Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động marketing tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 47 - 69)

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠ

2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Là một trong những ngân hàng có bề dày hoạt động lâu nhất tại Việt Nam, các sản phẩm dịch vụ của Vietcombank bao gồm hầu hết các sản phẩm truyền thống và hiện đại. Có thể kể đến các sản phẩm theo loại hình hoạt động nhƣ sau:

- Hoạt động huy động vốn:

Là NHTM Nhà nƣớc đầu tiên tiến hành cổ phần hóa , nguồn vốn huy động của Vietcombank có chi phí thấp, nguồn tiền gửi ổn định. Các sản phẩm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cƣ nhƣ: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, phát hành giấy tờ có giá,.. với các loại kỳ hạn khác nhau, hình thức khác nhau.

- Hoạt động tín dụng:

Hệ thống mạng lƣới rộng khắp cùng với uy tín của mình, Vietcombank có lợi thế trong thị phần tín dụng. Là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Hoạt động cho vay của Vietcombank chia thành cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Vietcombank luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vốn một cách kịp thời của khách hàng (cá nhân và tổ chức). Có thể kể đến hoạt động cho vay nhƣ: cho vay vốn lƣu động, cho vay đầu tƣ dự án, cho vay cá nhân…

- Hoạt động dịch vụ:

Hiện nay, với hoạt động dịch vụ của một ngân hàng hiện đại, ngoài các sản phẩm dịch vụ nhƣ chuyển tiền trong nƣớc, chuyển tiền nƣớc ngoài, các dịch vụ bảo lãnh,… thì dịch vụ thẻ cũng đang đƣợc Vietcombank khai thác triệt để.

Ngoài ra các hoạt động khác nhƣ kinh doanh vốn, kinh doanh ngoại tệ, đầu tƣ cũng mang lại nguồn thu nhập lớn cho Vietcombank.

Mức độ đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ và chất lƣợng phục vụ khách hàng.

Khoảng 5 năm trở lại đây, Vietcombank đã nổi lên nhƣ một hiện tƣợng trên thị trƣờng tài chính ngân hàng Việt Nam khi từng bƣớc chiếm lĩnh thị trƣờng bằng những sản phẩm đẳng cấp quốc tế nhƣ: thẻ American Express và thẻ Amex Bông sen vàng (khách hàng đƣợc hƣởng những ƣu đãi đặc biệt của Vietcombank và của Vietnamairline), thẻ Visa và thẻ MasterCard cội nguồn cho doanh nhân, thƣơng nhân và thẻ Vietcombank MTV dành cho giới trẻ... Các sản phẩm thẻ của Vietcombank đang ngày một lớn mạnh với những tính năng tiện ích, hiện đại và đa năng đã và đang đƣợc hoàn thiện hơn đáp ứng đƣợc mong muốn của khách hàng, đạt chất lƣợng ngày càng cao.

Thị trƣờng quốc tế là lĩnh vực kinh doanh truyền thống mà Vietcombank luôn giữ vị trí dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng. Doanh số xuất nhập khẩu tăng

trƣởng bình quân 18% mỗi năm. Mặc dù ở Việt Nam có tới 30 ngân hàng hoạt động thị trƣờng quốc tế nhƣng Vietcombank vẫn giữ thị phần 23% tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu của cả nƣớc. Không chỉ thể hiện thế mạnh ở thị trƣờng quốc tế, Vietcombank còn thể hiện ƣu thế nổi trội trong thanh toán chuyển tiền. Thời gian gần đây, Vietcombank đã triển khai các chƣơng trình công nghệ mới nhƣ: chƣơng trình chuyển tiền tập trung, chuyển và phân điện tự động... nhằm không ngừng nâng cao chất lƣợng phục vụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, tiện lợi, chính xác. Nhiều năm liền Vietcombank đƣợc công nhận là ngân hàng có chất lƣợng dịch vụ thanh toán tốt nhất Việt Nam.

