5. Kết cấu luận án
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp tiếp cận, giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích
Cách tiếp cận
Nghiên cứu sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để giải quyết vấn đề, một số cách tiếp cận như:
Cách tiếp cận hệ thống
Chăn nuôi đại gia súc là một bộ phận của ngành chăn nuôi trong ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ. Ngoài ra tất cả phải nằm trong hệ thống các ngành kinh tế của tỉnh và vùng. Trong hệ thống này chăn nuôi đại gia súc đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung và tác động tới các ngành khác như trồng trọt (cung cấp phân bón và tiêu thụ sản phẩm và phụ phẩm trồng trọt..), ngành công nghiệp chế biến thức ăn gia súc cũng như bảo quản và chế biến thịt, da…Ngành này lại chịu ảnh hưởng từ chính sách của chính quyền, tác động từ
các ngành khác như cung cấp đầu vào và sự phát triển của các ngành dịch vụ hỗ trợ và chế biến bảo quản sản phẩm.
Cách tiếp cận kinh tế học phát triển
Kinh tế học phát triển nghiên cứu cách thức để một nền kinh tế từ kém phát triển trở thành phát triển. Để đạt được mục tiêu này các nền kinh tế kém phát triển phải tìm cách sự dụng phân bổ nguồn lực có hạn để đạt được thành quả cao nhất có thể trên tất cả các mặt. Cách thức huy động phân bổ nguồn lực như thế nào sẽ thể hiện qua mức sản lượng việc làm của nền kinh tế đạt được và gia tăng thế nào trong thời gian dài. Cách thức huy động này sẽ phụ thuộc vào yếu tố của thị trường và cơ chế chính sách của nhà nước trong đó đặc biệt quan trọng là cơ chế chính sách của nhà nước.
Ở trong nghiên cứu này việc phân tích đánh giá sự phát triển chăn nuôi đại gia súc ở tỉnh Bình Định sẽ sẽ tập trung cách thức huy động và phân bổ nguồn lực cho chăn nuôi đại gia súc theo hướng khai thác sử dụng và duy trì mở rộng các nguồn lực nhằm bảo đảm sự phát triển chăn nuôi ĐGS duy trì dài hạn. Việc xem xét cách thức huy động và phân bổ nguồn lực ở đây ngoài yếu tố thị trường thì nhân tố cơ chế chính sách của nhà nước được quan tâm hơn. Đây là cơ sở đề rút ra các hàm ý chính sách.
Cách tiếp cận vĩ mô
Kinh tế vĩ mô nghiên cứu phân bổ nguồn lực hữu hạn tạo ra sản lượng cao có thể. Nguồn lực có hạn nhưng cách thức kết hợp sử dụng chúng không bị giới hạn nên sẽ có nhiều phương án lựa chọn. Việc lựa chọn luôn gắn liền với thành quả và sự mất mát.
Theo cách tiếp cận này việc nghiên cứu quá trình phát triển chăn nuôi ĐGS sẽ tập trung vào đánh giá quá trình huy động và sử dụng nguồn lực trong sự kết hợp các nguồn lực với nhau ở mức độ hợp lý thế nào, dư địa và khả năng mở rộng đến đâu. Từ đó cho thấy khả năng có thể phát triển chăn nuôi ĐGS ở đây.
Cách tiếp cận theo vùng
Căn cứ vào điều kiện điều kiện địa lý, thời tiết khí hậu và phân bố sản xuất mà có thể chia vùng chăn nuôi đại gia súc của tỉnh Bình Định theo ba vùng chính: vùng đồng bằng ven biển như Phù Mỹ, Phù Cát, Hoài Nhơn, vùng trung du miền núi như Tây Sơn, Hoài Ân, An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh và vùng ven đô thị và đô thị như Tuy Phước, An Nhơn và Quy Nhơn.
Cách tiếp cận có sự tham gia của nhiều bên
Cách tiếp cận này coi kết quả chăn nuôi đại gia súc của hộ chăn nuôi là cơ sở tạo ra sản lượng của ngành này như một quá trình sử dụng các yếu tố nguồn lực khác nhau. Quá trình này của hộ khi xem xét nghiên cứu có sự tham gia của nhiều bên từ điều tra khảo sát, phân tích và đánh giá. Trong đó, sự tham gia của các chủ thể như hộ chăn nuôi đại gia súc, các nhà quản lý, lãnh đạo địa phương các cấp, các chuyên gia đóng vai trò quan trọng. Một số công cụ của đánh giá nhanh có sự tham gia sẽ được sử dụng một cách linh hoạt để thu thập các thông tin cần thiết.
Giả thuyết nghiên cứu