.Cơ cấu tổ chức Tổng công ty DMC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cấu trúc tổng công ty dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí CTCP (Trang 39)

Tổng Công ty Dung dịch Khoan và Hoá phẩm Dầu khí - CTCP đƣợc tổ chức và điều hành theo mô hình Công ty Me - Con, tuân thủ theo các quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật hiện hành. Cơ cấu tổ chức Tổng Công ty Dung dịch Khoan và Hoá phẩm Dầu khí hiện nay bao

gồm: Công ty Mẹ gồm 8 Ban/Văn phòng chức năng, 01 Công ty TNHH 1 thành viên; 02 Công ty TNHH 2 TV; 03 Công ty cổ phần và 03 Chi nhánh.

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty DMC

ĐƠN VỊ HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC CHI NHÁNH DMC - RT CHI NHÁNH DMC TẠI HÀ NỘI CHI NHÁNH DMC TẠI HCM ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT CTCP DMC MIỀN BẮC CTCP DMC MIỀN TRUNG CTCP DMC MIỀN NAM CÔNG TY TNHH TV DMC - WS CÔNG TY TNHH MI VIỆT NAM ĐƠN VỊ HẠCH TOÁN ĐỘC LẬP CTCP DMC MIỀN BẮC CTCP DMC MIỀN TRUNG CTCP DMC MIỀN NAM CÔNG TY TNHH TV DMC - WS CÔNG TY TNHH MI VIỆT NAM ĐƠN VỊ HẠCH TOÁN ĐỘC LẬP CÁC BAN CHỨC NĂNG VĂN PHÒNG TCNL KINH DOANH KHOÁNG SẢN ĐT&XDCB K HOẠCH TCKT KT&ATMT CÔNG TY TNHH DMC – VTS (Công ty liên t)

Nguồn: Ban Tổ chức Nhân sự - DMC, tháng 9/2015 Cơ cấu tổ chức Công ty Mẹ gồm:

-Đại hội đồng cổ đông

ĐHĐCĐ là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của DMC bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết hoặc ngƣời đƣợc cổ đông ủy quyền. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông đƣợc ghi trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty.

-Hội đồng quản trị

HĐQT là tổ chức quản lý cao nhất của Tổng công ty do ĐHĐCĐ bầu ra HĐQT nhân danh Tổng công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục

đích và quyền lợi của Tổng công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.

-Ban Kiểm soát

Ban Kiểm soát của Tổng công ty Dung dịch khoan và Hoá phẩm Dầu khí bao gồm 03 (ba) thành viên do Đại hội đồng cổ đông bổ nhiệm. Quyền hạn và nhiệm vụ của Ban kiểm soát đƣợc quy định trong Điều lệ DMC.

-Ban Tổng giám đốc

Tổng giám đốc là ngƣời điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Tổng công ty. Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ đƣợc quy định cụ thể trong Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty.

- Các Ban/Văn phòng chuyên môn

Văn phòng: Tham mƣu, giúp việc và chịu trách nhiệm trƣớc lãnh đạo Tổng công ty trong công tác hành chính quản trị, văn thƣ Lƣu trữ, hành chính quản trị và lễ tân của TCT.

Ban Tài chính Kế toán : Tham mƣu, giúp việc và chịu trách nhiệm trƣớc lãnh đạo Tổng công ty trong công tác tài chính, kế toán, thống kê…; tham mƣu cho ban lãnh đạo trong việc giám sát tài chính tại đơn vị thành viên/trực thuộc.

Ban Tổ chức và Phát triển nguồn nhân lực : Tham mƣu, giúp việc và chịu trách nhiệm trƣớc lãnh đạo Tổng công ty về công tác tổ chức, nhân sự, lao động tiền lƣơng, chế độ chính sách, phúc lợi; thực hiện các công tác đào tạo, thi đua khen thƣởng, kỷ luật...

Ban Kế hoạch: Tham mƣu, giúp việc và chịu trách nhiệm trƣớc lãnh đạo Tổng công ty trong công tác lập, giám sát, thực hiện và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện chiến lƣợc, kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty và các đơn vị thành viên.

Ban Đầu tư và Xây dựng cơ bản: Tham mƣu, giúp việc và chịu trách nhiệm trƣớc lãnh đạo Tổng công ty trong công tác đầu tƣ phát triển và xây dựng cơ bản của Tổng công ty.

Ban Kỹ thuật - An toàn- Môi trường: Tham mƣu, giúp việc và chịu trách nhiệm trƣớc lãnh đạo Tổng công ty về sáng kiến, sáng chế, sở hữu trí tuệ. Hoạt động An toàn - Sức khỏe - Môi trƣờng, công tác quản lý chất lƣợng.

