Phương pháp thu thập số liệu, dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên cho ngành dệt may việt nam (Trang 43)

CHƯ NG 2 : PHƯ NG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, dữ liệu

Từ những số liệu đã thu thập được tác giả tiến hành chọn lọc những tài liệu cần thiết đáp ứng được yêu cầu của bài làm, loại bỏ những số liệu trùng lặp, không chính xác từ đó sử dụng các phương pháp tính toán để tính ra tỷ lệ phần trăm về năng suất, chất lượng, tốc độ tăng trưởng,.. của nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên trong nước

2.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin

Từ nhiều nguồn tư liệu và số liệu khác nhau trong các báo cáo mà tác giả thu thập được. Dựa trên lý thuyết về quản lý nhà nước về kinh tế, lý thuyết kinh tế vĩ mô, chiến lược trong tổ chức công,... đối tượng nghiên cứu được tách ra thành nhiều yếu tố cấu thành, tổng hợp số liệu, xử lý tính toán, phân tích các chỉ tiêu kinh tế (chỉ tiêu về quy mô, sản lượng, năng suất, giá trị kinh tế,...). Sau khi phân tích những số liệu thu thập được cùng với quá trình nghiên cứu từ đó tổng hợp các thông tin có được để đưa ra những kết luận, đánh giá hợp lý tình hình phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên nhằm đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục hạn chế và thúc đẩy phát triển hơn nữa nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên trong nước thời gian tới.

Trên cơ sở nguồn tư liệu, số liệu, tác giả lấy con số thống kê làm tư liệu, nêu ra bản chất của vấn đề thông qua số liệu cụ thể trong từng thời gian nhất định nhằm xác định mức độ nêu lên sự biến động của hiện tượng qua các năm. Dựa vào đó so sánh các chỉ tiêu diện tích, sản lượng, năng suất,... nguyên liệu bông qua các năm, từ đó cho biết những thành tựu đã đạt được và những hạn chế, bất cập, thiếu sót để kịp thời khắc phục, đưa ra một số giải pháp thích hợp để phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên trong nước.

CHƯ NG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NGUYÊN LIỆU ÔNG THIÊN NHIÊN TRONG NƯỚC CHO NGÀNH

DỆT MAY VIỆT NAM

3.1 Thực trạng các nền sản xuất bông trong nước và nhu cầu nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên cho ngành Dệt may Việt Nam nguyên liệu bông thiên nhiên cho ngành Dệt may Việt Nam

3.1.1. Thực trạng nền sản xuất bông trong nước

Việt Nam hiện nay với đặc tính tự nhiên sẵn có về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, được chia thành 4 vùng sản xuất bông lớn, đó là:

- Vùng bông miền Bắc: chủ yếu là vùng Tây Bắc như Sơn La, Lai Châu, Điện Biên. Đây cũng là vùng có truyền thống trồng bông, dệt vải lâu đời và thích hợp để cây bông phát triển. Về địa hình, đây là vùng bị chia cắt sâu và mạnh, từ đó hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu, cho phép phát triển một nền sản xuất nông – lâm nghiệp phong phú. Khí hậu ở đây mang tính nhiệt đới gió mùa vùng núi, đông lạnh khô, hè nóng ẩm, mưa nhiều.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, mặc dù năm 2014 năng suất và sản lượng bông tăng trưởng mạnh nhưng so với các loại cây công nghiệp khác, diện tích trồng bông ở các địa phương còn rất khiêm tốn. Tại các tỉnh vùng Tây Bắc, điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai, thổ nhưỡng khá phù hợp với cây bông vải. Đây cũng là vùng có truyền thống trồng bông, dệt vải từ lâu đời và thích hợp để cây bông vải phát triển. Do vậy, Sở Công Thương tỉnh Sơn La đã xây dựng chương trình phát triển cây bông vải. Dự kiến đến năm 2015 sẽ có 5.000 héc-ta và năm 2020 sẽ là 10.000 héc-ta, sản lượng đạt 25.000 tấn bông. Tỉnh cũng sẽ hình thành các cơ sở chế biến từ bông hạt ra bông xơ tại các điểm có sản lượng bông lớn, tạo điều kiện thuận lợi từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi ngành nghề từ nông nghiệp sang tiểu, thủ công nghiệp, khôi phục vững chắc nghề truyền thống.