Tuy nhiên, Vietcombank không còn giữ đƣợc vị trí độc tôn trên một số lĩnh vực kinh doanh truyền thống nhƣ: huy động vốn ngoại tệ, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh thanh toán... nguyên nhân là do các đối thủ cạnh tranh ngày càng tỏ ra quyết liệt trong việc giành giật khách hàng, họ liên tục tung ra thị trƣờng nhiều sản phẩm dịch vụ mới, các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi, ƣu đãi rầm rộ, đồng thời tăng cƣờng liên minh, liên kết, hợp tác nhằm tận dụng những cơ hội, điều kiện thuận lợi để cải thiện vị trí cạnh tranh.

2.1.2.2. Đối tượng khách hàng.

Là ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc đầu tiên đƣợc Chính phủ lựa chọn để thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Vietcombank đã chính thức hoạt động ngày 02 tháng 06 năm 2008, sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hoá thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 26/12/2007.

Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, trong những năm qua Vietcombank đã thay đổi chiến lƣợc kinh doanh chuyển từ một ngân hàng bán buôn thành một ngân hàng đa năng trên cơ sở vừa phát huy lợi thế, vừa củng cố, giữ vững vị thế của ngân hàng bán buôn đồng thời đẩy mạnh hoạt động bán lẻ để đa dạng hoá hoạt động, phục vụ nhiều đối tƣợng khách hàng, tối đa hoá lợi nhuận. Vì vậy, Vietcombank luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc cũng nhƣ của gần 6 triệu khách hàng cá nhân.

2.1.2.3. Đặc điểm cạnh tranh.

 Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và Kinh doanh ngoại tệ.

Tình hình kinh tế thế giới và trong nƣớc năm 2011 nhiều bất ổn, việc quy định hạn chế đối với các đối tƣợng cho vay nhập khẩu của Nhà nƣớc đã gây không ít khó khăn cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu nói chung. Tuy nhiên, với những lợi thế về thƣơng hiệu, sản phẩm và nguồn nhân lực có chất lƣợng cao, hoạt

động thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank vẫn duy trì đƣợc đà tăng trƣởng đáng khích lệ và giữ vị trí đứng đầu. Trong năm, Vietcombank cũng triển khai các chƣơng trình tín dụng tập trung cho xuất khẩu và tăng cƣờng giới thiệu các sản phẩm dịch vụ thanh toán tới khách hàng thông qua việc tiếp xúc với các hiệp hội ngành hàng xuất khẩu chủ lực, quảng bá dịch vụ tài trợ thƣơng mại. Kết quả là, năm 2011 doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua Vietcombank đạt 38,8 tỷ USD tăng 25.5% so với năm trƣớc, chiếm thị phần 19.2% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nƣớc. Đặc biệt, doanh số thanh toán xuất khẩu qua Vietcombank tăng mạnh (32.3%) so với năm 2010, chiếm 22.6% thị phần cả nƣớc. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank trải rộng trên khắp các thị trƣờng Mỹ, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Châu Âu...

Năm 2011, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhƣng Vietcombank vẫn duy trì đƣợc doanh số mua bán ngoại tệ ở mức xấp xỉ 34,5 tỷ USD. Vietcombank cũng đã đa dạng hoá nhiều sản phẩm và triển khai nhiều giải pháp để khai thác nguồn ngoại tệ nhằm thực hiện đúng các cam kết thanh toán, đảm bảo ngoại tệ cho các khách hàng nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu cho nền kinh tế.

