.Nguyên nhân tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cấu trúc tổng công ty dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí CTCP (Trang 59)

 Triển khai phƣơng án tái cấu trúc DMC giai đoạn 2012-2015 trong bối cảnh nền kinh tế trong nƣớc và thế giới có nhiều biến động phức tạp; Đặc biệt là việc giảm giá dầu thô từ cuối năm 2014 và kéo dài đến nay vẫn chƣa có dấu hiệu phục hồi nên đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh và quá trình triển khai tái cấu trúc của DMC.

 Thị trƣờng chứng khoán giai đoạn 2012-2015 diễn biến xấu, chỉ số chứng khoán 2 sàn Hà Nội và sàn Thành phố Hồ Chí Minh không ổn định và có xu hƣớng giảm, vì vậy đã ảnh hƣởng đến kế hoạch thoái vốn của DMC tại các đơn vị cũng nhƣ kế hoạch huy động vốn của Công ty Mẹ.

 Giai đoạn 2012-2015, Chính phủ ban hành một số chính sách nhằm kiềm chế lạm phát làm cho nhu cầu trong nƣớc giảm mạnh, DMC đã tiến hành rà soát và ra quyết định dừng nhiều dự án đầu tƣ. Bên cạnh đó, Tập đoàn Dầu khí cũng cắt giảm mạnh các chƣơng trình đầu tƣ, thay đổi chiến lƣợc chỉ tập trung vào các lĩnh vực cốt lõi làm cho bức tranh đầu tƣ thay đổi toàn diện.

 Chính sách nhà nƣớc, Tập đoàn trong việc thoái vốn của PVN đối với các doanh nghiệp do Tập đoàn nắm giữ dƣới 50% vốn điều lệ nhƣ DMC chƣa thực sự rõ ràng, dẫn đến việc vận dụng một số chính sách để thực hiện công tác Tái cấu trúc gặp khó khăn cho đơn vị nhƣ việc thoái vốn của DMC tại các đơn vị thành viên.

-Nguyên nhân chủ quan:

 Nguyên nhân dẫn đến quá trình tái cấu trúc triển khai chậm và chƣa đạt kế hoạch đề ra là xuất phát từ nội tại của DMC. Đội ngũ lãnh đạo các cấp chƣa thật sự quyết liệt trong quá trình triển khai Tái cấu trúc, tâm lý ngại thay đổi, ngại va chạm đã ảnh hƣởng rất lớn đến việc tái cấu trúc.

 Chủ trƣơng tái cấu trúc chƣa đƣợc phổ biến sâu rộng đến toàn thể cán bộ công nhân viên để giúp họ nhận thức đƣợc việc tái cấu trúc là tất yếu trong thời kỳ hiện nay.

 Đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở các đơn vị thành viên cũng còn hạn chế về năng lực quản lý, điều hành, ở một số đơn vị sản xuất đa số lãnh đạo xuất phát là từ cán bộ kỹ thuật.

 Lực lƣợng lao động phổ thông của DMC lớn và là con em cán bộ công nhân viên trong ngành đã làm việc lâu năm tại DMC và các đơn vị nên việc cơ cấu lại tổ chức, định biên, sắp xếp lại lao động gặp nhiều khó khăn.

 Các công ty con đã cổ phần hóa chủ yếu là các đơn vị sản xuất nhƣng lại chƣa có sản phẩm chủ đạo chiếm lĩnh thị trƣờng để đảm bảo cho hoạt động sản xuất của đơn vị đƣợc ổn định, bền vững; chƣa chủ động đƣợc nguồn nguyên liệu cho sản xuất nên vẫn có nguy cơ phải dừng sản xuất do không có nguyên liệu.

 Tổng công ty tạo điều kiện để các đơn vị thành viên phát triển trong một số giai đoạn đã vô hình chung tạo thành tiền lệ bao cấp, hỗ trợ cho đơn vị, tạo tâm lý cho lãnh đạo, CBCNV đơn vị ỷ lại tổng công ty.

