CHƯ NG 2 : PHƯ NG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Tình hình phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên trong nước
3.2.3. Triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nguyên liệu
liệu bông thiên nhiên cho ngành dệt may Việt Nam
Phát triển trồng bông sẽ góp phần tích cực vào việc thực hiện chủ trương xóa đói, giảm nghèo, ổn định xã hội cho các vùng sâu, vùng xa và đặc biệt cho các dân tộc thiểu số. Việc trồng bông tập trung chủ yếu ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Nhiều dân tộc đã có truyền thống trồng bông lâu đời. Cây bông đã từng được coi là cây xóa đói, giảm nghèo đối với nhiều hộ gia đình khó khăn. Những địa bàn trồng bông phát triển mang tính trọng điểm như Tây Nguyên, Sơn La… đều là những địa bàn có vị trí chiến lược, cần được đảm bảo về an sinh xã hội, ổn định xã hội, chính trị. Việc phát triển trồng bông là một giải pháp phù hợp để thực hiện mục đích xã hội này.
Chính phủ đã ban hành các Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg và 29/QĐ- TTg với mục tiêu phát triển cây bông vải nhằm đẩy mạnh cung cấp nguyên liệu bông xơ sản xuất trong nước cho ngành Dệt May, từng bước đáp ứng nhu cầu bông, giảm nhập siêu, tạo điều kiện để ngành Dệt May Việt Nam tăng trưởng và phát triển ổn định. Với quan điểm này, cây bông vải sẽ được phát triển theo hướng tăng cường đầu tư thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo hiệu quả kinh tế nâng cao sức cạnh tranh của cây bông và bảo vệ môi trường sinh thái; chú trọng xây dựng và mở rộng diện tích vùng chuyên canh bông có tưới; xây dựng các trang trại trồng bông có hiệu quả kinh tế cao ở những nơi có điều kiện tự nhiên phù hợp với phát triển của cây bông vải. Theo đó quan điểm phát triển cây bông vải đã được thể hiện hết sức rõ ràng qua các chủ trương chính sách của Nhà nước:
+ Phát triển cây bông vài nhằm đẩy mạnh cung cấp nguyên liệu bông xơ sản xuất trong nước do ngành dệt may, từng bước đáp ứng nhu cầu bông, giảm nhập siêu, tạo điều kiện để ngành dệt may Việt Nam tăng trưởng và phát triển ổn định.
+ Phát triển cây bông vải theo hướng tăng cường đầu tư thâm canh nâng cao năng suất chất lượng, đảm bảo hiệu quả kinh tế, nâng cao sức mạnh cạnh tranh của cây bông và bảo vệ môi trường sinh thái; chú trọng xây dựng và mở rộng diện tích vùng chuyên canh bông có tưới; xây dựng các trang trại trồng bông có hiệu quả kinh tế cao ở nơi có điều kiện tự nhiên phù hợp với sự phát triển của cây bông vải;
+ Phát huy mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế cùng sự hỗ trợ của Nhà nước cho đầu tư phát triển cây bông vải, gắn kết lợi ích giữa gia công chế biến, tiêu thụ với lợi ích của người trồng bông;
+ Nhà nước đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao cho công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất bông.
Nhận thức vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên cũng như quan điểm định hướng của Chính phủ, Bộ Công thương đã sát sao, quyết liệt trong công tác triển khai phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên với việc thực thi các nhóm các chính sách:
- Chính sách tài chính
+ Chính sách cho nông dân: Đây là chính sách cho hộ nghèo vay vốn sản xuất. Hiện nay tỷ lệ nông dân được vay vốn ngân hàng cho sản xuất bông là rất thấp, đầu tư cho cây bông ngay từ đầu vụ chủ yếu lấy từ nguồn của các công ty Công ty Cổ phần bông Việt Nam, Công ty Cổ phần Bông miền Bắc,…
+ Chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất: Sản xuất bông trong nước là thay thế nhập khẩu nhưng phải cạnh tranh trực tiếp với các nước xuất khẩu có chính sách trợ giá nông nghiệp, nên sản xuất trong nước đã gặp khó khăn lại mất lợi thế cạnh tranh, vốn Nhà nước cung cấp cho ngành sản xuất bông quá ít, đa số phải đi vay ngân hàng rồi cho nông dân vay lại nên chịu nhiều rủi ro và thất thoát cao. Doanh nghiệp rất khó trong đầu tư kinh doanh và gần như phải chủ động trong việc phát triển sản xuất.