Tuy nhiên thị trƣờng này cũng đang có nguy cơ bị giảm sút do sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc và các ngân hàng nƣớc ngoài với ƣu thế nghiệp vụ chuyên môn giỏi và có mạng lƣới thanh toán rộng khắp toàn cầu, nghiệp vụ thanh toán quốc tế gắn liền với nghiệp vụ tài trợ thƣơng mại và kinh doanh ngoại tệ bởi nguồn kinh ngoại tệ dồi dào của các ngân hàng này. Bên cạnh đó, Vietcombank còn chƣa dự báo chính xác diễn biến của thị trƣờng tài chính để có quyết sách kinh doanh ngoại tệ trong và ngoài nƣớc, mặt khác dự báo không thể lƣờng hết diễn biến bất thƣờng của thị trƣờng tài chính, tỷ giá ngoại tệ niêm yết chƣa linh hoạt, tỷ giá mua lại ngoại tệ thƣờng thấp hơn các ngân hàng TMCP trên địa bàn khiến các khách hàng chuyển qua các ngân hàng khác mở tài khoản, các nghiệp vụ phái sinh chƣa ứng dụng nhiều ở các chi nhánh do kiến thức về nghiệp vụ này còn hạn chế.

 Hoạtđộng đầu tƣ, kinh doanh vốn.

Nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ, năm 2011 Vietcombank đã chủ động rà soát và tái cơ cấu lại danh mục đầu tƣ qua việc tập trung thoái vốn tại 2 đơn vị là Shinhanvina và Ngân hàng Gia Định. Bên cạnh đó, Vietcombank cũng tăng đầu tƣ vào một số công ty con và các khoản đầu tƣ khác.

Bảng 2.1: Góp vốn liên doanh của Vietcombank tại 31/12/2011. Đơn vị Đơn vị Ngành kinh doanh Tỷ lệ vốn góp (%) Giá gốc (tr. đồng) Giá trị ghi sổ (tr. đồng) Công ty TNHH Vietcombank - Bonday- Bến Thành Cho thuê Văn phòng 52 276,067 319,972 Công ty Liên doanh Quản lý

quỹ Vietcombank

Quản lý

quỹ đầu tƣ 51 28,050 42,681 Công ty TNHH Bảo hiểm nhân

thọ Vietcombank – Cardiff

Bảo hiểm

nhân thọ 45 270,000 283,639

Tổng cộng 574,117 646,292

[Nguồn: Báo cáo tài chính Vietcombank năm 2011]

Tính đến ngày 31/12/2011, tổng vốn đầu tƣ hợp nhất của Vietcombank (chƣa trừ dự phòng) là 2,826 tỷ đồng chiếm 13.9% vốn điều lệ và Quỹ dự trữ BSVĐL, bảo đảm tuân thủ các quy định của Pháp luật hiện hành. Tổng thu nhập từ hoạt động đầu tƣ năm 2011 đạt 1,003 tỷ đồng, tăng 104.0% so với năm 2010, vƣợt 144.0% kế hoạch. Cơ cấu đầu tƣ đa dạng: Lĩnh vực tài chính ngân hàng và dịch vụ hỗ trợ chiếm tỷ trọng 67.50%, bảo hiểm 12.88%, cho thuê văn phòng bất động sản 12.11%, đầu tƣ khác 7.51%.

 Hoạt động kinh doanh thẻ, ngân hàng điện tử.

Năm 2011 khép lại với một kết quả thành công cho hoạt động thẻ của Vietcombank. Vietcombank vẫn tiếp tục khẳng định đƣợc vị thế hàng đầu trên thị trƣờng thẻ tại hầu hết các mảng hoạt động chủ chốt và có thị phần cách biệt so với các ngân hàng đối thủ. Thành công này không chỉ dừng lại ở việc hoàn thành xuất sắc 8 chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh thẻ mà đó còn là sự khẳng định của thị trƣờng về đẳng cấp thƣơng hiệu thẻ của Vietcombank. Trong năm 2011, Vietcombank đã phát hành đƣợc hơn 1 triệu thẻ các loại, gấp gần 1.5 lần so với chỉ tiêu kế hoạch. Doanh số sử dụng và thanh toán thẻ đều tăng trƣởng rất mạnh. So với năm 2010, doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế đạt 4,624 tỷ đồng, tăng 48%. Đặc biệt, doanh số thanh toán thẻ quốc tế đạt gần 1 tỷ USD, tăng 30.4% và chiếm áp đảo trên 50% thị phần trong hệ thống ngân hàng.

