ĐỊNH HƢỚNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA NGÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động marketing tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 93 - 98)

THỜI KỲ 2012 - 2015

3.1. ĐỊNH HƢỚNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM. TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM.

3.1.1. Dự báo phát triển của ngành.

Theo quyết định 112/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 05 năm 2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020, có thể tóm tắt các định hƣớng phát triển chung đối với các tổ chức tín dụng nhƣ sau:

- Phát triển toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) theo hƣớng hiện đại, đạt trình độ phát triển trung bình tiên tiến trong khu vực ASEAN với cấu trúc đa dạng về sở hữu, về loại hình TCTD, có quy mô hoạt động lớn hơn, tài chính lành mạnh, hoạt động theo nguyên tắc thị trƣờng và vì mục tiêu lợi nhuận.

- Các TCTD đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Phát triển hệ thống TCTD hoạt động an toàn và hiệu quả vững chắc dựa trên cơ sở công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, áp dụng thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng thƣơng mại.

- Hình thành thị trƣờng dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là thị trƣờng tín dụng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các loại hình TCTD, tạo cơ hội cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu hợp pháp, đủ khả năng và điều kiện đƣợc tiếp cận một cách thuận lợi các dịch vụ ngân hàng.

- Bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của TCTD trong kinh doanh. Tạo điều kiện cho các TCTD trong nƣớc nâng cao năng lực quản lý, trình độ nghiệp vụ và khả năng cạnh tranh. Bảo đảm quyền kinh doanh của các ngân hàng và các tổ chức tài chính nƣớc ngoài theo các cam kết của Việt Nam với quốc tế.

Phƣơng châm hành động của các TCTD là “An toàn - Hiệu quả - Phát triển bền vững - Hội nhập quốc tế”.

Những cơ hội của Vietcombank.

Kể từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới, ngày càng có nhiều cơ hội tiếp cận công nghệ hiện đại , kinh nghiệm quản lý của các ngân hàng nƣớc ngoài cũng nhƣ cơ hội mở rộng thị trƣờng cho các NHTM trong nƣớc. Hội nhập kinh tế mở cũng tạo ra cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế giữa các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, các biện pháp tăng cƣờng giám sát và phòng ngừa rủi ro, từ đó nâng cao uy tín và vị thế cho các NHTM Việt Nam.

Ngân hàng nhà nƣớc tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng nhằm thúc đẩy tăng trƣởng, ổn định kinh tế vĩ mô, phòng ngừa lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội.

Khi nền kinh tế phát triển, tầm nhận thức của ngƣời dân ngày một cao, nhu cầu về tiếp cận các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng tăng lên nên cũng mở ra cơ hội mới cho các ngân hàng trong việc nghiên cứu, triển khai các sản phẩm mới, đa dạng hơn, linh hoạt hơn.

Những thách thức của Vietcombank.

Bên cạnh những lợi ích khi Việt Nam tiến hành mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, các NHTM cũng phải gặp nhiều thách thức trong quá trình hoạt động của mình. So với các NHTM trong nƣớc, Vietcombank có những ƣu thế vƣợt trội về cả vốn, hiệu quả kinh doanh, uy tín,...nhƣng nếu so sánh với ngân hàng nƣớc ngoài trong khu vực thì còn hạn chế rất nhiều về mọi mặt.

Khi nền kinh tế đƣợc “mở cửa” thì song song với nó là sự gia tăng của đối thủ cạnh tranh với năng lực tài chính lớn mạnh, công nghệ hiện đại, sản phẩm dịch vụ đa dạng, có nhiều kinh nghiệm quản trị điều hành.

Cùng với việc tự do hóa tài chính, rủi ro thị trƣờng gia tăng, khả năng chịu ảnh hƣởng từ những cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới cũng gia tăng. Bên cạnh đó, công tác quản lý vĩ mô đang trong giai đoạn hoàn thiện để hoàn thiện, nên hệ thống chính sách, pháp luật cũng chƣa nhất quán, và rất dễ gây tác động không tốt tới nền kinh tế trong nƣớc còn đang non kém.

Ngoài ra, Vietcombank còn phải chịu nhiều áp lực cạnh tranh từ các tổ chức tín dụng, quỹ đầu tƣ,..đặc biệt là sự phát triển ngày một lớn của các NHTM trong nƣớc cả về quy mô lẫn chất lƣợng. Sản phẩm dịch vụ ngày một đa dạng hơn, nhu cầu của khách hàng cũng nhiều lên. Khi khả năng nhận thức của khách hàng đƣợc nâng lên, việc thu hút khách hàng và giữ chân khách hàng càng trở nên khó khăn hơn. Họ dễ dàng tìm thấy sản phẩm phù hợp và mang lại lợi ích cao nhất cho bản thân.

