CHƯ NG 2 : PHƯ NG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Tình hình phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên trong nước
3.2.1. Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nguyên liệu
liệu bông thiên nhiên cho ngành dệt may Việt Nam
Thực hiện Quyết định số 29/QĐ-TTg 8/01/2010 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển cây bông vải Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, Bộ Công thương đã có văn bản số 42/2008/QĐ-BCT ngày 19/11/2008 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Theo đó quy hoạch cho việc phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên được cụ thể như sau:
Với quan điểm phát triển là tăng tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu ngành may mặc, giảm nhập siêu và tập trung đầu tư mọi nguồn lực cho sự phát triển bền vững của ngành. Mục tiêu đặt ra cho ngành Dệt may qua các năm:
ảng 3 1: Mục tiêu sản xuất của ngành Dệt may Việt Nam qua các năm
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020
1 Kim ngạch XK Tr.USD 12.000 18.000 25.000 2 Sử dụng lao động 1000 ng 2.500 2.750 3.000 3 Sản phẩm chủ yếu - Bông xơ 1000 Tấn 20 40 60 - Xơ, sợi tổng hợp 1000 Tấn 120 210 300 - Sợi các loại 1000 Tấn 350 500 650 - Vải các loại Tr. m2 1.000 1.500 2.000 - Sản phẩm may Tr. SP 1.800 2.850 4.000
Để đạt được mục tiêu trên, Bộ Công thương đã đặt ra quy hoạch vùng lãnh thổ với 7 khu vực chính trong cả nước đó là: (1) Khu vực đồng bằng sông Hồng, (2) Khu vực vùng Đông Nam Bộ, (3) Khu vực vùng duyên hải Trung bộ, (4) Khu vực đồng bằng sông Cửu Long, (5) Khu vực vùng Đông Bắc và Tây Bắc Bộ, (6) Khu vực vùng Bắc Trung bộ, (7) Khu vực vùng Tây Nguyên. Trong đó, vùng tập trung đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất bông, xơ, sợi tổng hợp chỉ ở 2 khu vực là Vùng Đông Bắc, Tây Bắc bộ và Vùng Tây Nguyên:
+ Khu vực V: Vùng Đông Bắc và Tây Bắc bộ
Quy hoạch theo hướng bố trí một Khu Công nghiệp dệt tại Phú Thọ, các nhà máy may bố trí ở các tỉnh. Phát triển vùng trồng bông, nguyên liệu tơ tằm ở Sơn La, Điện Biên.
+ Khu vực VII: Vùng Tây nguyên
Định hướng đẩy mạnh chuyên môn hoá các cây nguyên liệu dệt như dâu tằm, bông... gắn liền với chế biến tạo ra các sản phẩm cho thị trường xuất khẩu và nội địa. Đồng thời kết hợp phát triển các cơ sở may phục vụ nội địa hoặc làm vệ tinh cho ngành may của khu vực II và khu vực III.
Thực thi quyết định trên, bên cạnh sự vào cuộc của các Bộ, ngành, chính quyền địa phương các tỉnh cũng đã có những chủ trương phát triển nhất định, cụ thể như:
- Quyết định số 483/QĐ-UBND ngày 4/3/2015 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu bông vải tỉnh Sơn La đến năm 2020. Nội dung Quy hoạch Phát triển vùng nguyên liệu bông vải tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến năm 2025:
a) Quy hoạch diện tích, sản lượng trồng bông
+ Diện tích trồng bông đến năm 2020: 5.100 ha, trong đó diện tích trồng bông có tưới: 450 ha; năm 2025: 15.886 ha, trong đó diện tích trồng bông có tưới: 880 ha.
b) Quy hoạch xây dựng trại sản xuất hạt giống bông và các trạm giống cung cấp giống cho vùng trồng bông
+ Giai đoạn 2015 - 2020: Xây dựng 1 cơ sở sản xuất giống bông tại xã Tường Hạ, huyện Phù Yên với quy mô 50 ha.