 Hiện tại, quy mô vốn của các công ty con nhỏ (dƣới 40 tỷ đồng), khi chuyển giao vốn của các dự án đầu tƣ xuống công ty con để tăng quy mô vốn thì hiệu quả trên đồng vốn đồng thời cũng giảm rất thấp do các dự án mới đƣa vào hoạt động, lợi nhuận thậm chí còn âm do sản lƣợng sản xuất giai đoạn đầu dự án đi vào hoạt động ít trong khi phải chịu chi phí khấu hao máy móc thiết bị và chi phí lãi vay khá lớn. Những khó khăn trên dẫn đến sức cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị bị hạn chế, cơ hội tìm đối tác đầu tƣ mua cổ phần, giảm tỷ lệ nắm giữ phần vốn của công ty mẹ DMC tại các công ty con là hết sức khó khăn;

3.4.4. Bài học kinh nghiệm:

- Cần quyết liệt và quyết đoán hơn trong quá trình Tái cấu trúc.

- Xác định đúng hƣớng đi của DMC là phát triển Dịch vụ, xác định dịch vụ dung dịch khoan là dịch vụ cốt lõi.

- Chú trọng phát triển con ngƣời cho cung cấp Dịch vụ, đặc biệt là cán bộ kỹ thuật. Mạnh dạn gửi cán bộ đi đào tạo ở nƣớc ngoài, từng bƣớc thay thế các chuyên gia nƣớc ngoài tại Việt Nam.

- Có sự đồng thuận cao trong lãnh đạo chỉ đạo của Đảng ủy, HĐQT, ban Tổng giám đốc Tổng công ty DMC và sự vào cuộc của các tổ chức Đoàn thể nhƣ Công Đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh trong quá trình triển khai Tái cấu trúc.

3.5. Đánh giá thực trạng hoạt động của Tổng công ty DMC

3.5.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Mẹ

Bảng 3.6. Kết quả một số chỉ tiêu SXKD Công ty Mẹ giai đoạn 2012-2015

TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 6 tháng 2015 1 Vốn điều lệ 500 500 500 500 2 Tổng doanh thu Tỷ.đ 1792 1927 1750 946 3 Tốc độ tăng trƣởng năm % 7,5 -9,2 -46 4 Lợi nhuận trƣớc thuế Tỷ.đ 83,5 101,9 135,8 158,7 5 Tỷ suất LNTT /VĐL % 20,3 27,1 31,7 6 Nộp Ngân sách NN Tỷ.đ 29,5 50 75,7 23 7 Tỷ lệ chia cổ tức % 12 12 12 12 8 Nợ phải trả Tỷ đồng 543 591 720 650 9 Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu % 82 84 95 78

Nguồn: Ban Tài chính kế toán DMC

Các chỉ tiêu Doanh thu thuần, Lợi nhuận trƣớc thuế hợp nhất và của Công ty Mẹ tăng giảm không đồng đều qua các năm. Năm 2014 là năm tăng trƣởng mạnh nhất. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu ở mức an toàn giai đoạn 2012- 2015 ở cả Công ty Mẹ và Tổng công ty.

3.5.2. Đánh giá tổng quát về cơ sở vật chất kỹ thuật hiện tại của DMC

Đến thời điểm hiện tại cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ cho lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của DMC đã và đang đƣợc đầu tƣ tƣơng đối và cơ bản hoàn thiện, có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu trong các lĩnh vực hoạt động. Cụ thể:

