5. Kết cấu luận án
3.1. Tăng trưởng sản lượng chăn nuôi đại gia súc
Tăng trưởng sản lượng ngành chăn nuôi đại gia súc phản ánh kết quả sản xuất cũng như năng lực sản xuất của ngành này thay đổi ra sao.
Bảng 3.1. Quy mô GTSX chăn nuôi đại gia súc
Đơn vị tính: tỷ đồng, giá 2010 và (%)
Nội dung Năm Năm Năm Năm Năm
1991 2000 2010 2015 2016
GTSX nông nghiệp theo 5.076 6.339,2 10.615,5 13.159,4 13.554,2 nghĩa hẹp
GTSX chăn nuôi gia súc 443,8 814,8 2.674,4 3.896,4 4.111,3
GTSX chăn nuôi trâu 4,0 13,0 28,3 43,3 46,1
GTSX chăn nuôi bò 200,3 375,8 816,3 1.347,4 1.405,2
GTSX chăn nuôi lợn 236,1 414,8 1.805,7 2.468,9 2.620,9
GTSX ĐGS khác 3,4 11,1 24,1 36,8 39,2
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Định và Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định)
GTSX nông nghiệp theo nghĩa hẹp (sẽ gọi tắt là nông nghiệp) tăng liên tục trong hơn 30 năm qua. Theo giá 2010, nếu GTSX nông nghiệp năm 2000 là 6.339,2 tỷ đồng thì đến năm 2016 đạt là 13.554,2 tỷ đồng, tăng khoảng hơn 2,6 lần.
Bảng 3.1 cho thấy giá trị sản xuất chăn nuôi đại gia súc tăng cùng chiều với GTSX nông nghiệp. Nếu năm 1991 GTSX chăn nuôi đại gia súc chỉ mới 443,8 tỷ đồng, năm 2000 là 814,8 tỷ đồng thì năm 2016 đã tăng đến 4.111,3 tỷ đồng. GTSX chăn nuôi bò chiếm khá cao và tăng nhanh từ 136 tỷ đồng năm 1986, tăng lên 200,3 tỷ đồng năm 1991, 816,3 tỷ đồng năm 2010 và đạt 1.405,2 tỷ đồng năm 2016. GTSX của chăn nuôi lợn cũng tăng đáng kể, lần lượt là 146 tỷ đồng, 236,1 tỷ đồng, 1.805,7 tỷ đồng và 2.620,9 tỷ đồng trong thời gian này.
Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng GTSX chăn nuôi đại gia súc Đơn vị tính: (%) Nội dung 1991-2000 2000-2010 2010-2016 1986-2016 Tăng trưởng GTSX NN 2,5 5,3 4,4 4,0 theo nghĩa hẹp TT GTSX chăn nuôi ĐGS 7,0 12,6 7,8 9,3
TT GTSX chăn nuôi Trâu 14,0 8,1 8,9 10,3
TT GTSX chăn nuôi bò
7,2 8,1 10,5 8,1
TT GTSX chăn nuôi lợn 6,5 15,8 6,5 10,1
TT GTSX gia súc khác 14,0 8,1 8,9 10,3
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bình Định và Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định)
Bảng 3.2 thể hiện những số liệu về tăng trưởng GTSX nông nghiệp, GTSX chăn nuôi ĐGS và GTSX của các phân ngành trong đó. Tăng trưởng GTSX chăn nuôi ĐGS nhanh hơn so với tốc độ tăng GTSX nông nghiệp chung. Tăng trưởng trung bình giai đoạn 1986-2016 của GTSX chăn nuôi đại gia súc là 9,3%, trong đó thấp nhất là giai đoạn 1991-2000 là 7% và cao nhất là giai đoạn 2006-2010 là hơn 12,6%.
Trong các loại ĐGS của tỉnh, tuy tăng trưởng trung bình giai đoạn 1991-2016 nhưng không ổn định. GTSX chăn nuôi bò tăng trưởng chậm hơn trong giai đoạn 1991-2016, là hơn 8%. Tăng trưởng GTSX chăn nuôi trâu là 10,3%, và GTSX của chăn nuôi heo là 10,1%.
