến trình cải cách giáo dục đã được thực hiện có hiệu quả ở một số nước phát triển. Cải cách tài chính trong tiến trình cải cách giáo dục chính là sự phân công và phân bổ lại các nguồn kinh phí phục vụ cải cách giáo dục có hiệu quả, đạt chất lượng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện quản lý tài chính tại trường Đại học Thương mại (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)