Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân gây ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên cho ngành dệt may việt nam (Trang 72 - 97)

CHƯ NG 2 : PHƯ NG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên trong nước

3.3.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân gây ra

a. Những hạn chế, tồn tại trong việc phát triển nguồn nguyên liệu bông

Trong bối cảnh sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng, ngành dệt may Việt vẫn chưa thoát khỏi lệ thuộc vào nguồn nguyên - phụ liệu nhập khẩu. Bộ

Công Thương cho biết, đối với bông: Việt Nam vẫn phụ thuộc 99% bông nhập khẩu, tốc độ tăng nhu cầu bông cho ngành dệt may cao hơn tốc độ tăng nguồn bông trong nước; năm 2016 nhập khẩu bông đạt 1,03 triệu tấn, trị giá khoảng 1,7 tỷ USD, tăng 2% về lượng và 2,5% về giá trị so với năm 2015. Kết quả của việc nguồn cung trong nước ngày càng có xu hướng giảm là do những tồn tại:

- Tồn tại trong công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch và triển khai

phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên + Về công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phù hợp được xem là nhân tố quan trọng nhất trong việc quyết định việc phát triển bông nguyên liệu có đạt mục tiêu hay không. Tuy nhiên, cho đến nay còn nhiều hạn chế khi giải quyết các vấn đề, nội dung là căn cứ để dự báo tính toán phương án quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu có hiệu quả. Đó là các vấn đề về dự báo thị trường, chính sách để tập trung và tích tụ đất đai, kinh tế trang trại, tín dụng nông nghiệp,… Điều này khiến cho chất lượng quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất chỉ đạt ở mức trung bình, còn nhiều hạn chế. Một số dự án quy hoạch do dự tính, dự báo chưa sát, chưa lường hết được tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan nên không được thực hiện hoặc thực hiện chưa được hiệu quả như mong muốn

Mặt khác, trong quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện quy hoạch cũng còn có những hạn chế, tồn tại nhất là ở các cấp cơ sở dẫn đến có quy hoạch bị phá vỡ hoặc không thực hiện theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt. Ngoài ra chưa có sự liên kết giữa các vùng sản xuất với nhau, giữa vùng sản xuất với vùng chế biến và tiêu thụ sản phẩm

+ Về chính sách tài chính

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp cho phát triển sản xuất bông chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu vốn, khả năng tự đầu tư trong nông dân còn hạn chế do thu nhập của nông dân còn ở mức thấp, chưa có tích lũy nhiều. Mặt khác, việc vay

vốn của nông dân tại các ngân hàng trên thực tế là rất khó khăn, nhiều thủ tục rất khó thực hiện đối với nông dân nghèo, ảnh hưởng đến quá trình đầu tư, phát triển sản xuất. Chính sách về vốn, tín dụng cho ngành bông chưa phù hợp, thiếu tập trung, việc lồng ghép các chương trình còn nhiều hạn chế, người sản xuất gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất và hạn chế việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới đòi hỏi phải có vốn đầu tư cao

Nghị định 80/CP chưa có những cơ chế chế tài. Nghị định này mới chỉ đem lại lợi ích cho nông dân nhưng chưa bảo hộ cho nhà đầu tư.

Quyết định 17/CP về hỗ trợ giống bông cho sản xuất nhưng nhiều địa phương chưa thực hiện.

Quỹ hỗ trợ sản xuất bông trích 2% nguyên liệu nhập khẩu được trích từ các công ty Dệt làm ăn có lãi đã được phê duyệt nhưng chưa thực hiện.

Chính sách VAT chưa bảo hộ và khuyến khích sản xuất bông trong nước thay thế nhập khẩu.