- Dịch vụ Dung dịch khoan: 2 đơn vị thành viên của DMC là MIVN và DMC-WS có trụ sở đặt tại Vũng Tàu. MI-VN đã có căn cứ bơm cắt pha trộn tại cảng PTSC Vũng Tàu với tổng giá trị đầu tƣ khoảng 5 triệu USD. DMC - WS đã hoàn thành đầu tƣ và đƣa vào hoạt động “Căn cứ dịch vụ DMC tại cảng VSP” bao gồm hệ thống bồn bể chứa, khuấy trộn, bơm cắt… phục vụ cho dịch vụ dung dịch khoan và các hoạt động dịch vụ kỹ thuật khác của DMC,VSP và các nhà thầu dầu khí với tổng mức đầu tƣ 60 tỷ đồng. Ngoài ra, cả 2 đơn vị đã thực hiện đầu tƣ các trang thiết bị, thí nghiệm phục vụ cung cấp dung dịch khoan và hóa chất khai thác với giá trị đầu tƣ gần 4 triệu USD, đủ đảm bảo cung cấp dịch vụ dung dịch khoan theo yêu cầu của khách hàng.

- Dịch vụ làm sạch: Tổng công ty DMC đã đầu tƣ đồng bộ thiết bị làm sạch hiện đại đƣợc sản xuất tại Mỹ với tổng mức đầu tƣ hơn 5 triệu USD. Hệ thống thiết bị này đảm bảo đƣợc dịch vụ cung cấp đạt chất lƣợng quốc tế, phục vụ làm sạch các bồn bể chứa dầu thô, sản phẩm, các tàu chở dầu thô, FSO, FPSO; Thiết bị có khả năng phân tách thu hồi phần lớn lƣợng dầu lẫn trong cặn, giảm lƣợng cặn thải ra. Toàn bộ hệ thống thiết bị đƣợc tập kết tại kho của DMC Dung Quất;

- Dịch vụ xử lý môi trƣờng: Hiện nay DMC đang nghiên cứu công nghệ xử lý và đánh giá hiện trạng cơ sở vật chất hiện có ở 3 khu vực Vũng Tàu, Dung Quất, Nghi Sơn để có phƣơng án đầu tƣ.

- Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh: DMC-MB có hơn 30.000 m2 hệ thống nhà xƣởng và kho bãi tại Yên Viên, Gia Lâm. Bên cạnh đó, Tổng công ty đã đầu tƣ xây dựng Nhà máy Hóa phẩm Dầu khí Cái Mép tại KCN Cái Mép - trên diện tích 26.132, tổng mức đầu tƣ 173,9 tỷ đồng với hệ thống nhà xƣởng và dây chuyền thiết bị sản xuất Bentonite, Xi măng G, Silica… Nhà máy đã hoàn thành và cho Công ty DMC- Miền Nam thuê lại. Tổng công ty DMC sẽ tiếp tục đầu tƣ để cải tạo hệ thống kho tàng với diện tích 18.345 m2 tại 24/8 Lê Thánh Tông để phát triển dịch vụ logistic. Tại Quảng Ngãi, DMC đã xây dựng tổng kho hóa chất với diện tích 5.400m2 trên diện tích trên 30.000 m2, hiện tại cơ sở vật chất này đang giao cho DMC- Miền Trung quản lý, khai thác. Trong thời gian tới DMC đồng thời sẽ phát triển căn cứ cung ứng dịch vụ làm sạch tại đây.

Bảng 3.7 Hiện trạng tài sản cố định của DMC (Tại thời điểm 31.12.2014)

Chỉ tiêu ĐVT Cty Mẹ DMC MB DMC MT DMC MN DMC WS TSCĐ hữu hình Tỷ.đ 136,22 8,3 2,34 3,77 47,69 - Nguyên giá Tỷ.đ 172,73 39,56 6,88 20 60,44

-Giá trị hao mòn lũy kế Tỷ.đ -36,51 -31,26 -4,54 -16,23 -12,75

TSCĐ vô hình Tỷ.đ 22,29 0,1 0,09 0,1 1,27

-Nguyên giá Tỷ.đ 24,95 0,15 0,11 0,12 1,5

-Giá trị hao mòn lũy kế -1,96 -0,05 -0,02 -0,01 -0,23

Hệ số hao mòn TSCĐ hữu hình (Hm) Lần 0,21 0,79 0,66 0,81 0,21 Hệ số còn sử dụng đƣợc của TSCĐ hữu hình (Hcsd=1-Hm) Lần 0,79 0,21 0,34 0,19 0,79