Công tác an ninh và bảo mật cho hệ thống thẻ trên toàn quốc luôn đƣợc Vietcombank quan tâm chú trọng. Năm 2011, Vietcombank đã thực hiện nhiều chƣơng trình phòng chống rủi ro có hiệu quả nhƣ giám sát, cảnh báo, ngăn ngừa

các hoạt động rủi ro, giả mạo thẻ và đƣợc các tổ cức thẻ quốc tế đánh giá là ngân hàng hoạt động hiệu quả cao trong công tác phòng chống tội phạm và quản lý rủi ro cho hoạt động thẻ tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Vietcombank tiếp tục là ngân hàng có mạng lƣới POS lớn nhất nƣớc với số máy đạt gần 22,000 máy, chiếm thị phần hơn 28%, là một trong số những ngân hàng có mạng lƣới ATM lớn nhất cả nƣớc với tổng số máy đạt 1,700 máy.

Vietcombank còn là ngân hàng đi đầu thị trƣờng về phát triển sản phẩm, dịch vụ thẻ mới trong năm 2011, Vietcombank đã triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ thẻ nhằm góp phần gia tăng tiện ích cho khách hàng, nâng cao uy tín trên thị trƣờng. Đề án chuyển tiền liên ngân hàng qua thẻ trên kênh giao dịch internet banking, các chƣơng trình hợp tác trong lĩnh vực bán lẻ nhƣ Metro, BigC...

Tuy nhiên, trong thực tế hệ thống thẻ Vietcombank xuất hiện những hạn chế: - Hệ thống máy ATM không đủ đáp ứng do nhu cầu sử dụng thẻ ngày càng cao, hệ thống các đại lý chấp nhận thẻ chỉ có tại các siêu thị hoặc nhà hàng lớn và một số cửa hàng phục vụ khách du lịch, còn lại các điểm bán lẻ khác chƣa có.

- Việc phát hành thẻ tín dụng vẫn chƣa thực sự cuốn hút và thúc đẩy sử dụng thẻ tín dụng nhƣ một phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Đó là do các quy định chặt chẽ trong ký quỹ, trong thanh toán đã biến thẻ tín dụng thành thẻ ghi nợ, do đó không có tính chất khuyến khích ngƣời dân sử dụng thẻ.

- Trong hoạt động thanh toán thẻ, vấn đề công nghệ thông tin chƣa đƣợc ứng dụng tốt trong quản lý mạng, quản lý hệ thống nhƣ đƣờng truyền hay bị nghẽn, lỗi hệ thống: không rút tiền đƣợc nhƣng bị trừ tiền số dƣ.

- Hệ thống thẻ chƣa đƣợc kết nối toàn hệ thống, khách hàng xếp hàng dài hoặc đi vài cây số để tìm máy ATM chấp nhận thẻ của mình trong khi máy ATM của ngân hàng khác ở trƣớc mặt.

 Hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Trong bối cảnh đất nƣớc hội nhập vào những năm 90 của thế kỷ trƣớc, Vietcombank đã nhanh chóng xác định việc đa dạng hóa các loại hình dịch vụ là chiến lƣợc trọng tâm, có ý nghĩa sống còn trong cạnh tranh.

Đối với nhóm các sản phẩm bán lẻ truyền thống, nét điển hình của Vietcombank đƣợc thể hiện ở sự chú trọng tới việc gia tăng các tiện ích cho khách hàng và phân đoạn khách hàng nhằm thiết kế sản phẩm phù hợp. Ví dụ mảng tiền gửi, các chƣơng trình huy động tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi có thƣởng, hoặc các cách tính lãi suất linh hoạt (lãi suất bậc thang, lĩnh lãi định kỳ)

đƣợc thiết kế cho phép khách hàng lựa chọn phù hợp với nhu cầu, tạo sức hấp dẫn với các sản phẩm truyền thống. Vietcombank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam cho phép khách hàng có thể gửi tiền ở một nơi và thực hiện rút tiền ở bất kỳ điểm giao dịch nào thuộc hệ thống trên toàn quốc.