Ban Kinh doanh: Tham mƣu, giúp việc và chịu trách nhiệm trƣớc lãnh đạo Tổng công ty trong tổ chức kinh doanh, nghiên cứu phát triển thị trƣờng, quản lý hợp đồng, tổ chức hoạt động logistics tại Công ty Mẹ và quản lý hỗ trợ các đơn vị thành viên trong lĩnh vực kinh doanh.

Ban Khoáng sản: Tham mƣu, giúp việc và chịu trách nhiệm trƣớc lãnh đạo Tổng công ty trong tổ chức, thực hiện công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác các loại hình khoáng sản, nguyên liệu phục vụ sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty trên lãnh thổ Việt Nam và nƣớc ngoài.

3.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty

3.2.1. Ngành nghề kinh doanh

- Nghiên cứu chuyển giao công nghệ, cung cấp dịch vụ dung dịch khoan, dịch vụ hoàn thiện và sửa chữa giếng khoan dầu khí, xử lý vùng cận đáy giếng, tăng cƣờng thu hồi dầu và các dịch vụ kỹ thuật dầu khí khác;

- Thu gom, xử lý, tái chế các loại phế liệu và chất thải của ngành dầu khí; - Dịch vụ làm sạch;

- Xử lý môi trƣờng và chuyển giao công nghệ xử lý môi trƣờng;

- Kinh doanh các hóa chất (trừ loại Nhà nƣớc cấm), hóa phẩm, thiết bị, nguyên vật liệu và các thiết bị phục vụ tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, tồn chứa, chế biến dầu khí và các ngành kinh tế;

- Xuất nhập khẩu hoá chất (trừ loại Nhà nƣớc cấm), hoá phẩm, thiết bị, nguyên liệu, vật tƣ phục vụ cho ngành công nghiệp dầu khí, phục vụ xử lý, chống ô nhiễm môi trƣờng và các ngành công nghiệp khác;

- Kinh doanh phụ gia cho dung dịch khoan; - Khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản

3.2.2. Sản phẩm và dịch vụ chính của DMC

3.2.2.1. Sản phẩm sản xuất

- Barite API: Gồm các sản phẩm là Barite API DAK nội địa và Barite API DAK xuất khẩu.

+Barite API DAK nội địa: Đƣợc sử dụng để làm tăng tỷ trọng của dung dịch khoan nhằm kiểm soát áp suất vỉa và ổn định giếng khoan.

+Barite API DAK xuất khẩu: đƣợc sử dụng nhƣ một chất làm tăng tỷ trọng cho tất cả hệ dung dịch khoan.

- Bentonite: gồm 2 dòng sản phẩm là Bentonite API DAK khoan dầu khí và Bentonite API DAK khoan cọc nhồi:

- Xi măng giếng khoan: gồm 2 dòng sản phẩm Xi măng giếng khoan nóng DAK và Xi măng giếng khoan - G DAK:

+Xi măng giếng khoan nóng DAK: là loại xi măng đƣợc sử dụng trong các công trình xây dựng biển, công trình chịu xâm thực của nƣớc có chứa nhiều SO4-2, trám các khoảng không gian vành xuyến, đổ cầu xi măng trong các giếng khoan dầu khí.

+Xi măng giếng khoan - G DAK: đƣợc sử dụng để trám khoảng không gian vành xuyến (giữa thành giếng và ống chống, giữa các cột ống chống). Xi măng giếng khoan - G DAK (nhƣ xi măng bền sunphát cao) còn có thể đƣợc sử dụng trong xây dựng các công trình biển và công trình chịu xâm thực của nƣớc chứa nhiều ion sunphát (SO4-2

).

- Super lub: Là chất bôi trơn có chất lƣợng cao, dùng cho hệ dung dịch khoan gốc nƣớc.

3.2.2.2. Sản phẩm sản xuất và kinh doanh

- Hóa chất cho khai thác, vận chuyển dầu khí; - Hóa chất cho chế biến dầu khí và hóa dầu;

- Cung ứng sản phẩm, hóa chất cho các ngành kinh tế quốc dân khác (Điện, Xây dựng, Giao thông vận tải, Gốm sứ,..)

3.2.2.3. Dịch vụ cungcấp

- Dịch vụ cung cấp dung dịch khoan:

- Dịch vụ cung cấp hóa chất và giải pháp kỹ thuật cho khai thác dầu khí: cung cấp các dịch vụ gia tăng khả năng khai thác và thu hồi dầu nhƣ: xử lý vùng cận đáy giếng, làm sạch lắng đọng paraffin, dịch vụ đánh dấu dòng chảy bằng chất hóa học, dịch vụ pha chế và cung cấp hóa chất cho khai thác, vận chuyển dầu khí.

- Dịch vụ làm sạch thiết bị công nghiệp: DMC đã đầu tƣ hệ thống thiết bị làm sạch hiện đại (trị giá gần 6 triệu USD) và bắt đầu đƣa vào sử dụng từ cuối năm 2012.