+ Về khoa học công nghệ

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình chuyển giao khoa học công nghệ cho nông dân hiện nay vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Nhiều mô hình, đề tài, dự án thu được kết quả chưa như mong muốn, chưa có tính chiến lược lâu dài, vẫn còn mang tính sản xuất nhỏ. Mặc dù đã có nhiều cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nhưng thực sự những nghiên cứu đó chưa được ứng dụng nhiều trong sản xuất, việc nghiên cứu sản xuất ra giống bông mới so với các giống bông nhập ngoại đem lại năng suất, chất lượng kém hơn rất nhiều và chưa sản xuất ra nhiều loại để có thể phù hợp với đặc điểm tự nhiên từng vùng sản xuất Tại các vùng nguyên liệu, diện tích sản xuất bông tuy có tăng nhưng chưa thực sự ổn định. So với đất nông nghiệp có khả năng mở rộng diện tích trồng bông hiện có tại các tỉnh thì diện tích thực tế trồng bông đạt tỷ lệ rất thấp

Năng suất bông hiện nay tại (1,5 - 1,8 tấn/ha) vẫn thấp hơn đáng kể so với mức năng suất bình quân trên thế giới, trong khi đó năng suất trồng bông ở Hoa Kỳ đạt khoảng 3 - 4 tấn/ha.

Chất lượng bông tại các vùng nguyên liệu tuy có phù hợp với tiêu chuẩn đo lường của Việt Nam nhưng chỉ để cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành dệt may sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong nước, không có khả năng xuất khẩu được do lẫn tạp chất và phẩm chất bông không đồng đều.

Giá thành sản xuất nguyên liệu bông vẫn còn ở mức cao do điều kiện thu mua, vận chuyển còn khó khăn, khả năng điều tiết giá bán bông kém do ảnh hưởng của các nước xuất khẩu bông mạnh trên thế giới như Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc... (các nước phát triển trồng bông theo định hướng sản xuất công nghiệp).

- Về thanh tra, kiểm tra, giám sát

Công tác thanh tra kiểm tra trên lĩnh vực này tuy được tiến hành thường xuyên nhưng kết luận, xử lý sai phạm còn chưa nghiêm minh, chưa có cơ chế rõ ràng, cụ thể. Sự phối hợp giữa các ngành chức năng chưa được thường xuyên và chặt chẽ

b. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

- Tồn tại trong công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch và triển khai phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên

+ Về công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch

Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên chưa được chú trọng đúng mức ở cấp cơ sở, công tác quy hoạch chưa gắn liền với quy hoạch khác như quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch thủy lợi,… trình độ, năng lực của cán bộ quy hoạch còn hạn chế, chưa bám sát thực tiễn. Người dân trong cùng một vùng quy hoạch không có sự thống nhất, sản xuất bông theo kiểu tự phát, manh mún dẫn đến khó khăn trong công tác triển khai quy hoạch, chưa hình thành vùng sản xuất bông tập trung lớn. Việc chuyển đổi

trồng bông trên đất lúa vụ Đông xuân còn hạn chế, hệ thống thủy lợi chưa phù hợp với việc tưới tiêu cho cây bông, đặc biệt khả năng cạnh tranh của cây bông so với nhiều cây trồng khác còn thấp, giá cả thu mua chưa hấp dẫn, nên người dân không có động lực phát triển trồng cây bông vải. Từ đó người dân đã chuyển đất trồng bông qua trồng bắp, mì hoặc cây màu khác. Nguyên nhân chính dẫn tới sự diện tích trồng bông chưa nhiều, còn manh mún là do nước ta không có lợi thế cạnh tranh về điều kiện tự nhiên và chưa chú trọng đầu tư trong việc trồng bông. Việc trồng bông chịu tác động nhiều bởi thời tiết, khí hậu vì bông được trồng chủ yếu ở vụ 2 trong mùa mưa, quá trình sinh trưởng nhờ nước mưa tự nhiên nên khó phù hợp với tất cả các loại vùng.