Việc đầu tư thâm canh tăng năng suất đối với việc tiết kiệm giảm chi phí đầu vào, tăng giá mua vật tư cho nông dân để nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của cây bông. Việc tiết kiệm giảm chi phí đầu vào cần tập trung vào việc đơn giản hoá quy trình trồng bông để giảm thiểu chi phí lao động trong chăm sóc và thu hoạch, nhanh chóng nhanh chân các giống bông thuần kháng sâu để hạ giá giống cho nông dân thay cho các giống bông lai hiện nay. Việc cung ứng vật tư kỹ thuật tập trung theo hướng trực tuyến giảm thiểu các khâu trung gian để cung cấp giá rẻ cho nông dân. Trên hết, các công ty trồng bông (Công Ty Bông Việt Nam, Công ty Bông miền Bắc,..) đang thực hiện chính sách tiết kiệm, tiết giảm chi phí từ khâu quản lý, sản xuất, chế biến nhằm đem lại hiệu quả và tạo cơ hội tăng giá mua bông hạt cho nông dân.
Bên cạnh đó, công tác cổ phần hoá tạo đòn bẩy cạnh tranh trong cùng ngành để phát triển sản xuất. Việc khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất bông chắc chắn sẽ tạo động lực cạnh tranh cho sản xuất phát triển. Tuy nhiên bông là cây trồng chưa có tính phổ biến sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nếu không có sự quản lý điều phối của Nhà Nước về việc phân vùng quy hoạch cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất và thu mua bông, có các quy định, chế tài nhằm thực hiện đầy đủ Quyết định 36/2008/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính Phủ chắc chắn các doanh nghiệp không yên tâm bỏ vốn đầu tư cho sản xuất. Vì đầu tư cho sản xuất nông nghiệp rủi ro cao, tư thương tranh mua bán sẽ gây ra thất thoát lớn trong thu hồi đầu tư, chưa có cơ chế xử lý rủi ro cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bông . Đây cũng là khó khăn cần có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương nhằm thu hút các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư cho phát triển vùng nguyên liệu.
- Chính sách tích tụ đất đai hình thành mô hình bông trang trại kết hợp với phát triển cơ sở hạ tầng:
Thực hiện quan điểm chỉ đạo trên, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định 3218/QĐ-BCT ngày 11/4/2014 về phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, theo đó các mục tiêu cụ thể cho ngành dệt may đến 2020 đạt 15.000 tấn bông xơ, năm 2030 đạt 30.000 tấn bông xơ. Triển khai chương trình phát triển cây bông, trong đó chú trọng xây dựng các vùng trồng bông có tưới nhằm tăng năng suất và chất lượng bông xơ trong nước, cung cấp cho dệt may. Đầu tư phát triển vùng nguyên liệu bông xơ tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Quảng Trị, Quảng Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận,…
Sản xuất bông phân tán còn phân tán: Số hộ nông dân ký hợp đồng trồng bông biến động từ 30.000- 40.000 hộ qua các năm. Trên thực tế diện tích năm cao nhất là 32.000 ha, thì mức bình quân mỗi hộ nông dân là
0,8ha/hộ. Với quy mô diện tích nhỏ, số hộ nhiều và trình độ không đồng đều thì việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới sẽ rất khó khăn. Mức đồng đều thấp không chỉ giới hạn việc thâm canh tăng năng suất mà còn ảnh hưởng đến việc thu hoạch, chế biến và chất lượng xơ bông.
Phát triển bông trang trại còn thưa thớt, hạn chế: Cây bông là cây truyền thống được trống ở các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Duyên hải Trung Bộ và một số tỉnh vùng núi phía Bắc. Nhờ tiến bộ về giống, bảo vệ thực vật và kỹ thuật canh tác bông đã góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, sản xuất bông hiện nay ở quy mô hộ gia đình nhỏ bé, manh mún nên chưa phát huy được vai trò của giống. Trước hạn chế trên, một số vùng trồng bông trong nước đã áp dụng và triển khai mô hình bông trang trại. Cụ thể:
+ Vùng trồng bông Tây Nguyên: Đây là vùng có điều kiện thời tiết và đất đai rất thuận lợi cho việc phát triển bông trang trại có tưới nhỏ giọt, và cũng là vùng trồng bông trọng điểm của cả nước. Diện tích bông được trồng chủ yếu tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai. Những năm qua, cây bông đã khẳng định được vai trò và vị trí trong cơ cấu cây trồng. Thực tế, sản xuất thử nghiệm mô hình bông trang trại liên kết hộ nông dân các vùng Buôn Đôn – Đắk Lắk, Cư Jút – Đắk Nông và Kong Chro – Gia Lai vào các năm 2009 - 2011 cho thấy năng suất bông các mô hình bông đạt từ 21,7 tạ/ha đến 22,0 tạ/ha, trong lúc đó năng suất trung bình của các vùng này khoảng 11,5 tạ/ha, vượt khoảng 90%.