-Hệ số hao mòn (Hm)= Tổng số tiền khấu hao đã trích/Nguyên giá TSCĐ

-Hệ số còn sử dụng TSCĐ = 1(100%) - Hm

-Tài sản Công ty Mẹ chưa bao gồm Hệ thống thiết bị làm sạch và đã bao gồm toàn bộ giá trị của Nhà máy HPDK Cái Mép;

-Tài sản của DMC - WS đã bao gồm dự án Căn cứ dịch vụ tại Cảng VSP

Qua bảng 3.7 hiện trạng TSCĐ của DMC tại thời điểm 31.12.2014 có thể thấy: Các công ty con DMC Miền Bắc, DMC Miền Nam, DMC Miền Trung máy móc thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật hầu nhƣ không đƣợc đầu tƣ mới, Hệ số hao mòn máy móc thiết bị lớn, TSCĐ đã khấu hao đến 3/4 giá trị nguyên giá (Giá trị nguyên giá này đã được đánh giá lại năm 2011 khi chuyển đổi mô hình hoạt động từ Công ty TNHH MTV sang Công ty cổ phần, thực tế nhiều máy móc trang thiết bị đã cũ, hết thời hạn khấu hao)

Công ty mẹ và DMC - WS có hệ số hao mòn TSCĐ thấp cho thấy: Công ty Mẹ đã có đầu tƣ nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động SXKD qua các dự án đầu tƣ. Công ty DMC - WS mới đƣợc thành lập năm 2010, máy móc thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật đã đƣợc đầu tƣ mới đáp ứng đƣợc yêu cầu hoạt động cung cấp dịch vụ kỹ thuật của đơn vị.

3.5.3. Đầu tư góp vốn của Công ty mẹ tại các đơn vị thành viên

Đơn vị tính: tỷ đồng

STT Tên công ty Vốn điều lệ Giá trị vốn góp Tỷ lệ vốn góp (%) A Doanh nghiệp cấp 3 (*) Công ty con 1 Công ty DMC-Miền Bắc 40 33,25 84,71% 2 Công ty DMC-Miền Nam 40 35,5 90,14% 3 Công ty DMC-Miền Trung 10 7,5 75,42% 4 Công ty DMC WS 60 60 100% 5 Công ty M-I Việt Nam 5.939.000

(USD) 3.028 (USD) 51% Công ty liên kết 6 Công ty TNHH DMC-VTS 50 15 30% B Doanh nghiệp cấp 4 (**) 7 Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Khai thác Barite Bắc Kạn 2,081 1,681 81%

Nguồn: Ban Tổ chức và Phát triển Nguồn Nhân lực DMC Ghi chú: (*) Doanh nghiệp cấp 3 là các Công ty con của DMC (Công ty cháu của Tập đoàn), có vốn góp chi phối của DMC; được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty ở nước ngoài.

(**) Doanh nghiệp cấp 4 là Công ty con của doanh nghiệp cấp 3, được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty ở nước ngoài.

Hiện tại, cơ cấu vốn của DMC tại DMC-MB, DMC-MT, DMC-MT còn rất lớn, chiếm > 75%. Kế hoạch giảm bớt vốn của DMC tại đơn vị này xuống còn 51% trong giai đoạn 2012-2015 đã không thực hiện đƣợc.

3.5.4. Trình độ công nghệ và nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới

3.5.4.1. Trình độ công nghệ

- Trình độ công nghệ của DMC đƣợc đánh giá ở mức trung bình so với các đơn vị hoạt động cùng lĩnh vực. Sau khi dự án Đầu tƣ nhà máy Hóa phẩm

Dầu khí tại Khu công nghiệp Cái Mép; Dự án đầu tƣ hệ thống thiết bị làm sạch bồn bể, kho chứa dầu ngoài khơi, tàu chở dầu, Dự án căn cứ cung ứng dịch vụ tại cảng VSP đi vào hoạt động năm 2014, trình độ công nghệ của DMC tăng đáng kể.