- Vùng bông Ninh Thuận, Bình Thuận: có chế độ mưa một mùa và lượng mưa ít nhất ở Việt Nam. Vùng này thích hợp cho trồng bông có tưới vì lượng mưa không đủ. Đất tại các vùng ngày thường nhẹ và nghèo dinh dưỡng. - Vùng Đông Nam Bộ: gồm các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước và Bà Rịa Vũng Tàu. Lượng mưa nhiều theo chế độ hai mùa. Đây là địa bàn có thể trồng bông vụ mưa vào vụ thứ hai. Đất ở đây nhiều đất đỏ, thường là chua và đất đen sỏi cơm, thích hợp với đa số cây lâu năm và cây hàng năm

- Vùng cao nguyên miền Trung: bao gồm các tỉnh Đắk Lắk, Đắc Nông, Gia Lai. Mưa theo chế độ một mùa và lượng mưa thường là nhiều và đủ cho hai vụ trồng liên tiếp Đất đai ở vùng này khác nhau, đỏ, xám, đen. Độ chua cũng khác nhau. Một số đất đỏ và đen có nguồn gốc Bazan, thích hợp với cây trồng hàng năm như cây bông.

Tại các tỉnh Tây Nguyên, mới đây Công ty cổ phần Bông Tây Nguyên đã xây dựng kế hoạch phát triển cây bông vải trên địa bàn hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông đến năm 2020 là 19.000 - 20.000 héc-ta. Phấn đấu đưa năng suất bông hạt bình quân đạt 18 tạ/héc-ta, với sản lượng 15.000 tấn bông xơ/năm, chiếm khoảng 25% sản lượng của toàn ngành bông cả nước. Công ty ưu tiên đưa giống bông mới cho năng suất, chất lượng cao vào gieo trồng đại trà; các quy trình, kỹ thuật canh tác cũng sẽ được tiếp tục cải tiến để vừa đáp ứng yêu cầu sản xuất, vừa nâng cao chất lượng sản phẩm bông xơ. Hình thành các tổ, hội nông dân liên kết, hợp tác trồng bông để trao đổi, học tập lẫn nhau về kinh nghiệm sản xuất. Để giúp nông dân trồng bông có thu nhập cao hơn, ngay từ đầu vụ, tất cả các hộ dân ký hợp đồng trồng bông đã được Công ty cổ phần Bông Tây Nguyên hỗ trợ 100% chi phí hạt giống (8 kg/héc-ta) và ứng trước một phần phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vật tư chuyên dùng để đầu tư cho cây bông. Công ty còn tăng giá thu mua bông hạt loại 1 và loại 2 từ 9.000 đồng lên 11.500 đồng/kg và cam kết thu mua toàn bộ sản phẩm của nông dân.

Nhờ có chính sách ưu tiên này mà người trồng bông đã mặn mà hơn trước và không ngần ngại đầu tư tăng diện tích cây bông lên nhiều hơn so mọi năm. Bên cạnh đó, ngành bông khẩn trương xúc tiến hình thành Quỹ bình ổn giá bông để chủ động ứng phó với biến động của thị trường.

Như vậy Ngành bông Việt Nam, với vị thế một ngành kinh tế, chỉ mới thực sự hình thành và phát triển mạnh trong khoảng trên 2 thập kỷ gần đây. Tuy nhiên việc trồng bông nhỏ lẻ, truyền thống phục vụ may dệt các loại áo cổ truyền thì đã có lịch sử rất lâu đời, dù điều kiện tự nhiên ở Việt Nam không thực sự tối ưu cho việc trồng bông.

3.1.2. Nhu cầu nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên cho ngành dệt may Việt Nam Việt Nam

Trong nhiều năm qua Dệt may luôn là ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu cao nhất cả nước. Năm 2017 theo số liệu thống kê của Hiệp hội Dệt may, toàn ngành đã đem lại kim ngạch xuất khẩu 31 tỷ USD, bất chấp những khó khăn có thể thấy tại các thị trường trọng điểm là Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản. Tuy nhiên nếu nhìn một mặt khác của tấm huy chương chúng ta sẽ thấy một vấn đề mang tính “kinh niên” không chỉ ngành dệt may mà còn nhiều ngành

kinh tế xuất khẩu khác của Việt Nam. Cụ thể ở đây muốn đề cập tới vấn đề hiệu quả kinh tế cuối cùng của công tác xuất khẩu.