+ Giai đoạn 2016 - 2020: Xây dựng 02 cơ sở sản xuất giống bông tại huyện Sông Mã (xã Nà Nghịu) và huyện Mường La (xã Pi Tong) với quy mô 50 ha
c) Quy hoạch xây dựng cơ sở chế biến và cơ sở thu mua
d) Dự kiến một số giống cây bông vải trồng trong vùng quy hoạch đ) Định hướng chế biến, tiêu thụ sản phẩm
Khuyến khích Công ty Cổ phần Bông Việt Nam; Công ty Dệt May Vĩnh Phúc; Công ty Bông Miền Bắc; Công ty Bông Tây Nguyên và các doanh nghiệp đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đầu tư phát triển vùng nguyên liệu bông vải theo hướng liên kết sản xuất theo quy định tại Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn và quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan.
- Quyết định số 1175/QĐ-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2011 đã được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt về mục tiêu phát triển bông vải giai đoạn 2011 – 2020 của tỉnh là 10.000 ha
- UBND tỉnh Ninh Thuận cũng đã thống nhất chủ trương hợp tác với Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) trong việc quy hoạch vùng trồng cây bông vải theo mô hình cánh đồng mẫu lớn để thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất. Đồng thời, tỉnh cũng đề nghị Vinatex phối hợp với các cơ quan chức năng của Ninh Thuận tổ chức liên doanh, liên kết và hỗ trợ nông dân trong việc cung ứng, hỗ trợ giống, hướng dẫn kỹ thuật canh tác và bao tiêu sản phẩm cây bông vải để người dân yên tâm sản xuất.
- Các địa phương ở Tây Nguyên cũng đã và đang tiến hành quy hoạch lại các vùng trồng bông, đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, hệ thống kênh mương dẫn nước. Tại quyết định số 1194/QĐ-TTg ngày 22/7/2014 Thủ tướng chính phủ cũng đã phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030, trong đó nêu rõ vùng trồng bông đặt quy hoạch tại Vùng kinh tế - Đô thị Nam Tây Nguyên (tỉnh Lâm Đồng).
3.2.2. Tổ chức bộ máy phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên cho ngành dệt may Việt Nam
Thực tế trong nhiều năm qua, ngành bông đã đối diện với nhiều khó khăn thách thức, song ở đâu đó cây bông vẫn là cây trồng nhận được sự quan tâm của Nhà nước, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người nông dân.
Đặc biệt, Bộ Công thương với vai trò là đơn vị trực tiếp quản lý ngành mệt may, Bộ đã luôn chú trọng đầu tư xây dựng cơ chế chính sách cũng như phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, chỉ đạo các cấp chính quyền cũng như các đơn vị trực thuộc luôn tích cực phát huy những tiềm năng thế mạnh sẵn có về khí hậu, thổ nhưỡng, con người,.. nhằm khơi dậy, phát triển vùng nguyên liệu bông thiên nhiên trong nước:
- Bộ Công thương trong nhiều năm qua đã dành kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho các đơn vị, doanh nghiệp trực tiếp sản xuất thông qua các chương trình khuyến nông, chương trình khoa học công nghệ để hỗ trợ một phần vật tư cho người dân, xây dựng các mô hình trồng bông giống mới thâm canh cho năng suất cao và đào tạo tập huấn tiến bộ kỹ thuật cho người trồng bông.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã tích cực chỉ đạo các địa phương tăng cường thâm canh tăng năng suất đối với cây bông. Nhiều giống bông mới có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh, cho năng suất cao như: VN04-3, VN04-4…đã được công nhận để phát triển sản xuất.
- Về phía Tập đoàn dệt may (Vinatex). Tập đoàn với vai trò và đơn vị trực thuộc Bộ Công thương, có trọng trách rất lớn trong việc
+ Quy hoạch phát triển mô hình bông trang trại, áp dụng công nghệ tưới tiên tiến
Dựa trên các nghiên cứu, khảo sát, Vinatex đã giao các đơn vị sản xuất kinh doanh bông triển khai sản xuất thử nghiệm áp dụng công nghệ tưới tiên tiến theo mô hình bông trang trại. Và đã thử nghiệm tại 2 trang trại mẫu là trang trại của Công ty CP Sản xuất kinh doanh nguyên liệu dệt may Việt Nam tại xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận với quy mô diện tích 54,8 ha, được áp dụng bằng phương pháp tưới nhỏ giọt của Israel; và trang trại mẫu 20 ha tại huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận của Viện Bông Nha Hố, áp dụng phương pháp tưới xả tràn.