- Dịch vụ xử lý môi trƣờng: chủ yếu là xử lý nƣớc đầu vào, đầu ra cho các dự án công nghiệp.

- Dịch vụ chống ăn mòn

3.3.Thực trạng triển khai tái cấu trúc Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí - CTCP, giai đoạn 2012-2015

Tái cấu trúc Tổng công ty DMC giai đoạn 2012-2015 đƣợc xây dựng và triển khai theo chỉ đạo của Tập đoàn tại Quyết định số 2032/QĐ-DKVN ngày 20/9/2013 về việc phê duyệt phƣơng án tái cấu trúc Tổng công ty DMC và Quyết định số 913/QĐ-DKVN về việc sửa đổi, bổ sung phƣơng án tái cấu trúc Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí, giai đoạn 2012- 2015.

3.3.1. Đánh giá những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện Phương án Tái cấu trúc Tổng công ty giai đoạn 2012-2015

3.3.1.1.Khó khăn

-Về khách quan: Triển khai tái cấu trúc DMC giai đoạn 2012-2015 trong bối cảnh nền kinh tế trong nƣớc và thế giới còn nhiều khó khăn, chƣa hồi phục do hệ lụy kéo dài của suy thoái kinh tế năm 2008; sự biến động của thị trƣờng tài chính đã ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và việc huy động vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp; đồng thời việc gia tăng giá cả nguyên liệu đầu vào trong giai đoạn này khiến cho các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả.

-Về chủ quan

 Cơ cấu tổ chức còn cồng kềnh; lao động phổ thông và công nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ tƣơng đối lớn trong cơ cấu nguồn nhân lực của DMC;

 Không chủ động về nguồn nguyên liệu, phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp của các đối tác;

 Các sản phẩm truyền thống dần mất đi tính cạnh tranh do máy móc thiết bị lạc hậu và công nghệ giản đơn dẫn tới mất dần thị trƣờng nội địa .

 Nhiều năm không có các dự án đầu tƣ sản phẩm mới.

3.3.1.2.Thuận lợi

-Đƣợc sự quan tâm và hỗ trợ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đặc biệt là chính sách ƣu tiên sử dụng dịch vụ của các đơn vị thành viên trong Tập đoàn tại Nghị quyết số 233/NQ-DKVN; Đây thực sự là động lực để DMC đặt nền móng cho phát triển mảng dịch vụ hóa kỹ thuật dầu khí, bƣớc đầu xây dựng đội ngũ làm dịch vụ chuyên nghiệp và tạo điều kiện để phát triển sản xuất và kinh doanh, định hƣớng cho sự phát triển.

-Có đội ngũ CBCNV đã làm việc nhiều năm trong lĩnh vực sản xuất, cung ứng hóa phẩm và dịch vụ dung dịch khoan;

-Có các đơn vị thành viên trực thuộc tại 3 vùng Bắc - Trung và Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đáp ứng kịp thời hóa phẩm và dịch vụ của ngành dầu khí.

3.3.2. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong phương án tái cấu trúc đã được phê duyệt.

3.3.2.1.Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu SXKD hợp nhất toàn Tổng công ty giai đoạn 2012 - 2015

Qua bảng 3.1 ta thấy, các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nƣớc và thu nhập bình quân đã đạt và vƣợt với mục tiêu tái cấu trúc đề ra. Tuy nhiên chỉ tiêu tăng vốn điều lệ và chia cổ tức thực hiện thấp so với kế hoạch. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trƣơngr lợi nhuận và doanh thu không đồng đều qua các năm, năm 2014 có sự tăng trƣởng vƣợt bậc so với các năm còn lại.

Bảng 3.1: So sánh chỉ tiêu SXKD thực hiện so với kế hoạch tái cấu trúc

TT Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2015 ƣớc Tổng

cộng I Kế hoạch theo phƣơng án Tái cấu trúc

1 Vốn điều lệ 900 1 000 1 000 1 200 2 Tổng doanh thu Tỷ.đ 1 330 1 530 1 800 2 100 6 760 3 Lợi nhuận trƣớc thuế Tỷ.đ 225 250 250 240 965 4 Tỷ suất LNST /VĐL % 25 25 25 20 5 Nộp Ngân sách NN Tỷ.đ 34 38 38 36 146 6 Tỷ lệ chia cổ tức % 20 20 20 20 7 Thu nhập bình quân Tr.đ/Ng/T 12 13 14 16 II Kết quả thực hiện 1 Vốn điều lệ Tỷ.đ 500 500 500 500 2 Tổng doanh thu Tỷ.đ 3 758 3 643 4354 3700 15 455 3 Lợi nhuận trƣớc thuế Tỷ.đ 377 211 432 207 1 227