+ Về chính sách tài chính

Nguồn ngân sách ở địa phương còn hạn hẹp, chính sách hỗ trợ vốn, kỹ thuật, mặt bằng sản xuất,… đối với các thành phần kinh tế sản xuất với quy mô lớn, theo hình thức trang trại thực hiện chưa đồng bộ. Rủi ro trong đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp cao do phải chịu nhiều yếu tố tác động như thời tiết, thị trường,…

Các chính sách ưu tiên cũng chưa thực sự mang lại nhiều ưu đãi cho người trồng bông làm cho lợi nhuận giảm đi nhất định. Ước tính diện tích trồng bông sẽ giảm xuống dưới 1.000 ha trong tương lai gần. Ở nước ngoài, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã có báo cáo cho thấy lượng tiêu thụ bông của nước này giảm nhưng sản lượng lại tăng lên. Mỹ là nhà cung cấp bông thô lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm nay, và việc thặng dư sản lượng bông có thể làm cho giá bị giảm thêm, tạo cơ hội cho Việt Nam tăng nhập khẩu nguyên liệu này.

+ Về khoa học công nghệ

Cơ chế chính sách phát triển khoa học công nghệ về cơ bản còn thiếu đồng bộ, thiếu tính đột phá. Nhiều có chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã được ban

hành tuy vậy vẫn chưa hấp dẫn thu hút được doanh nghiệp đầu tư vào ngành sản xuất bông. Kinh phí đầu tư cho nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất bông. Thiếu đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ và chuyên sâu cao đáp ứng nhu cầu.

Lý giải cho việc Việt Nam phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu bông từ nước ngoài, đó là cây bông là một cây công nghiệp cần diện tích đất lớn và chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết. Hơn nữa, việc trồng cây bông thường tự phát và không có quy hoạch cụ thể.

Kết hợp với kỹ thuật trồng bông thấp, chất lượng cây bông Việt Nam kém và không đủ tiêu chuẩn để sản xuất, dẫn đến tăng trưởng không ổn định trong việc trồng bông. Do diện tích trồng khiêm tốn, bông Việt Nam chỉ chiếm 2% lượng tiêu dùng trong nước.

Có nhiều yếu tố góp phần vào sự suy giảm sản lượng cả yếu tố bên trong và bên ngoài. Ở trong nước, sản lượng bông của Việt Nam giảm, giá quốc tế cũng giảm và chi phí sản xuất bông ở Việt Nam chưa thể cạnh tranh được. Ngoài ra, các loại cây công nghiệp khác như sắn, điều, cà phê và ngô đang cạnh tranh về diện tích và có lợi nhuận hơn bông.

+ Năng suất trồng bông hiện nay của Công ty thấp hơn so với mức năng suất bình quân trên thế giới chủ yếu là do các nguyên nhân chủ yếu sau: địa bàn trồng bông đại đa số là các vùng đồi, núi phân tán nên khả năng tưới tiêu chủ yếu phụ thuộc vào nước mưa; nông dân tại các vùng trồng bông đại đa số là người dân tộc thiểu số, có trình độ dân trí thấp, nên áp dụng kỹ thuật thâm canh mới bị hạn chế; do điều kiện địa hình rộng, lực lượng đội ngũ cán bộ kỹ thuật còn mỏng nên việc chỉ đạo kỹ thuật gặp nhiều khó khăn, không đến được hết các hộ dân; một số hộ nông dân do ý thức còn kém, đã sử dụng vật tư, phân bón của Công ty đã ứng trước cho trồng bông để sử dụng cho cây trồng khác.

+ Hơn nữa, giá bông thế giới không ổn định trong khi cây bông lại là cây ngắn ngày nên người nông dân sẽ dễ dàng thay đổi mục đích sử dụng đất (chuyển sang các cây trồng khác có khả năng cạnh tranh hơn như ngô, sắn) nếu thấy giá bông hạ. Tình trạng này ảnh hưởng đến cả diện tích trồng bông cũng như sản lượng bông thu hoạch được hàng năm cung ứng cho Công ty.

