Tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi đại gia súc

Một phần của tài liệu 1_ TRAN QUOC VINH_Toan Van (Trang 92 - 97)

5. Kết cấu luận án

3.5. Tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi đại gia súc

Tổ chức sản xuất chăn nuôi đại gia súc không chỉ xem xét phương thức chăn nuôi của người chăn nuôi mà cần xem xét mô liên kết của họ trong sản xuất. Tổ chức sản xuất từ khâu đầu vào, chăm sóc nuôi đàn gia súc, các hoạt động phụ trợ và giết mổ chế biến bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.

Về tổ chức tiêu thụ sản phẩm còn thô sơ chuỗi giá trị thiếu liên kết và giá trị thấp. Số liệu khảo sát cho thấy các hộ chăn nuôi bán sản phẩm chăn nuôi của mình cho thương lái, cơ sở thu mua và doanh nghiệp và họ thường bán ngay tại cơ sở chăn nuôi. Trong đó tới 98% số hộ bán cho thương lái và cơ sở thu mua, chỉ có gần 2% bán cho doanh nghiệp.

Việc lựa chọn phương thức tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi đại gia súc ở tỉnh Bình Định như trên là do thị trường tiêu thụ. Thị trường tiêu thụ gồm (i) thị trường địa phương gồm các chợ, cửa hàng, trung tâm thương mại và siêu thị trên địa bàn tỉnh; (ii) Thị trường các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và địa phương lân cận; Theo đó, thị trường nội tỉnh tiêu thụ khoảng 60%. Thị trường các thành phố lớn khoảng 40%.

Tình hình tiêu thụ của đại gia súc trên địa bàn tỉnh chủ yếu thông qua các kênh tiêu thụ như sau:

Người chăn nuôi 46% (41%) Thương lái và cơ sở thu mua trên địa bàn 18% Cơ sở 16% (20%) giết mổ (18%) Doanh nghiệp thu mua, giết mổ chế biến bảo quản Chợ, các siêu thị 20% (21%) Người tiêu dùng Hình 3.1. Chuỗi giá trị bò và lợn ở Bình Định

Do đàn lợn và bò là loại đại gia súc lớn nhất của Bình Định, nên ở đây sẽ tập trung phân tích 2 chuỗi giá trị của chúng qua đó sẽ đánh giá thị trường tiêu thụ sản phẩm. Cơ bản các kênh giữa lợn và bò giống nhau nhưng tỷ lệ giá trị gia tăng giữa các tác nhân sẽ khác nhau. Số tỷ lệ phần trăm trong ngoặc là của chuỗi giá trị lợn.

Kênh 1: Người chăn nuôi Thương lái và cơ sở thu mua  cơ sở giết mổ 

chợ, siêu thị  người tiêu dùng

Kênh 2: Người chăn nuôi  Thương lái và thu mua giết mổ  Doanh nghiệp thu mua chế biến giết mổ bảo quản  chợ, siêu thị  người tiêu dùng

Kênh 3: Người chăn nuôi  cơ sở giết mổ  chợ, siêu thị  người tiêu dùng

Kênh 4: Người chăn nuôi  Doanh nghiệp thu mua chế biến giết mổ bảo quản  chợ, siêu thị  người tiêu dùng

Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị chăn nuôi bò, lợn. Về giá trị ở đây chỉ tính tới giá trị sản phẩm bán ra đến tay người tiêu dùng để chế biến thức ăn hàng ngày thông qua kênh thứ nhất chiếm 98%.