3.1.2. Định hƣớng chiến lƣợc kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam đến năm 2015. thƣơng Việt Nam đến năm 2015.

3.1.2.1. Định hướng chiến lược kinh doanh lựa chọn.

Giai đoạn 2012 - 2015, triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn chƣa có chuyển biến tích cực bởi khó khăn trong việc kiểm soát nợ công, thất nghiệp và lạm phát. Nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phải chịu tác động của những yếu tố bên ngoài và đƣợc dự báo là sẽ không mấy khả quan. Tuy nhiên, với phƣơng châm “Đổi mới - Chuẩn mực - An toàn - Hiệu quả”, toàn hệ thống Vietcombank sẽ nỗ lực, năng động và sáng tạo, không ngừng cống hiến sức lực và trí tuệ, đƣa Vietcombank PHÁT TRIỂN CÙNG NĂM THÁNG. Quyết tâm thực hiện các chiến lƣợc, nhiệm vụ trọng tâm nhƣ:

- Đột phá mạnh trong huy động vốn. Đặt nhiệm vụ huy động vốn làm nhiệm vụ trọng tâm và ƣu tiên hàng đầu nhằm mở rộng, tăng quy mô hoạt động.

- Tăng trƣởng trong hoạt động kinh doanh đi đôi với việc bảo đảm tuân thủ các giới hạn an toàn trong hoạt động ngân hàng; phát huy tối đa lợi thế trong hoạt động truyền thống; đảm bảo sự cân đối hài hòa giữa huy động và sử dụng vốn.

- Tiếp tục cơ cấu lại tổ chức theo mô hình khối tại HSC cũng nhƣ chuyển hóa cơ cấu tổ chức của các Chi nhánh. Thực hiện nghiêm túc kỷ cƣơng điều hành và ý thức tuân thủ, chấp hành của các cán bộ trong toàn hệ thống.

- Tiếp tục đổi mới công tác hiện đại hóa công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và hỗ trợ công tác quản trị, điều hành nội bộ.

- Đẩy mạnh các quan hệ đối ngoại, thực hiện tốt thông tin tuyên truyền về hình ảnh, thƣơng hiệu và sản phẩm trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.

- Xây dựng Vietcombank thành một “Tập đoàn tài chính đa năng có quy mô đứng trong số 70 tập đoàn tài chính lớn nhất ở Châu Á vào giai đoạn 2015 - 2020, có phạm vi hoạt động không những trong nƣớc mà cả tại các thịt trƣờng tài chính thế giới”. Với tốc độ tăng trƣởng dự kiến 15%/năm, Vietcombank sẽ có quy mô trên 30 tỷ USD và vốn chủ sở hữu cần có khoảng 2,0 - 2,25 tỷ USD vào năm 2015. Trong khi đó, với tốc độ tăng trƣởng dự kiến 5%/năm, ngân hàng lớn thứ 70 tại châu Á hiện nay sẽ có tổng tích sản là khoảng 17 tỷ USD và vốn chủ sở hữu 1,4 tỷ USD vào năm 2015. Tuy nhiên khoảng cách giữa Vietcombank và 50 ngân hàng lớn nhất châu lục còn khá xa: ngân hàng lớn nhất Châu Á có quy mô lớn gấp 70 lần so với Vietcombank, ngân hàng xếp thứ 50 có qui mô lớn hơn 4 lần. Một số chỉ tiêu tăng trƣởng cụ thể nhƣ:

+ Tổng tài sản tăng bình quân 15%/năm. Theo đó đến năm 2015, tổng tài sản vào khoảng trên 30 tỷ USD;

+ Vốn chủ sở hữu cần đạt khoảng 2,0 - 2,25 tỷ USD vào năm 2015;

+ Chỉ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) và chỉ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) đạt mức bình quân tƣơng ứng là khoảng 15%/năm và 0,8 - 1,0%/năm.

- Tiếp tục đổi mới và hiện đại hóa toàn diện mọi mặt họat động bắt kịp với trình độ khu vực và thế giới.

- Tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế sẵn có của Vietcombank, mở rộng lĩnh vực hoạt động một cách hiệu quả theo cả chiều rộng và chiều sâu.