+ Chất lượng bông mới chỉ đạt được tiêu chuẩn quốc gia, chưa đạt được tiêu chuẩn quốc tế phụ thuộc nhiều vào giống, cách chăm sóc và quá trình thu mua. Về giống, các giống bông hiện nay tại các vùng nguyên liệu của Công ty đang trồng chủ yếu là giống lai VN044, VN043, VN15, VN012 có thời gian từ lúc gieo đến thu hoạch khoảng 145-160 ngày, nhưng kháng rầy xanh yếu và cho năng suất thấp. Về quy trình trồng bông tại Việt Nam và cụ thể là tại vùng nguyên liệu của Công ty hiện nay vẫn phát triển theo thiên hướng nông nghiệp thủ công nên khả năng về chất lượng luôn là thách thức. Về quá trình thu mua bông còn có hạn chế do các ruộng bông nằm rải rác và xa khu tập kết thu mua nên xảy ra tình trạng người dân thu hoạch không đồng đều.

+ Địa bàn sản xuất tại các tỉnh là những vùng sâu, xa, đồi núi hiểm trở, hệ thống đường xá tuy đã tốt hơn trước rất nhiều nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho khả năng vận chuyển do đó chi phí vận chuyển luôn ở mức cao. Điều kiện để giảm giá thành chủ yếu phụ thuộc vào vùng sản xuất, khi đã có thể sản xuất công nghiệp tập trung như các nước trên thế giới thì phải có sự định hướng và hỗ trợ của Nhà nước, tuy nhiên hiện tại vẫn đang chỉ là bước triển khai ban đầu.

- Về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát

Vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa được coi trọng đúng mức; việc xử lý các vi phạm chưa hướng đến việc phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật. Sự liên kết giữa các lực lượng liên ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra chưa thực sự quyết liệt, thường xuyên dẫn đến khó khăn khi tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm. Lực lượng thanh tra chuyên ngành mỏng, nghiệp vụ chuyên môn còn hạn chế.

CHƯ NG 4: Đ NH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NGUYÊN LIỆU ÔNG THIÊN NHIÊN TRONG

NƯỚC CHO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM

4.1 Định hướng phát triển nguyên liệu bông thiên nhiên cho ngành dệt may Việt Nam

Phát triển ngành dệt may trở thành “một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, hướng về xuất khẩu và có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng cao; tạo nhiều việc làm cho xã hội.

Ngày 11 tháng 4 năm 2014, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 3218/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quy hoạch). Theo đó:

1. Quan điểm phát triển

- Phát triển ngành dệt may theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững; chuyển mạnh sản xuất từ gia công sang mua nguyên liệu, bán thành phẩm, đảm bảo nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu;

- Lấy xuất khẩu làm phương thức cơ sở cho sự phát triển của ngành, đồng thời đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường nội địa. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành;

- Phát triển ngành dệt may phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp, nông thôn. Phát triển các khu, cụm công nghiệp sợi dệt nhuộm tập trung để tạo điều kiện xử lý môi trường. Chuyển các doanh nghiệp dệt may sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn, đồng thời phát triển thị trường thời trang dệt may tại các đô thị và thành phố lớn;

- Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành dệt may, trong đó chú trọng đào tạo cán bộ quản lý,

cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề, chuyên sâu;

- Huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển dệt may, kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào những lĩnh vực mà các doanh nghiệp trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm.

2. Mục tiêu phát triển

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2020 Năm 2030

1 Kim ngạch XK Tỷ USD 23-24 36-38 64-67 Tỷ lệ XK so cả nước % 15-16 13-14 9-10 2 Sử dụng lao động 1.000 ng 2.500 3.300 4.400 3 Sản phẩm chủ yếu - Bông xơ 1000 Tấn 8 15 30 - Xơ, sợi tổng hợp 1000 Tấn 400 700 1.500

- Sợi (kéo từ xơ cắt ngắn) 1000 Tấn 900 1.300 2.200

- Vải các loại Tr. m2 1.500 2.000 4.500

- Sản phẩm may Tr. SP 4.000 6.000 9.000

4 Tỷ lệ nội địa hóa % 55 65 70

3. Định hướng phát triển sản phẩm và bố trí quy hoạch

- Phát triển nguồn nguyên liệu xơ bông, các loại cây có xơ sợi, xơ sợi nhân tạo và phụ liệu

+ Triển khai chương trình phát triển cây bông, trong đó chú trọng xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên cho ngành dệt may việt nam (Trang 72 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)