Động thái trên được thể hiện qua mức độ ổn định tăng trưởng chăn nuôi đại gia súc. Độ ổn định GTSX chăn nuôi ĐGS kém hơn so với GTSX nông nghiệp, độ ổn định này là 38,86% (hệ số càng cao tức mức biến động càng lớn). Biến động tăng trưởng GTSX nông nghiệp là 30,39%. Trong các loại ĐGS thì mức biến động GTSX của bò và lợn đều khá cao, với bò là 43,6% và của lợn là 39,9%.
Bảng 3.3. Độ ổn định tăng trưởng GTSX chăn nuôi đại gia súc
Đơn vị tính: (%)
Chỉ tiêu 1991-2000 2001-2010 2011-2016 1986-2016
GTSX nông nghiệp 28,17 21,3 42,72 30,39
GTSX chăn nuôi ĐGS 40,42 38,5 32,50 38,86
(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Định và Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định)
Tóm lại, GTSX chăn nuôi ĐGS là tăng khá nhanh nhưng kém ổn định, trong đó chăn nuôi bò, heo có quy mô lớn hơn nhưng kém ổn định nên ảnh hưởng đến xu hướng chung.
Tiếp theo sẽ xem xét tăng trưởng sản lượng chăn nuôi đại gia súc dưới góc độ hiện vật tức là số lượng đầu con và lượng thịt xuất chuồng.
Tổng đàn gia súc chính nhìn chung đều tăng trong suốt những năm qua. Tổng đàn bò cũng tăng từ 194 ngàn con năm 1991 lên 238,8 ngàn con năm 2000 và lên 301,7 năm 2016, tức tăng gần 107 ngàn con. Tổng đàn trâu từ hơn 15,4 ngàn con năm 1991, tăng lên hơn 18,6 ngàn con năm 2000, đã tăng lên 21,1 ngàn con năm 2016, tức tăng gần 6 ngàn con so với 1991. Tổng đàn heo trong từng mốc theo thời gian này lần lượt là 242 ngàn con, 299,3 ngàn con, 411 ngàn con và 851 ngàn con, tăng 551 ngàn con.
Về lượng thịt hơi xuất chuồng cũng tăng theo số lượng đàn những năm qua. Lượng thịt hơi xuất chuồng chung tăng 5,1 lần từ 27.730 tấn năm 1991 lên 142.097 tấn năm 2016.
Bảng 3.4. Quy mô đàn và sản lượng thịt hơi xuất chuồng của đại gia súc tỉnh Bình Định
Đơn vị tính: 1.000 con và tấn
Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm Năm
1991 2000 2010 2015 2016
Tổng đàn trâu 15,4 18,6 19,4 21,5 21,1
Tổng đàn bò 194,9 238,8 276,5 266,0 301,7
Tổng đàn heo 411,1 851,1
299,3 569,4 797,7
Thịt hơi xuất chuồng 27.730 55.458 106.951 132.961 142.097
(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Định và Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định)
Quy mô sản lượng chăn nuôi ĐGS của tỉnh Bình Định đã tăng khá nhanh. Điều này đã cho thấy năng lực sản xuất chăn nuôi ĐGS tăng khá nhanh nhưng ở đây chủ yếu là năng lực sản xuất chăn nuôi theo chiều rộng, tăng số lượng và quy mô đàn. Việc gia tăng quy mô đàn này cũng như tình trạng chung cả nước, đã dẫn tới tình trạng phá vỡ quy hoạch. Bảng 3.5 cho thấy chỉ có số lượng đàn trâu và lợn còn dư địa theo quy hoạch, còn đàn bò đã vượt so với quy hoạch năm 2015 và tốc độ này sẽ vượt quy hoạch năm 2020. Lưu ý, trong quy hoạch có tính tới sự cân đối giữa quỹ đất cho phát triển đồng cỏ, cơ sở hạ tầng, hệ thống dịch vụ thú y, cung cấp đầu vào và hệ thống giết mổ. Khi vượt quá về lượng sẽ rất khó đảm bảo về chất lượng của quá trình phát triển chăn nuôi.
