Thanh tra, giám sát phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên cho ngành dệt may việt nam (Trang 68 - 70)

CHƯ NG 2 : PHƯ NG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Tình hình phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên trong nước

3.2.4. Thanh tra, giám sát phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên cho

cho ngành dệt may Việt Nam

Có thể nói công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát là một trong những khâu quan trọng trong quản lý Nhà nước nói chung, và đặc biệt trong quản lý, phát triển nguồn nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên của Bộ Công thương nói riêng. Công tác thanh tra, kiểm tra luôn được chú trọng từ chỉ đạo của các cơ quan quản lý đến tổ chức thực hiện của các đơn vị trên từng địa bàn

Công tác thanh tra, kiểm tra cho chương trình đã tập trung nhiều vào những lĩnh vực như đầu tư xây dựng cơ bản như đầu tư vào các nhà máy sản xuất chế biến bông, đầu tư vào các trang trại sản xuất bông có tưới, ứng dụng công nghệ cao..; và các chương trình quản lý sử dụng; thu chi ngân sách hàng năm như các đề tài dự án khoa học công nghệ, chương trình khuyến nông …

Thực tế trong nhiều năm qua, bằng các hình thức tổ chức kiểm tra, giám sát nội bộ, thuê kiểm toán độc lập hoặc thông qua các chương trình thanh tra, kiểm toán nhà nước. Qua theo dõi có thể đánh giá hầu hết các doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng ngân sách đã duy trì đều đặn công tác kiểm tra giám sát tài chính doanh nghiệp, kịp thời xử lý các tồn tại để lành mạnh hóa các hoạt động tài chính, thưc hiện nghiêm túc theo chế độ nhà nước quy định, các đơn vị đã thực hiện thanh quyết toán theo đúng yêu cầu về quản lý thu chi ngân sách.

Ảnh: Đoàn Bộ Công thương kiểm tra bông tại Buôn Đôn, Đắk Lắk

Bên cạnh đó, công tác kiểm tra giám sát, nghiệm thu kết quả thực hiện chương trình của các cấp quản lý chuyên ngành cũng được chú trọng. Các cuộc tổng kết, nghiệm thu có ý nghĩa trong việc đánh giá kết quả triển khai thực hiện, từ đó xây dựng cơ chế tài chính, bố trí kinh phí, tổ chức đào tạo nghề, xây dựng quy hoạch vùng trồng và triển khai các dự án trồng bông và phát triển cây bông vải đạt hiệu quả cao:

Đặc biệt tháng 5 năm 2012, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với Dự án Hỗ trợ thương mại đa biên giai đoạn III9EU-Viet Nam MUTRAP III) và Tập đoàn dệt may Việt Nam tổ chức hội nghị Sơ kết 2 năm thực hiện Quyết định số 29/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng chính phủ và Chương trình phát triển cây bông vải Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tại Thủ đô Hà Nội. Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe các báo cáo đánh giá kết quả tình hình 2 năm thực hiện quyết định số 29/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các bài tham luận của các đơn vị đại diện cho các tỉnh có vùng trồng bông, các chuyên gia trong nước, quốc tế và các doanh nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh bông. Hội nghị đã tập trung thảo luận,

trình thực hiện Chương trình phát triển cây bông vải. Trên cơ sở đó, các cơ quan có thẩm quyền bổ sung những cơ chế chính sách đặc biệt là chính sách về tài chính cho phù hợp hơn nhằm đạt được các mục tiêu của Chương trình và thống nhất triển khai thực hiện trong những năm tiếp theo.

Qua việc thanh, kiểm tra, cấp quản lý đã yêu cầu các đơn vị có sai phạm chấn chỉnh lại công tác quản lý tài chính và quản lý đầu tư xây dựng, tổ chức rút kinh nghiệm, và có biện pháp khắc phục, đảm bảo thực hiện đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.

Tuy vậy bên cạnh những mặt đạt được, vẫn còn một số mặt hạn chế, trong quá trình thực hiện, công tác này còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc do các văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ, việc thực hiện các kết luận thanh tra chưa triệt để. Vì vậy cần chủ động, linh hoạt bố trí, sắp xếp con người và nguồn lực cho công tác thanh tra, kiểm tra giám sát. Trong đó, tập trung bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức cho cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra. Thanh tra đến đâu phải có kết luận đến đó và phải xác định rõ đối tượng vi phạm, mức độ vi phạm, biện pháp xử lý trách nhiệm, giải pháp khắc phục và giao trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan địa phương kiểm tra, đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên cho ngành dệt may việt nam (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)