Cơ cấu đàn lợn theo địa phương tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu 1_ TRAN QUOC VINH_Toan Van (Trang 81 - 83)

Đơn vị tính: 1.000 con và (%)

Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm Năm 2016/1991

1991 2000 2010 1015 2016 Tổng đàn lợn 299,3 411,1 569,4 797,7 851,1 2,84 Trong đó % của Quy Nhơn 3,6 2,4 2,4 2,2 2,1 -1,5 An Lão 2,5 2,7 2,6 2,6 2,6 0,2 Hoài Nhơn 22,9 21,6 20,2 19,8 18,9 -4,0 Hoài Ân 15,0 23,4 25,4 27,6 29,1 14,2 Phù Mỹ 10,9 8,7 8,3 8,1 7,9 -3,0 Vĩnh Thạnh 3,5 3,0 2,9 2,9 2,9 -0,7 Tây Sơn 5,6 6,1 7,0 6,9 7,4 1,7 Phù Cát 14,2 12,9 12,2 11,8 11,7 -2,5 An Nhơn 12,5 11,1 10,9 10,5 10,0 -2,5 Tuy Phước 8,1 7,0 6,7 6,4 6,1 -2,0 Vân Canh 1,2 1,1 1,4 1,3 1,4 0,2

(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Định và Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định)

Cơ cấu và thay đổi cơ cấu đàn lợn theo địa phương đang thể hiện quá trình hình thành dần vùng sản xuất chuyên canh chăn nuôi lợn ở Bình Định.

Như vậy có thể rút ra một số đánh giá sau:

Về cơ cấu và CDCC giá trị sản xuất:

Chăn nuôi ĐGS là ngành sản xuất có vai trò quan trọng nhất trong chăn nuôi của tỉnh Bình Định, hiện vẫn chiếm hơn 60% GTSX chăn nuôi. Điều này cũng phù hợp với điều kiện thực tế và tiềm năng của tỉnh để phát triển ngành chăn nuôi này. Trong cơ cấu GTSX đại gia súc, chăn nuôi lợn và bò chiếm tuyệt đối hay vai trò chủ yếu, chăn nuôi trâu không đáng kể. Xu thế chính hiện nay là tỷ trọng chăn nuôi lợn tăng dần, tỷ trọng đàn trâu tăng nhẹ và chăn nuôi bò giảm dần.

Về cơ cấu đàn theo địa bàn

Cơ cấu và CDCC theo đàn ĐGS đang theo thay đổi khá tích cực. Xuất hiện xu hướng hình thành các vùng chuyên môn hóa chăn nuôi tập trung ở tỉnh. Đó là vùng chuyên canh chăn nuôi bò và vùng chuyên canh chăn nuôi lợn. Vùng chuyên canh chăn nuôi bò sẽ thuộc các huyện miền núi, nơi có tiềm năng phát triển còn nhiều. Vùng chuyên môn hóa chăn nuôi lợn lại tập trung ở các huyện đồng bằng ven biển của tỉnh. Việc hình thành vùng chuyên canh sẽ thuận lợi hơn cho việc huy động, phân bổ nguồn lực và phân bố sản xuất trong chăn nuôi theo hướng chuyên môn hóa cũng như tổ chức chăn nuôi theo chuỗi. Đồng thời cũng là cơ sở để phát triển cơ sở hạ tầng và công nghiệp chế biến.

3.3. Thực trạng huy động phân bổ và sử dụng nguồn lực cho chăn nuôiđại gia súc đại gia súc

Phần này sẽ xem xét Tình hình huy động và sử dụng nguồn lực cho chăn nuôi. Các nguồn lực đây bao gồm đất đai cho chăn nuôi, vốn đầu tư và lao động.

Số liệu Bảng 3.9. Cho thấy diện tích đất để trồng cỏ cho chăn nuôi của tỉnh đã tăng dần những năm qua. Năm 2000 là 2.045 ha đã tăng lên là 3.025 ha năm 2005, năm 2010 là 4.234 ha và năm 2015 là 5.122 ha. Như vậy từ năm 2000 đến 2015 đã tăng được 3.077 ha. Nếu tổng đàn trâu, bò năm 2016 là 322 ngàn con, với định mức diện tích trồng cỏ cho 1 con bò là 500 m2 thì cần khoảng 16,1 ngàn ha. Diện tích để trồng cỏ hiện nay là 5.122 ha chỉ đáp ứng khoảng 31,8% tổng số đại gia súc.

Một phần của tài liệu 1_ TRAN QUOC VINH_Toan Van (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(188 trang)
w