- Lĩnh vực sản xuất: Các sản phầm truyền thống đƣợc sản xuất với trình độ công nghệ trung bình, lạc hậu.

- Lĩnh vực dịch vụ khoan: Trình độ công nghệ tiên tiến cao trong nƣớc và khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, công nghệ, kỹ thuật, dịch vụ đặc thù riêng của DMC mới bƣớc đầu đƣợc xây dựng, còn phụ thuộc nhiều vào đối tác liên doanh, liên kết.

3.5.4.2. Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới

Hiện tại, tình hình nghiên cứu phát triển sản phẩm mới còn hạn chế, ở mảng dịch vụ DMC đang nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ sửa chữa và hoàn thiện giếng, dịch vụ gia tăng thu hồi dầu, các loại hóa chất cho khai thác, vận chuyển, tàng trữ, chế biến dầu khí, dịch vụ chống ăn mòn.

Chƣa có sản phẩm mới trong lĩnh vực sản xuất.

3.5.5.Cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực của DMC

Bảng 3.9 Cơ cấu nguồn lực theo trình độ, độ tuổi (tính đến tháng 6/2015)

Chất lƣợng lao động Công ty Mẹ DMC - RT DMC HN DMC HCM DMC- Miền Bắc DMC - Miền Nam DMC - Miền Trung DMC - WS MI- VN Tổng Chất lƣợng lao động Trên Đại học 23 6 8 0 8 0 1 6 0 52 Đại học 76 21 24 17 27 22 18 46 42 293 ĐH tại chức 21 2 10 0 36 17 5 3 1 95 Cao đẳng 0 2 5 0 3 2 1 1 2 16 Trung cấp 1 0 0 0 4 11 5 1 2 24 CNKT 3 0 3 0 35 52 17 1 17 128

Lao động PT 1 1 0 1 65 33 1 0 15 117 Tổng 125 32 50 18 178 137 48 58 79 725 Theo độ tuổi Dƣới 30 27 5 11 10 7 13 4 29 12 118 Từ 31 - 39 54 16 31 7 53 45 17 17 28 268 Từ 40 - 49 23 6 6 1 93 53 15 10 32 239 Từ 50 - 55 14 3 2 0 20 22 6 1 4 72 Trên 55 tuổi 7 2 0 0 5 4 6 1 3 28 Tổng 125 32 50 18 178 137 48 58 79 725

Nguồn: Ban Tổ chức và Phát triển Nguồn Nhân lực DMC

Qua bảng số liệu 4.5 ta thấy, khó khăn lớn nhất đối với DMC là chất lƣợng nguồn nhân lực. Do trƣớc đây DMC là đơn vị sản xuất. Hiện tại, lao động phổ thông và Công nhân kỹ thuật chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu lao động theo trình độ của DMC, trong đó tập trung ở đơn vị sản xuất là DMC- Miền Bắc và DMC-Miền Nam.

- Với tổng số cán bộ công nhân viên của DMC hiện tại là 725 ngƣời nhƣng số lƣợng cán bộ kỹ thuật có trình độ phục vụ cho lĩnh vực dịch vụ còn chiếm tỷ trọng chƣa cao, chiếm khoảng 15 % tổng số.

- Đối với lĩnh vực làm sạch và xử lý môi trƣờng, đây là lĩnh vực dịch vụ DMC mới triển khai còn hạn chế về năng lực nên trong giai đoạn này DMC đang từng bƣớc tuyển dụng các kỹ sƣ kết hợp với đào tạo kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cấu trúc tổng công ty dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí CTCP (Trang 59)