Biểu đồ: Sản lượng nhập khẩu bông thiên nhiên của Việt Nam

Nguồn: Global Trade Atlas, Hải quan Việt Nam

Trong chuỗi giá trị ngành dệt may, Ngành sợi Việt Nam là phân đoạn có tốc độ tăng trưởng rất cao. Trong vòng khoảng 10 năm trở lại đây năng lực sản xuất của ngành sợi Việt Nam đã tăng gần 2 lần, từ 4 triệu cọc sợi năm 2010 lên trên 7,5 triệu cọc năm 2017. Song hành với sự phát triển trên của ngành sợi, nhu cầu sử dụng bông xơ cũng tăng rất nhanh. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Bông Sợi, hiện toàn ngành sợi có nhu cầu nguyên liệu bông hàng năm lên tới khoảng 1,3 triệu tấn. Cụ thể năm 2017, nhập khẩu bông nguyên liệu của đạt trên 1,29 triệu tấn, trị giá 2,35 tỷ USD, tăng 25% về

Bông Sợi Dệt Nhuộm May Phân phối

2018). Với quy mô nhỏ bé hiện nay của ngành bông Việt Nam, hầu như toàn bộ nhu cầu nguyên liệu bông của ngành sợi đều được đáp ứng từ nguồn nhập khẩu mà trong đó chủ yếu là Hoa Kỳ (40%), Ấn Độ (30%), Tây Phi (18%)…

Như vậy bông nguyên liệu với vai trò quan trọng trong tổng thể phát triển ngành dệt may, tăng cường tự chủ nguồn nguyên liệu nội địa cho ngành Dệt May Việt Nam có ý nghĩa to lớn. Việc nâng cao tỷ lệ giá trị tạo ra trong lãnh thổ Việt Nam của hàng dệt may là một yêu cầu cấp thiết và tất yếu của tiến trình phát triển ngành kinh tế mũi nhọn này. Để giải quyết triệt để vấn đề này, Việt Nam cần phải từng bước tự chủ được về nguyên liệu trong nước.

Rõ ràng nếu chúng ta càng tự chủ được những khâu đoạn hướng về thượng nguồn thì tính tự chủ đó càng đầy đủ và triệt để, giá trị gia tăng tạo ra tại Việt nam càng cao. Hiện nay, dưới tác động của Hiệp định CPTPP mà Việt Nam đã ký kết gia nhập, sẽ khiến cho việc tự chủ về sợi sản xuất nội địa càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Song nếu như chúng ta không thay đổi tình trạng nhập khẩu gần như 100% bông như hiện nay, trong khi bông là loại nguyên liệu chính yếu trong sản xuất sợi và luôn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định đẳng cấp và giá trị của sợi, thì rõ ràng việc nội địa hóa từ sợi trở đi vẫn chưa đi vào thực chất vì thực ra chỉ có giá trị gia công trong sợi đi vào hàng may mặc cuối cùng, còn tất cả giá trị nguyên liệu bông (thường chiếm 60 - 70% giá thành) thì vẫn phải phụ thuộc nước ngoài. So sánh với các đối thủ trên cơ chúng ta trong ngành dệt may như Trung Quốc, Ấn độ, Pakistan … đều có nguồn bông trong nước dồi dào, giúp họ có được sự chủ động, ứng phó linh hoạt trong trước mọi diễn biến giá cả biến động phức tạp của bông quốc tế, tạo năng lực cạnh tranh cho mặt hàng sợi trực tiếp và mặt hàng dệt may nói chung.

Chính vì tầm quan trọng của mình, việc phát triển hiệu quả và bền vững của ngành Dệt May có ý nghĩa quan trọng tới tiến trình phát triển tổng thể của Việt Nam. Ở đây, để hai tiêu chí “hiệu quả và bền vững” có thể đạt được bởi

nhiều yếu tố từ nâng cao công nghệ, trình độ của nguồn nhân lực… Tuy nhiên một yếu tố hết sức trọng yếu chính là ngành phải từng bước nâng tỷ trọng nguyên liệu nội địa trong cơ cấu giá thành sản phẩm, tự túc các nguyên liệu chính cho ngành, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.