Việc quy mô sản lượng chăn nuôi bò cao hơn và vượt quy hoạch, đã thể hiện sự kém bền vững trong phát triển. Với đàn lợn, dù chưa hết dư địa nhưng tình trạng biến động giá lợn cuối 2016 và năm 2017 khi cung vượt cầu. Hậu quả người sản xuất đã cắt giảm lượng lợn. Lý do của tình trạng này còn do năng lực và bảo quản chế biến thịt còn quá yếu và do đó khó có thể tạo ra hệ thống kho đệm điều hòa quá trình cung cấp thịt cho thị trường.
Bảng 3.5. So sánh quy mô chăn nuôi ĐGS thực tế và quy hoạch phát triển
Đơn vị tính: 1.000 con và (%)
Thực tế Quy hoạch So sánh
Thực tế /QH Nội dung
Năm Năm Năm Năm Năm Năm
2015 2016 2015 2020 2015 2020
Tổng đàn trâu 21,53 21,13 22,4 25 0,96 0,85
Tổng đàn bò 266,03 301,71 260 320 1,02 0,94
Tổng đàn lợn 797,7 851,1 800 1.000 99 85,1
(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Định và Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định và Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Bình định đến năm 2020)
Hãy xem xét những đánh giá về hệ thống chế biến và bảo quản sản phẩm chăn nuôi thông qua hệ thống giết mổ ở Bình Định.
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định có trên 725 điểm giết mổ gia súc, gia cầm; trong đó có 51 điểm giết mổ trâu bò, 665 điểm giết mổ lợn và 9 điểm giết mổ gia cầm. Hình thức kinh doanh của các cơ sở giết mổ trâu bò, lợn là cho thuê mặt bằng, thương lái đưa gia súc vào và thuê mướn công nhân giết mổ. Số lượng gia súc, gia cầm được giết mổ hàng đêm bình quân khoảng 1.200 con lợn, 1.000 con gia cầm và 100 con bò (Quy hoạch phát triển chăn nuôi Bình Định, 2014).
Phần lớn số cơ sở và điểm giết mổ gia súc có quy mô nhỏ, phân tán và xen kẽ trong khu dân cư. Đa số các lò mổ và điểm giết mổ gia súc đều áp dụng phương thức giết mổ thủ công (giết mổ nằm), các công đoạn trong quá trình giết mổ đều thực hiện trên bệ chỉ cách mặt đất 10 - 15 cm, việc mổ, xẻ thân thịt nằm trên bệ dẫn đến tình trạng các thao tác của công nhân và nước thải, chất thải trong quá trình giết mổ (như lông, huyết) dễ gây nhiễm bẩn cho thân thịt, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây là nhược điểm lớn của phương thức giết mổ thủ công, tuy nhiên do chưa có hướng dẫn, quy định bắt buộc trong quy trình giết mổ theo những phương thức hợp vệ sinh hơn (như phải treo thân thịt khi tiến hành mổ lấy lòng và chẻ mảnh) nên hiện nay chưa khắc phục được tình trạng vấy nhiễm trên thân thịt trong giết mổ gia súc; đồng thời, nguồn nước cung cấp không tốt, không thông qua
kiểm định, một số cơ sở không có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng hoạt động chưa đảm bảo, nước thải thoát ra môi trường xung quanh, thẩm thấu xuống lòng đất, gây ô nhiễm đất và nguồn nước, làm ô nhiễm vệ sinh môi trường xung quanh (có rất ít cơ sở giết mổ có hệ thống xử lý nước thải song rất đơn giản thông qua các bể lắng).
Có thể rút ra đánh giá sau:
Sự tăng trưởng sản lượng chăn nuôi ĐGS của Bình Định khá nhanh, tuy biến động nhưng đã vượt quy hoạch. Năng lực sản xuất chăn nuôi tăng nhanh và mất cân đối với khả năng hệ thống hạ tầng, đất đai cho chăn nuôi, năng lực chế biến, bảo quản và hệ thống dịch vụ cho chăn nuôi. Điều này như nguyên nhân khiến sự phát triển chủ yếu về quy mô nhưng kém hiệu quả.