TT Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2015 ƣớc Tổng cộng 4 Tỷ suất LNTT /VĐL % 75 42 86 41 5 Nộp Ngân sách NN Tỷ.đ 290 271 451 262 1 274 6 Tỷ lệ chia cổ tức % 10 12 12 12 7 Thu nhập bình quân Tr.đ/Ng/T 15 18 21 16

III So sánh Thực hiện/Kế hoạch

1 Vốn điều lệ % 56 50 50 42 2 Tổng doanh thu %

283 238 242 176 228,6 3 Lợi nhuận trƣớc thuế %

167 84 173 86 127,2 4 Tỷ suất LNTT /VĐL % 301 169 345 207 5 Nộp Ngân sách NN % 859 724 1203 726 872,6 6 Tỷ lệ chia cổ tức % 50 60 60 60 7 Thu nhập bình quân % 125 140 150 104

Nguồn: Ban Kế hoạch DMC 3.3.2.2.Về cơ cấu lại lĩnh vực hoạt động

-Đối với Tổng công ty:

Theo phƣơng án Tái cấu trúc giai đoạn 2012-2015, DMC tập trung phát triển 3 lĩnh vực: Sản xuất, Kinh doanh và Dịch vụ, DMC không phát triển đa ngành nghề, không đầu tƣ dàn trải và không đầu tƣ ngoài ngành nhằm đảm bảo phát triển vững chắc, lâu dài.

Kết quả cụ thể nhƣ sau:

Lĩnh vực dịch vụ hóa kỹ thuật:

 Lĩnh vực dung dịch khoan, hoàn thiện giếng, sửa chữa giếng, đạt mục tiêu đề ra: Đã nghiên cứu cơ bản để có công nghệ riêng của DMC về dung dịch khoan với sự hỗ trợ của Tập đoàn. Chiếm 100% thị phần Dịch vụ cung cấp Dung dịch khoan trong nƣớc. Đây là mảng mang lại phần lớn doanh thu và lợi nhuận cho DMC

 DMC đã xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên nghiệp thực hiện dịch vụ này tại Công ty DMC WS, đáp ứng đƣợc yêu cầu cao về dịch vụ kỹ thuật của các nhà thầu dầu khí.

 Đã thông qua đề tài Nghiên cứu khoa học đƣợc Tập đoàn cấp kinh phí: “Nghiên cứu hệ dung dịch khoan phù hợp với các tầng địa chất khác nhau của Việt Nam”, đội ngũ kỹ thuật của DMC WS đã nắm bắt kỹ thuật và bƣớc đầu đã nghiên cứu đƣợc một số hóa chất chủ đạo trong các hệ dung dịch khoan mang đặc thù của DMC và thử nghiệm công nghiệp cho kết quả tốt tại các giếng khoan của VSP, PVEP POC.

 Đã triển khai đƣợc các dịch vụ hỗ trợ cho công tác thăm dò, khai thác, gia tăng hệ số thu hồi dầu. Đã cung cấp một số hóa phẩm chuyên dụng hỗ trợ khai thác cho VSP; phối hợp với Halliburton trong cung cấp dịch vụ xử lý giếng cho Cửu Long JOC.

 Dịch vụ làm sạch bồn bể chứa, tầu chở dầu bằng hóa chất và dịch vụ xử lý môi trƣờng.

 Kết quả đạt đƣợc:

DMC đã triển khai thực hiện một số dự án làm sạch: làm sạch tàu chở dầu cho PVTrans và PV Shipyard; Làm sạch bồn tank chứa dầu 5603, 6001A của Lọc dầu Bình Sơn;

Đối với dịch vụ xử lý môi trƣờng và xử lý nƣớc: đã thực hiện các hợp đồng dịch vụ quan trắc môi trƣờng cho một số dự án trong ngành; Nâng cấp hệ thống xử lý nƣớc thải Nhà máy Đạm Phú Mỹ.

 Tồn tại: Số lƣợng hợp đồng thực hiện còn hạn chế, doanh thu của lĩnh vực này chƣa bù đắp đƣợc chi phí nên chƣa có lợi nhuận. Mục tiêu chiếm lĩnh 100% thị phần trong ngành; 20% thị phần ngoài ngành chƣa thực hiện đƣợc.

 Nguyên nhân: Đây là mảng dịch vụ mới cả về thiết bị, kỹ thuật, công nghệ, thị trƣờng đối với DMC, vì vậy quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn do chƣa có kinh nghiệm triển khai, đội ngũ kỹ sƣ còn hạn chế trong quá trình vận hành thiết bị này.

Lĩnh vực sản xuất các hóa phẩm dầu khí

 Đối với các sản phẩm truyền thống (barite, bentonite, Xi măng G, super lub):

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cấu trúc tổng công ty dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí CTCP (Trang 39)