Trên diện tích hơn 50 ha được giao, Vinatexmat đã thử nghiệm một số mô hình bông trang trại có tưới nhỏ giọt, tưới rãnh tràn và với một số giống bông lai, bông thuần kháng sâu. Đến nay, công ty đã xác định được mô hình trồng bông có hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ của Israel đối với các giống bông VN 01-2 mang lại kết quả tốt. Công nghệ này giúp tiết kiệm nhiều chi phí về lượng nước sử dụng, phân bón, công lao động…
Như vậy sau một thời gian thử nghiệm đã cho kết quả rất khả quan. Trong suốt quá trình sinh trưởng cây bông phát triển tốt, đặc biệt là bông được trồng theo mô hình có tưới nhỏ giọt. Năng suất bông hạt vẫn cho trên 2 tấn/ha (năng suất bình quân của ngành Bông hiện là 1,1 tấn/ha), dự kiến các năm sau sẽ cho năng suất từ 2,5 - 3,5 tấn/ha). Hiện nay, Vinatex đang từng bước khôi phục và phát triển diện tích trồng bông đối với việc sản xuất bông phân tán trong nhân dân. Công ty CP Bông Việt Nam được giao chủ đạo thực hiện mục tiêu đến năm 2015 diện tích bông đạt 20 ha, sản lượng 13.000 tấn và năm 2020 đạt 56.000 ha, sản lượng 40.000 tấn.
+ Đấy mạnh công tác nghiên cứu khoa học
Xác định công tác nghiên cứu khoa học đóng vai trò then chốt để thực hiện thành công chiến lược phát triển cây bông vải, nên trong những năm qua,
các ứng dụng công nghệ tiên tiến của thế giới cũng đều được Vinatex nhanh chóng cập nhật và thử nghiệm trong công tác trồng bông trang trại.
Trong hơn 2 năm qua, Viện Nghiên cứu bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố (thuộc Tập đoàn) đã và đang thực hiện 28 nhiệm vụ khoa học và công nghệ, tập trung nghiên cứu vào ứng dụng công nghệ sinh học để chọn tạo ra các giống bông mới có năng suất cao, chất lượng xơ tốt, có khả năng chống chịu được sâu, bệnh hại và có khả năng thích nghi với sự biến đổi của khí hậu, thời tiết; triển khai nghiên cứu, đề xuất các giải pháp về canh tác bông phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng, nghiên cứu quy trình, kỹ thuật trồng bông thâm canh, bông trang trại và các mô hình phát triển kinh tế trồng bông tập trung theo hướng tiết kiệm vật tư, lao động, tăng mức độ cơ giới hoá nhằm nâng cao hiệu quả của sản xuất, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích; nghiên cứu tác nhân và biện pháp phòng trừ đối với bệnh mốc trắng, rầy xanh hại bông, xây dựng quy trình quản lý dịch hại tổng hợp cho các giống bông mới, nghiên cứu quy trình trồng bông hữu cơ để nâng cao giá trị sản xuất, giá trị gia tăng cho người trồng bông và bảo vệ môi trường.
3.2.3. Triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên cho ngành dệt may Việt Nam liệu bông thiên nhiên cho ngành dệt may Việt Nam
Phát triển trồng bông sẽ góp phần tích cực vào việc thực hiện chủ trương xóa đói, giảm nghèo, ổn định xã hội cho các vùng sâu, vùng xa và đặc biệt cho các dân tộc thiểu số. Việc trồng bông tập trung chủ yếu ở các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Nhiều dân tộc đã có truyền thống trồng bông lâu đời. Cây bông đã từng được coi là cây xóa đói, giảm nghèo đối với nhiều hộ gia đình khó khăn. Những địa bàn trồng bông phát triển mang tính trọng điểm như Tây Nguyên, Sơn La… đều là những địa bàn có vị trí chiến lược, cần được đảm bảo về an sinh xã hội, ổn định xã hội, chính trị. Việc phát triển trồng bông là một giải pháp phù hợp để thực hiện mục đích xã hội này.