Người chăn nuôi

Người chăn nuôi gồm các hộ, gia trại, trang trại chăn nuôi. Họ chăn nuôi và bán đại gia súc có độ tuổi từ 1 - 2 năm, bê con giống vài tháng tuổi và lợn thịt, lợn giống. Khách hàng chủ yếu cho 2 nhóm gọi chung là doanh nghiệp và cơ sở thu mua, giết mổ chế biến bảo quản. Họ có thể là các hộ giết mổ nhỏ tại xã và lò mổ và thương lái và doanh nghiệp thu mua để thu gom, giết mổ chế biến bảo quản cung cấp cho thị trường. Phương thức giao dịch trên thị trường tự do theo thói quen thuận mua vừa bán hầu như không theo hợp đồng sản xuất thu mua sản phẩm nên giá cả tùy theo thị trường. Với cách giao dịch này nên người chăn nuôi nằm ở phần đáy của chuỗi giá trị và chịu rất nhiều rủi ro do: (i) Không xác định được giá bán và nhu cầu của thị trường; (ii) Cân đo thiếu chính xác; (iii) Đánh giá chất lượng bò và lợn theo cảm quan và thiếu sự tin cậy với thương lái; (iv) Định giá theo vị thế của các bên trong quan hệ mua bán mà phần thất thế thuộc về người chăn nuôi. Do vậy phần giá trị gia tăng của người chăn nuôi bò trong chuỗi chiếm trung bình 46% với bò và

41% với lợn. Đa số người chăn nuôi sử dụng lao động nhàn rỗi trong gia đình. Vì thế, mà phần giá trị gia tăng cao.

Thương lái và cơ sở thu mua

Thương lái thu mua đại gia súc được hình thành một cách tự phát thành mạng lưới phi chính thức nhưng thương lái có vai trò quan trọng trong việc quyết định giá thu mua và giá bán lợn hay bò cũng như lưu thông sản phẩm từ người chăn nuôi đến người tiêu dùng thông qua điểm giết mổ và người bán lẻ. Nếu thiếu họ thì sẽ bất lợi khi sản phẩm được chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng.

Số lượng thương lái trong và ngoài tỉnh thu mua đại gia súc là tương đối lớn, hàng tháng mỗi thương lái mua từ 5-15 con bò, 35-65 con lợn, số lượng giao dịch rải đều trong năm nhưng tập trung chủ yếu từ tháng 12 âm lịch cho đến giáp tết. Giá trị gia tăng trong chuỗi đối với thương lái và cơ sở thu mua chiếm 18% với bò và 20% với lợn.

Thương lái thu mua xong có thể (i) tiến hành giết mổ để bán ra các chợ và trung tâm thương mại hay (ii) bán con sống cho các cơ sở và doanh nghiệp thu mua. Tuy nhiên nhóm này chịu tương đối ít rủi ro. Họ giết mổ chủ yếu ở lò mổ trên địa bàn tỉnh.

Tính đến 2016, trên địa bàn tỉnh Bình Định có trên trong đó có 51 điểm giết mổ trâu bò, 665 điểm giết mổ lợn. Hình thức kinh doanh của các cơ sở giết mổ này là cho thuê mặt bằng, thương lái đưa gia súc vào và thuê mướn công nhân giết mổ. Số lượng bò được giết mổ hàng đêm bình quân khoảng 80 con bò, trâu và 1.500 con lợn. Phần lớn số cơ sở và điểm giết mổ gia súc có quy mô nhỏ, phân tán và xen kẽ trong khu dân cư. Đa số các lò mổ và điểm giết mổ đều áp dụng phương thức giết mổ thủ công (giết mổ nằm), các công đoạn trong quá trình giết mổ đều thực hiện trên bệ chỉ cách mặt đất 10 - 15 cm, việc mổ, xẻ thân thịt nằm trên bệ dẫn đến tình trạng các thao tác của công nhân và nước thải, chất thải trong quá trình giết mổ (như lông, huyết) dễ gây nhiễm bẩn cho thân thịt, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cơ sở giết mổ

Là những hộ gia đình đảm nhiệm giết mổ nhưng họ cũng tự mình thu mua để giết mổ và cung cấp cho thị trường. Nếu họ bán trực tiếp cho người tiêu dùng hay nhà hàng. Tùy theo đối tượng mà tỷ lệ giá trị gia tăng khác nhau.

Doanh nghiệp thu mua, giết mổ chế biến bảo quản

Ở địa bàn tỉnh đã hình thành một số doanh nghiệp thực hiện chức năng thu mua, giết mổ chế biến bảo quản thịt. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp còn chiếm tỷ lệ rất ít, và chỉ có khoảng 2% hộ bán qua doanh nghiệp. Trong chuỗi giá trị họ thu mua đại gia súc, bê con giống và lợn thịt để cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Họ cũng có hai kênh bán ra gồm (i) giết mổ, sơ chế và bảo quản cung cấp cho siêu thị nhà hàng hay các nhà xuất khẩu hay vận chuyển và bán con sống cho các doanh nghiệp ở bên ngoài mà chủ yếu thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội hay xuất khẩu ở phía Bắc; (ii) Mở điểm bán trực tiếp cho người tiêu dùng tại chợ hay trung tâm thương mại.