- Xác định hoạt động NHTM là cốt lõi, chủ yếu, vừa phát triển bán buôn vừa đẩy mạnh bán lẻ, tiếp tục đẩy mạnh mạng lƣới trong nƣớc, khẳng định vị thế đối với mảng hoạt động kinh doanh lõi của Vietcombank là hoạt động NHTM.

- Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh bằng cách đẩy mạnh một cách phù hợp các lĩnh vực ngân hàng nhƣ (tƣ vấn, môi giới, kinh doanh chứng khoán, quản lý quỹ đấu tƣ…), dịch vụ bảo hiểm, các dịch vụ tài chính và phi tài chính khác bao gồm cả bất động sản thông qua liên doanh với các đối tác nƣớc ngoài.

- Tăng cƣờng năng lực quản trị điều hành và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và sử dụng vốn, có cơ cấu tổ chức và mô

hình quản trị hiện đại, áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất, sẵn sàng cho hội nhập và phát triển.

- Ứng dụng nền tảng công nghệ tiên tiến, hiện đại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quản trị cũng nhƣ cung cấp các sản phẩm dịch vụ với chất lƣợng cao.

- Phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao thông qua việc tuyển dụng, đào tạo bố trí, sắp xếp và khuyến khích nhân tài cũng nhƣ thu hút chất xám từ các khu vực kinh tế phát triển.

3.1.3. Yêu cầu đối với hoạt động marketing thời kỳ 2012 - 2015.

Trên cơ sở định hƣớng chiến lƣợc kinh doanh đã lựa chọn và các mục tiêu cần đạt đƣợc đến năm 2015 đã đặt ra một số yêu cầu với hoạt động marketing giai đoạn 2012 - 2015, cụ thể nhƣ:

- Với tôn chỉ “Tạo sự khác biệt”, tiếp tục nghiên cứu và đƣa vào áp dụng các sản phẩm đặc trƣng trên nền tảng công nghệ cao, các sản phẩm liên kết, bán chéo, các sản phẩm huy động vốn gắn liền với vốn cho vay.

- Tăng cƣờng công tác chăm sóc khách hàng, theo dõi và duy trì hiệu quả các khách hàng tổ chức có số dƣ tiền gửi lớn. Đa dạng hoá đối tƣợng khách hàng, chú trọng khai thác nguồn tiền gửi từ SMEs, giảm sự phụ thuộc vào khách hàng lớn.

- Giữ vững thế mạnh hoạt động kinh doanh ngoại hối, thị phần thanh toán XNK, đẩy mạnh thanh toán xuất khẩu.

+ Củng cố mối quan hệ với khách hàng, tăng cƣờng tiếp thị, nắm bắt nhu cầu khách hàng, đƣa ra giải pháp kinh doanh phù hợp đảm bảo thu hút và cân đối nguồn ngoại tệ phục vụ khách hàng.

+ Tăng tính cạnh tranh về sản phẩm, tập trung hơn nữa vào việc giữ và phát triển đối tƣợng khách hàng xuất khẩu.

- Đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng bán lẻ: Tiếp tục chuẩn hoá sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đa dạng hoá danh mục sản phẩm dịch vụ trên cơ sở xây dựng chính sách lãi suất, phí chuẩn áp dụng thống nhất trên toàn hệ thống. Mở rộng mạng lƣới bán lẻ, tăng cƣờng hoạt động ngân hàng điện tử.

- Duy trì đà tăng trƣởng, giữ thị phần về kinh doanh thẻ: Tận dụng lợi thế đi dầu để duy trì và phát triển dịch vụ thẻ, ƣu tiên phát triển theo chiều sâu, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, đẩy mạnh hoạt động thanh toán thẻ trực tuyến.

- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, đối ngoại, tái định vị thƣơng hiệu và chủ động tham gia công tác an sinh xã hội.

+ Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, quảng bá các hoạt động, sản phẩm dịch vụ nhằm đƣa hình ảnh của Vietcombank trở nên thân thuộc với công chúng. Tăng cƣờng quan hệ cổ đông, công tác đối ngoại.

+ Tiếp tục Dự án Chuẩn hoá và phát triển thƣơng hiệu Vietcombank.

+ Ủng hộ và chủ động tham gia công tác An sinh Xã hội. Nghiên cứu, mở rộng các hình thức hỗ trợ mới nhằm đa dạng hoá và nâng cao hiệu quả lâu dài cho hoạt động an sinh hỗ trợ cộng đồng.

+ Tiếp tục triển khai văn hoá Vietcombank, làm tốt công tác giáo dục tƣ tƣởng, phẩm chất đạo đức tinh thần trách nhiệm cho mỗi cán bộ, nhân viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động marketing tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)