CHƯ NG 2 : PHƯ NG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên trong nước
3.3.1. Những kết quả đạt được
Trong những năm qua, bên cạnh sự nỗ lực của các công ty trồng bông, người nông dân, cũng như các chính sách ưu đãi của Nhà nước, việc phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên của Bộ Công thương đã được những thành tựu đáng kể:
- Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch và triển khai phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên
hoạch, kế hoạch phát triển ngành dệt may nói chung và nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên nói riêng, hầu hết các vùng trọng điểm đều có quy hoạch chi tiết, hình thành được các vùng trồng bông trọng điểm. Đa số các quy hoạch bám sát thực tế và có tính khả thi và đạt được một số mục tiêu quản lý:
+ Cây bông vẫn được coi là cây trồng truyền thống được trồng ở các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên hải Trung Bộ và một số tỉnh vùng núi phía Bắc. Diện tích vùng nguyên liệu bông tại các tỉnh tương đối ổn định, phù hợp với quy hoạch phát triển thành vùng nguyên liệu tập trung và cho sản lượng khá lớn
+ Năng suất bông tại các vùng nguyên liệu khá tăng qua các năm, dao động trong khoảng từ 1,5 - 1,8 tấn/ha.
+ Chất lượng bông trong các vùng nguyên liệu được đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng của ngành bông Việt Nam và đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước.
+ Việc phát triển nguồn nguyên liệu bông góp phần giải quyết nhu cầu về nguyên liệu bông trong nước, giảm lệ thuộc nguồn nguyên liệu bông từ bên ngoài, giảm chi ngoại tệ. Thực tế báo cáo của Tập đoàn dệt may cho thấy, mỗi năm ngành dệt may ở nước ta tiêu thụ trung bình 400.000 tấn/năm bông và dự báo đến năm 2020 nhu cầu bông của Việt Nam sẽ là 600.000 tấn/năm. Nhu cầu về bông ngày càng tăng tương đương với tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, nhưng nguồn nguyên liệu đầu vào thiết yếu này chủ yếu được nhập khẩu. Sản lượng bông trong nước chỉ đáp ứng được nhu cầu sản lượng rất nhỏ trong tổng nhu cầu của các doanh nghiệp dệt Việt Nam, chỉ sản xuất được từ 8% đến 10%.
+ Bên cạnh đó, đưa cây bông đến với bà con nông dân vùng sâu vùng xa tạo công ăn việc làm cho phần lớn người dân tộc thiểu số, góp phần tạo thu nhập, nâng cao đời sống người dân nơi đây.
+ Ngoài ra, việc phát triển nguồn nguyên liệu bông đã góp phần quan trọng để cải thiện môi trường đất, tăng khả năng giữ nước, hạn chế xói mòn rửa trôi. Từ hiệu quả về kinh tế trồng bông, đảm bảo tăng thu nhập cho người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số, chuyển sang sản xuất các loại nông- lâm sản hàng hóa, sẽ hạn chế rất lớn đến việc phá rừng làm nương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương
+ Hoạt động khoa học công nghệ
Hoạt động nghiên cứu KHCN đã giải quyết các vấn đề tồn tại trong sản xuất bông như lựa chọn giải pháp khoa học khắc phục điểm yếu cũng như định hướng phát triển khoa học ứng dụng để áp dụng vào thực tế sản xuất, có khả nhân rộng mô hình ra địa bàn rộng lớn, kinh nghiệm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân và giới thiệu những công nghệ mới trong sản xuất... Nhờ việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác chọn tạo giống, bảo vệ thực vật và kỹ thuật canh tác bông đã góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất bông có tưới theo mô hình trang trại đã đem lại hiệu quả, năng suất bông vượt trội
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát
Các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của Bộ Công thương được thực hiện tương đối tốt. Thông qua hoạt động này đã nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đảm bảo các nguồn hỗ trợ được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng. Đồng thời, cũng thông qua hoạt động này, Bộ Công thương phát hiện được những lỗ hổng, kịp thời điều chỉnh theo định hướng quản lý, góp phần thực hiện mục tiêu đề ra.