Từ những hoạt động cho vay cá nhân nhỏ lẻ ban đầu, sản phẩm tiền vay từng bƣớc đƣợc chuẩn hóa thành nhóm sản phẩm cho từng phân đoạn khách hàng cụ thể nhƣ: Cho vay Cán bộ quản lý điều hành, Cho vay cán bộ công nhân viên, Cho vay mua nhà Dự án, Cho vay mua ô tô, Cho vay du học sinh ...

Vietcombank luôn nỗ lực đẩy mạnh hoạt động bán lẻ và luôn là ngân hàng đi đầu trong ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động bán lẻ tại Việt Nam. Nhờ đó, cơ sở khách hàng vẫn duy trì và phát triển mạnh với số lƣợng khách hàng cá nhân khoảng 6 triệu tính đến thời đỉêm cuối năm 2011. Giai đoạn từ 2008 - 2011, mỗi năm cơ sở khách hàng của Vietcombank đều tăng thêm đƣợc hơn 800,000 khách hàng, chủ yếu là do tăng các chủ thẻ Connect24. Trong năm 2011, Vietcombank đã triển khai nhiều chƣơng trình huy động vốn dân cƣ hấp dẫn nhƣ: Du xuân cùng Vietcombank, Quốc khánh trọn niềm vui, Tiết kiệm 15 tháng - sở hữu căn hộ cao cấp... Huy động vốn cá nhân tính đến cuối năm 2011 đạt kết quả rất khả quan với 121,587 tỷ đồng, tăng 23.0%, chiếm thị phần khoảng 14% của toàn hệ thống. Tín dụng thể nhân tính đến 31/12/2011 gần 21,000 tỷ đồng, tăng 8.0% so với năm 2010. Bằng việc sớm thiết lập quan hệ đại lý với hơn 1.300 ngân hàng trên thế giới, xử lý tự động lệnh Swift và ký hợp đồng với những tổ chức chuyển tiền nhanh quốc tế (nhƣ MoneyGram), Vietcombank luôn dẫn đầu thị trƣờng về doanh số kiều hối trong hàng chục năm. Năm 2011, dịch vụ chuyển tiền kiều hối tiếp tục là thế mạnh của Vietcombank với doanh số chuyển tiền trong năm đạt 1,43 tỷ USD, chiếm thị phần 15% cả nƣớc.

Ngoài các sản phẩm dịch vụ truyền thống đƣợc cải tiến, với nền tảng “VCB Online” nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ ra đời.

- Là một trong những ngân hàng tiên phong và đứng đầu trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào việc phát triển các sản phẩm ngân hàng điện tử, Vietcombank đã triển khai nhiều sản phẩm ngân hàng điện tử nhƣ SMS Banking, Internet Banking, Home Banking, gửi tiền tiết kiệm trực tuyến... qua đó đã thu hút đƣợc lƣợng khách hàng lớn.

- Dịch vụ thanh toán hóa đơn tự động (billing payment): Hiện nay Vietcombank đang cung cấp dịch vụ billing cho khách hàng hầu hết tại các mảng

dịch vụ quan trọng nhƣ thanh toán hóa đơn điện, nƣớc, viễn thông, bảo hiểm với đa số các nhà cung cấp dịch vụ tên tuổi trên thị trƣờng.

Và mới đây nhất, Vietcombank đã chính thức triển khai dịch vụ VCB - Securities-online - một dịch vụ kết nối trực tuyến tài khoản tiền gửi của nhà đầu tƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động marketing tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 47 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)