+ Thấy được hiệu quả của việc sản xuất bông trang trại mang lại, từ năm 2011 đến nay Công ty Cổ phần Sản xuất kinh doanh Nguyên liệu Dệt May Việt Nam đã xây dựng mô hình bông trang trại trong điều kiện áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt vào sản xuất bông tại Tuy Phong - Bình Thuận ở quy mô lớn với 28 ha. Kết quả cho thấy, trong điều kiện đất nghèo dinh dưỡng,
các cây trồng khác không thể sinh trưởng, phát triển và cho năng suất trên đất này nhưng khi đưa cây bông vào sản xuất theo hướng trang trại thì năng suất vụ đầu tiên đạt được > 10 tạ/ha
Do hiệu quả mang lại từ việc sản xuất bông trang trại theo hướng tập trung và nhằm cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt may trong nước ngày càng tăng. Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã tiến hành xây dựng dự án bông trang trại tại tỉnh Ninh Thuận, Phú Yên, Đắk Lắk, Quảng Bình,.. với quy mô mỗi trang trại khoảng 100 ha. Đây là hướng đi đúng đắn của Tập đoàn Dệt may Việt Nam nhằm chủ động một phần nguyên liệu và để cải thiện tỷ lệ nội địa hóa nhằm tăng giá trị gia tăng cho hàng dệt may xuất khẩu
- Chính sách khoa học công nghệ:
Ở Việt Nam, do đặc thù khí hậu là nhiệt đới ẩm nên cây bông bị rất nhiều loại côn trùng, sâu bệnh khác nhau gây hại, làm ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng bông sợi trong nước. Những loài gây hại thường thấy xuất hiện trên cây bông là sâu (sâu xanh, sâu đo, sâu hồng, sâu loang), rầy xanh (Amrasca devastans), bọ trĩ (Thrips tabaci) và rệp bông (Aphis gossypii).
Trong các loài gây hại, rệp là loài có sức tàn phá mạnh nhất cho cây bông. Rệp có đặc tính đẻ con, cả rệp non và trưởng thành đều chích hút dịch cây làm cho lá co rút lại, cây sinh trưởng kém. Trong quá trình gây hại rệp thải ra chất mật dính tạo điều kiện cho nấm đen phát triển đồng thời truyền virus gây bệnh xanh lùn cho cây bông - một loại bệnh khá phổ biến và gây hại quan trọng cho cây bông ở Việt Nam hiện nay.
Từ những năm 1984 - 1985, bệnh xanh lùn được phát hiện lần đầu tiên tại Nha Hố (Ninh Thuận), nhưng chưa gây hại đáng kể, sau đó, tác hại của bệnh tăng dần. Dịch bệnh đầu tiên xảy ra tại Ninh Thuận năm 1991, tại Nha Hố trên 80 ha trồng bông bị bệnh với tỷ lệ 50 - 100%, gây thiệt hại trên 50% sản lượng bông. Năm 1993, dịch bệnh xảy ra tại huyện Tuy Phong (Bình
Thuận), 450 ha trồng bông bị bệnh với tỷ lệ 90 - 100%, nhiều nơi không thu hoạch được, thiệt hại ước tính trên 80% sản lượng bông, gây ảnh hưởng đến thu nhập của nhiều nông dân trồng bông. Trước năm 2000, bệnh thường xuyên xuất hiện và gây hại nặng cho các vùng trồng bông như Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Phước. Từ năm 2000 đến nay, bệnh đã xuất hiện cả ở Đắc Lắc và Gia Lai. Năm 2001 bệnh đã gây thiệt hại lớn và làm mất hoàn toàn 14 ha bông ở huyện Đắc Mil (Đắc Lắc), năm 2002 ở huyện Chư Sê (Gia Lai) tới 20 ha không cho thu hoạch… Bệnh là một trong những trở ngại chính trong việc “tăng tốc” mở rộng diện tích và nâng cao năng suất bông của ngành bông Việt Nam.