Chợ và siêu thị

Đây là tác nhân cuối cùng trong chuỗi giá trị chăn nuôi. Họ có thể là các thương nhân bán hàng trong các chợ, các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi cung cấp thực phẩm trong chợ, trung tâm thương mại và các siêu thị. Họ trực tiếp bán thịt cho người tiêu dùng cuối cùng. Sản phẩm thịt có thể chỉ sơ chế và bán trong ngày hoạch có tủ đông để bảo quản và bán hàng. Nhóm này mua bán thường theo hợp đồng không giao kèo chính thức truyền thống (thương lái và cơ sở thu mua và hộ kinh doanh), thanh toán bằng tiền mặt và mối liên kết dựa vào chữ tín, hoặc theo hợp đồng giữa các doanh nghiệp với nhau và thanh toán theo con đường chính thức và ràng buộc bởi các hợp đồng kinh tế. Tỷ lệ giá trị trong chuỗi của nhóm này chiếm khoảng 20% với bò và 21% với lợn.

Với chuỗi giá trị ĐGS vừa trình bày trên cho thấy có tình trạng mất đối xứng về thông tin thị trường. Đây cũng là khó khăn cho cả người sản xuất và các nhà phân phối.

Số liệu khảo sát hộ chăn nuôi ĐGS về vấn đề này cho thấy mức quan tâm của các hộ chăn nuôi. Hình 3.2. cho thấy rằng có 54% số hộ trả lời thông tin về giá các là thông tin đáng quan tâm nhất, đây là thông tin mà họ cần để phục vụ cho quá trình kinh doanh. Kế đến có 38% số hộ cho rằng thông tin liên quan tới kỹ thuật chăn nuôi và chỉ có 5% số hộ quan tâm đến thông tin liên quan đến dự báo.

Tuy nhiên nguồn thông tin cung cấp cho các hộ lại chủ yếu từ Ti vi, đài, báo là gần 81%. Chiếm vị trí thứ hai là từ hộ khác, hay thông tin từ những người sản xuất với nhau chiếm 12% và các nguồn khác chỉ chiếm 7%.

Kết quả trên cũng cho thấy thông tin giá cả và kỹ thuật chăn nuôi là những thông tin cần nhất hiện nay. Nhưng nguồn cung cấp chủ yếu từ tivi, báo và có thể hữu ích nhưng có thể chưa sát và phù hợp với thực tế của địa bàn này. Do đó nếu có thể cung cấp kịp thời, chính xác sẽ giúp cho các hộ chăn nuôi có thể nâng cao kết quả sản xuất của họ.

Hình 3.2. Tỷ lệ ý kiến về các thông tin cần thiết cho hộ chăn nuôi

(Nguồn: xử lý từ số liệu khảo sát của tác giả)

Có thể rút ra các đánh giá sau:

Thị trường tiêu thụ có 2 thị trường chính, thị trường nội địa trong tỉnh chiếm khoảng 60% thị phần và Thị trường các thành phố lớn của Việt Nam khoảng 40%.

Tổ chức tiêu thụ sản phẩm còn thô sơ chuỗi giá trị thiếu liên kết và giá trị thấp. Chuỗi giá trị chăn nuôi đại gia súc Bình Định tuy đã hình thành và tạo ra mối liên

kết giữa các tác nhân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Chuỗi cũng đã bảo đảm cho quá trình hoạt động chăn nuôi đại gia súc ở đây phát triển nhất định. Nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết để có thể phát triển tốt hơn, chẳng hạn rất cần những doanh nghiệp có quy mô lớn tham gia vào chuỗi nhằm hạn chế những rủi ro đầu ra và nâng cao giá trị cho hộ chăn nuôi.

Một phần của tài liệu 1_ TRAN QUOC VINH_Toan Van (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(188 trang)
w