Chính phủ đã ban hành các Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg và 29/QĐ- TTg với mục tiêu phát triển cây bông vải nhằm đẩy mạnh cung cấp nguyên liệu bông xơ sản xuất trong nước cho ngành Dệt May, từng bước đáp ứng nhu cầu bông, giảm nhập siêu, tạo điều kiện để ngành Dệt May Việt Nam tăng trưởng và phát triển ổn định. Với quan điểm này, cây bông vải sẽ được phát triển theo hướng tăng cường đầu tư thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo hiệu quả kinh tế nâng cao sức cạnh tranh của cây bông và bảo vệ môi trường sinh thái; chú trọng xây dựng và mở rộng diện tích vùng chuyên canh bông có tưới; xây dựng các trang trại trồng bông có hiệu quả kinh tế cao ở những nơi có điều kiện tự nhiên phù hợp với phát triển của cây bông vải. Theo đó quan điểm phát triển cây bông vải đã được thể hiện hết sức rõ ràng qua các chủ trương chính sách của Nhà nước:
+ Phát triển cây bông vài nhằm đẩy mạnh cung cấp nguyên liệu bông xơ sản xuất trong nước do ngành dệt may, từng bước đáp ứng nhu cầu bông, giảm nhập siêu, tạo điều kiện để ngành dệt may Việt Nam tăng trưởng và phát triển ổn định.
+ Phát triển cây bông vải theo hướng tăng cường đầu tư thâm canh nâng cao năng suất chất lượng, đảm bảo hiệu quả kinh tế, nâng cao sức mạnh cạnh tranh của cây bông và bảo vệ môi trường sinh thái; chú trọng xây dựng và mở rộng diện tích vùng chuyên canh bông có tưới; xây dựng các trang trại trồng bông có hiệu quả kinh tế cao ở nơi có điều kiện tự nhiên phù hợp với sự phát triển của cây bông vải;
+ Phát huy mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế cùng sự hỗ trợ của Nhà nước cho đầu tư phát triển cây bông vải, gắn kết lợi ích giữa gia công chế biến, tiêu thụ với lợi ích của người trồng bông;
+ Nhà nước đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao cho công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất bông.
Nhận thức vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên cũng như quan điểm định hướng của Chính phủ, Bộ Công thương đã sát sao, quyết liệt trong công tác triển khai phát triển nguồn nguyên liệu bông thiên nhiên với việc thực thi các nhóm các chính sách:
- Chính sách tài chính
+ Chính sách cho nông dân: Đây là chính sách cho hộ nghèo vay vốn sản xuất. Hiện nay tỷ lệ nông dân được vay vốn ngân hàng cho sản xuất bông là rất thấp, đầu tư cho cây bông ngay từ đầu vụ chủ yếu lấy từ nguồn của các công ty Công ty Cổ phần bông Việt Nam, Công ty Cổ phần Bông miền Bắc,…
+ Chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất: Sản xuất bông trong nước là thay thế nhập khẩu nhưng phải cạnh tranh trực tiếp với các nước xuất khẩu có chính sách trợ giá nông nghiệp, nên sản xuất trong nước đã gặp khó khăn lại mất lợi thế cạnh tranh, vốn Nhà nước cung cấp cho ngành sản xuất bông quá ít, đa số phải đi vay ngân hàng rồi cho nông dân vay lại nên chịu nhiều rủi ro và thất thoát cao. Doanh nghiệp rất khó trong đầu tư kinh doanh và gần như phải chủ động trong việc phát triển sản xuất.
Việc đầu tư thâm canh tăng năng suất đối với việc tiết kiệm giảm chi phí đầu vào, tăng giá mua vật tư cho nông dân để nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của cây bông. Việc tiết kiệm giảm chi phí đầu vào cần tập trung vào việc đơn giản hoá quy trình trồng bông để giảm thiểu chi phí lao động trong chăm sóc và thu hoạch, nhanh chóng nhanh chân các giống bông thuần kháng sâu để hạ giá giống cho nông dân thay cho các giống bông lai hiện nay. Việc cung ứng vật tư kỹ thuật tập trung theo hướng trực tuyến giảm thiểu các khâu trung gian để cung cấp giá rẻ cho nông dân. Trên hết, các công ty trồng bông (Công Ty Bông Việt Nam, Công ty Bông miền Bắc,..) đang thực hiện chính sách tiết kiệm, tiết giảm chi phí từ khâu quản lý, sản xuất, chế biến nhằm đem lại hiệu quả và tạo cơ hội tăng giá mua bông hạt cho nông dân.
Bên cạnh đó, công tác cổ phần hoá tạo đòn bẩy cạnh tranh trong cùng