3.2 Tình hình phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên trong nước

3.2.1. Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên cho ngành dệt may Việt Nam liệu bông thiên nhiên cho ngành dệt may Việt Nam

Thực hiện Quyết định số 29/QĐ-TTg 8/01/2010 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển cây bông vải Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, Bộ Công thương đã có văn bản số 42/2008/QĐ-BCT ngày 19/11/2008 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Theo đó quy hoạch cho việc phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên được cụ thể như sau:

Với quan điểm phát triển là tăng tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu ngành may mặc, giảm nhập siêu và tập trung đầu tư mọi nguồn lực cho sự phát triển bền vững của ngành. Mục tiêu đặt ra cho ngành Dệt may qua các năm:

ảng 3 1: Mục tiêu sản xuất của ngành Dệt may Việt Nam qua các năm

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

1 Kim ngạch XK Tr.USD 12.000 18.000 25.000 2 Sử dụng lao động 1000 ng 2.500 2.750 3.000 3 Sản phẩm chủ yếu - Bông xơ 1000 Tấn 20 40 60 - Xơ, sợi tổng hợp 1000 Tấn 120 210 300 - Sợi các loại 1000 Tấn 350 500 650 - Vải các loại Tr. m2 1.000 1.500 2.000 - Sản phẩm may Tr. SP 1.800 2.850 4.000

Để đạt được mục tiêu trên, Bộ Công thương đã đặt ra quy hoạch vùng lãnh thổ với 7 khu vực chính trong cả nước đó là: (1) Khu vực đồng bằng sông Hồng, (2) Khu vực vùng Đông Nam Bộ, (3) Khu vực vùng duyên hải Trung bộ, (4) Khu vực đồng bằng sông Cửu Long, (5) Khu vực vùng Đông Bắc và Tây Bắc Bộ, (6) Khu vực vùng Bắc Trung bộ, (7) Khu vực vùng Tây Nguyên. Trong đó, vùng tập trung đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất bông, xơ, sợi tổng hợp chỉ ở 2 khu vực là Vùng Đông Bắc, Tây Bắc bộ và Vùng Tây Nguyên:

+ Khu vực V: Vùng Đông Bắc và Tây Bắc bộ

Quy hoạch theo hướng bố trí một Khu Công nghiệp dệt tại Phú Thọ, các nhà máy may bố trí ở các tỉnh. Phát triển vùng trồng bông, nguyên liệu tơ tằm ở Sơn La, Điện Biên.

+ Khu vực VII: Vùng Tây nguyên

Định hướng đẩy mạnh chuyên môn hoá các cây nguyên liệu dệt như dâu tằm, bông... gắn liền với chế biến tạo ra các sản phẩm cho thị trường xuất khẩu và nội địa. Đồng thời kết hợp phát triển các cơ sở may phục vụ nội địa hoặc làm vệ tinh cho ngành may của khu vực II và khu vực III.

Thực thi quyết định trên, bên cạnh sự vào cuộc của các Bộ, ngành, chính quyền địa phương các tỉnh cũng đã có những chủ trương phát triển nhất định, cụ thể như:

- Quyết định số 483/QĐ-UBND ngày 4/3/2015 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu bông vải tỉnh Sơn La đến năm 2020. Nội dung Quy hoạch Phát triển vùng nguyên liệu bông vải tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến năm 2025:

a) Quy hoạch diện tích, sản lượng trồng bông

+ Diện tích trồng bông đến năm 2020: 5.100 ha, trong đó diện tích trồng bông có tưới: 450 ha; năm 2025: 15.886 ha, trong đó diện tích trồng bông có tưới: 880 ha.

b) Quy hoạch xây dựng trại sản xuất hạt giống bông và các trạm giống cung cấp giống cho vùng trồng bông

+ Giai đoạn 2015 - 2020: Xây dựng 1 cơ sở sản xuất giống bông tại xã Tường Hạ, huyện Phù Yên với quy mô 50 ha.

+ Giai đoạn 2016 - 2020: Xây dựng 02 cơ sở sản xuất giống bông tại huyện Sông Mã (xã Nà Nghịu) và huyện Mường La (xã Pi Tong) với quy mô 50 ha

c) Quy hoạch xây dựng cơ sở chế biến và cơ sở thu mua

d) Dự kiến một số giống cây bông vải trồng trong vùng quy hoạch đ) Định hướng chế biến, tiêu thụ sản phẩm

Khuyến khích Công ty Cổ phần Bông Việt Nam; Công ty Dệt May Vĩnh Phúc; Công ty Bông Miền Bắc; Công ty Bông Tây Nguyên và các doanh nghiệp đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đầu tư phát triển vùng nguyên liệu bông vải theo hướng liên kết sản xuất theo quy định tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn và quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan.

- Quyết định số 1175/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2011 đã được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt về mục tiêu phát triển bông vải giai đoạn 2011 – 2020 của tỉnh là 10.000 ha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên cho ngành dệt may việt nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)