Ở Việt Nam, nghiên cứu bệnh xanh lùn được bắt đầu từ năm 1985 tại Viện Nghiên cứu bông và Cây có sợi (nay là Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố). Kết quả cho thấy triệu chứng bệnh xanh lùn bông ở Việt Nam giống như bệnh xanh lá và cuốn lá ở Châu Phi, Nam Mỹ và Thái Lan. Con đường 15 lan truyền của bệnh trong tự nhiên cũng nhờ côn trùng môi giới là rệp bông (Aphisgossypii) mà việc phòng trừ, tiêu diệt chúng là không thể thực hiện được (Nguyễn Thị Thanh Bình, 1999).
Hiện nay, việc sử dụng giống kháng là sự lựa chọn tối ưu nhất trong công tác quản lý bệnh cũng như giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường do sử dụng thuốc trừ sâu và nguồn gen kháng bền vững nhất vẫn là nguồn gen được chọn lọc tự nhiên từ các giống kháng. Tại Việt Nam, công tác chọn tạo giống bông năng suất cao, chất lượng xơ tốt, chống chịu với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Nhiều giống bông do Viện nghiên cứu Bông và PTNN Nha Hố chọn tạo đã được công nhận là giống quốc gia và đưa vào phổ biến trong sản xuất, gồm có các giống bông lai: L18, VN20, VN35, VN15, VN01-2, VN01-4, GL03 và các giống bông luồi: TH1, TH2, M45610, TM1, MCU9, LRA5166, D162, C118.
Và thực tế triển trong nhiều năm qua, với sự vào cuộc của Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và người nông dân, mặc dù đứng trước nhiều khó khăn thách thức, song ngành bông cũng đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Thể hiện qua bảng tổng hợp sau:
Bảng 3.2. Tình hình sản xuất bông của Việt Nam (từ 2013/2014 đến 2015/2016)
Tiêu chí 2013/2014 2014/2015 2015/2016
% thay đổi giữa niên vụ 2016/15
và niên vụ 2014/15
Diện tích trồng trọt (nghìn ha) 2,50 1,20 1,0 -20%
Năng suất (tấn/ha) 1,39 1,38 1,38
Sản lượng hạt bông (nghìn tấn) 3,47 1,66 1,38 -17%
Tỷ lệ đạt tiêu chuẩn đầu ra (%) 36,5 36,5 36,5
Sản lượng vải bông (nghìn tấn) 1,27 0,6 0,5 -17%
Sản lượng vải bông theo kiện (nghìn kiện, tiêu chuẩn: 218kg vải bông/kiện)
5,82 2,78 2,31 -17%
Nguồn: Bộ Nông nghiệp Việt Nam, T ng cục thống kê Việt Nam và các nguồn khác
Bảng 3.3. Tình hình sản xuất bông của Việt Nam theo khu vực từ niên vụ 2013/14 đến 2015/16
Khu vực
2013/2014 2014/2015 2015/2016
Diện
tích Năng suất lượng Sản Diện tích Năng suất lượng Sản Diện tích Năng suất lượng Sản nghìn ha Tấn/ha nghìn tấn nghìn ha Tấn/ha nghìn tấn nghìn ha Tấn/ha nghìn tấn Đông Bắc - - - - - - - - - Tây Bắc 0,90 1,30 1,17 - 1,30 - - - - Bắc Trung Bộ - - - - - - - - - Nam Trung Bộ 0,40 1,45 0,58 0,50 1,45 0,73 - - - Tây Nguyên 1,10 1,40 1,54 0,66 1,40 0,92 1,00 1,38 1,38 Tây Nam 0,10 1,40 0,14 - - - - - - Đổng bằng châu thổ sông Mê-Kông - - - 0,03 1,40 0,04 - - - Tổng sản lượng hạt bông 2,50 1,39 3,47 1,19 1,38 1,64 1,00 1,38 1,38
Nguồn: Bộ Nông nghiệp Việt Nam, T ng cục thống kê Việt Nam và một số nguồn dự báo khác
Qua bảng tổng hợp cho thấy, các chỉ tiêu diện tích, năng suất, sản lượng bông đều có xu hướng giảm xuống. Song tất cả đều là sự nỗ lực chung tay của cả hệ thống quản lý, doanh nghiệp cũng như người nông dân. Song cần đi sâu phân tích từng chỉ tiêu cụ thể:
1- Diện tích các vùng trồng bông
Ở Việt Nam có 4 vùng tự nhiên lớn thích hợp với việc trồng bông, cụ thể như sau:
- Vùng bông miền Bắc: chủ yếu là vùng Tây Bắc như Sơn La, Lai Châu, Điện Biên. Đây cũng là vùng có truyền thống trồng bông, dệt vải lâu đời và