Phân loại nợ năm 2011 của 03 ngân hàng của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động marketing tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 63)

Đơn vị: tỷ đồng

Nhóm nợ

Vietcombank BIDV Vietinbank

Số dƣ nhóm/ tổng Dƣ nợ dƣ nợ (%) Số dƣ nhóm/ tổng Dƣ nợ dƣ nợ (%) Số dƣ nhóm/ tổng Dƣ nợ dƣ nợ (%) Nhóm 1 174,351 83.26 233,766 58.22 285,213 97.20 Nhóm 2 30,809 14.71 32,415 11.82 6,017 2.05 Nhóm 3 1,258 0.60 5,244 1.91 1,071 0.36 Nhóm 4 653 0.31 420 0.15 220 0.07 Nhóm 5 2,347 1.12 2,458 0.90 913 0.31 Tổng 209,418 100 274,303 100 293,434 100

Theo bảng trên ta thấy quản lý dƣ nợ tín dụng của Vietinbank là tốt nhất với tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1) là 97.20%. Tỷ lệ nợ xấu sắp xếp tăng dần của 03 ngân hàng lần lƣợt là Vietinbank (0.74%), Vietcombank (2.03%) và BIDV (2.96%).

Với vai trò là một Ngân hàng thƣơng mại lớn, bên cạnh việc thực hiện chính sách kiểm soát tăng trƣởng tín dụng của NHNN. Vietcombank luôn linh hoạt theo sát tình thình thị trƣờng để điều chỉnh hoạt động tín dụng cho phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất cho hoạt động kinh doanh. Vietcombank đã xây dựng kế hoạch tăng trƣởng tín dụng ở mức phù hợp, giao và kiểm soát trần dự nợ cho từng chi nhánh, giảm chỉ tiêu tăng trƣởng dƣ nợ đối với chi nhánh có nợ xấu cao, đặc biệt kiểm soát tăng trƣởng dự nợ ngoại tệ cho vay trung và dài hạn nhằm tuân thủ các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN và đảm bảo an toàn thanh khoản cho ngân hàng. Kết quả là chất lƣợng tín dụng trong năm 2011 của Vietcombank đƣợc cải thiện đáng kể. Đến 31/12/2011, tỷ lệ nợ xấu kiềm chế ở mức 2.03% thấp hơn so với mục tiêu Đại hội Cổ đông đề ra và so với mức 2.91% năm 2010.

Đến thời điểm 31/12/2011, Vietcombank đã trích đủ dự phòng chung và dự phòng cụ thể theo kết quả phân loại nợ theo quy định của NHNN. Số dƣ Quỹ dự phòng rủi ro theo Báo cáo kiểm toán hợp nhất là 5,328 tỷ đồng, trong đó dự phòng chung là 1,464 tỷ đồng, dự phòng cụ thể là 3,864 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng Vietcombank còn tồn tại yếu kém do nguyên nhân sau:

- Có thể nói hoạt động tín dụng chƣa trở thành thế mạnh, chƣa tƣơng xứng với tiềm lực về vốn và uy tín của Vietcombank trên thƣơng trƣờng. Do vốn tự có còn rất nhỏ nên chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và các dự án lớn. Hơn nữa Vietcombank còn có nguy cơ chịu rủi ro cao do khả năng thẩm định dự án và quản lý nợ còn yếu, những khoản nợ khó đòi từ các dự án lớn thời gian qua cho thấy sự yếu kém trong quản lý, giám sát tín dụng, đặc biệt là khâu thẩm định, kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay của Vietcombank.

Trong khi đó, các ngân hàng nƣớc ngoài có ƣu thế về lƣợng ngoại tệ cho vay do có ngân hàng mẹ đảm bảo, khả năng thẩm định dự án và quản lý nợ vƣợt hơn hẳn Vietcombank về thực lực lẫn kinh nghiệm nên nợ quá hạn, nợ xấu thấp, rủi ro đƣợc

xử lý kịp thời.

Khả năng sinh lời.

Hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng đƣợc phản ánh qua nhiều tiêu chí khác nhau. Đầu tiên có thể kể đến khả năng sinh lời qua 2 chỉ tiêu ROA và ROE:

Hệ số ROA: Hệ số này của Vietcombank cũng không chênh lệch so với ngân hàng các nƣớc trong khu vực, cụ thể:

- Hệ số ROA của nhóm các ngân hàng khu vực Châu Á -Thái Bình Dƣơng (gồm 52 ngân hàng thƣơng mại thuộc 10 nƣớc) là 0.94%. Hệ số ROA ở các ngân hàng thuộc các nƣớc mới nổi (gồm 14 ngân hàng của các nƣớc Thailand, Indonesia, Malaysia, Phillipines) là 0.77%.

Đơn vị tính: % 1.29 1.5 1.25 1.64 1.31 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2007 2008 2009 2010 2011

Biểu đồ 2.3: Chỉ tiêu ROA của Vietcombank từ 2007 - 2011.

[Nguồn Báo cáo thường niên Vietcombank từ 2007 - 2011]

Hệ số ROE: Nếu so sánh với ngân hàng của các nƣớc trong khu vực thì ROE của Vietcombank không có chênh lệch nhiều, hệ số này của ngân hàng thƣơng mại ở các nƣớc luôn ở mức trên 15%.

Đơn vị tính: % 17.08 22.55 25.58 19.23 19.74 0 5 10 15 20 25 30 2007 2008 2009 2010 2011

Biểu đồ 2.4: Chỉ tiêu ROE của Vietcombank từ 2007 - 2011.

Cơ sở vật chất kỹ thuật (mạng công nghệ thông tin).

Vietcombank là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế vào quản lý và kinh doanh. Với việc triển khai thành công dự án hiện đại hoá ngân hàng, Vietcombank đã xây dựng đƣợc hình ảnh một ngân hàng tiên tiến, xử lý tự động các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống nhƣ ngân hàng bán lẻ, tài trợ thƣơng mại, kinh doanh vốn… và không ngừng đƣa ra các sản phẩm dịch vụ điện tử nhằm “đƣa ngân hàng tới gần khách hàng” nhƣ dịch vụ Internet banking, Home banking, thanh toán hoá đơn trực tuyến (VCB-P), Phone banking, SMS banking…

Đến nay đã có hơn 80% các nghiệp vụ ngân hàng, 85% các giao dịch của Vietcombank với khách hàng đƣợc thực hiện bằng máy tính và thiết bị công nghệ thông tin hiện đại. Công nghệ thông tin đã tác động mạnh vào quá trình đổi mới cơ chế chính sách và đổi mới phƣơng pháp quản lý, chỉ đạo điều hành, thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng giúp Ngân hàng Nhà nƣớc thực thi hiệu quả chính sách tiền tệ, thực hiện tốt quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng toàn bộ nền kinh tế.

Vietcombank hiện đang ứng dụng các phần mềm hệ thống tiên tiến xử lý các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại: sử dụng các giải pháp công nghệ dựa trên hệ điều hành Unix và ngôn ngữ xử lý cơ sở dữ liệu thế hệ 4, ngôn ngữ lập trình hiện đại (C, C++, Visual Basic...). Đây là các phần mềm hệ thống và cơ sở dữ liệu cho phép phát triển các ứng dụng ngân hàng có tốc độ xử lý nhanh, liên kết tự động hoá, truy cập nhanh với số lƣợng ngƣời sử dụng lớn, tính bảo mật cao, đồng thời đƣợc thiết kế theo hệ thống mở, có thể kết nối kỹ thuật với hệ thống khác. Vietcombank còn tham gia vào dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Thông qua dự án, Vietcombank đã xây dựng đƣợc nền tảng công nghệ hiện đại, phù hợp với xu hƣớng phát triển và tiêu chuẩn quốc tế, nhất là hệ thống thanh toán nội bộ, thiết lập mạng online và hệ thống nhiệp vụ cốt lõi. Ngoài ra, Vietcombank tiếp tục củng cố hệ thống công nghệ nền tảng VCB-Vision 2010, đồng thời đã chính thức nghiệm thu tiểu dự án của Ngân hàng Thế giới với 5 module chính là bán lẻ, kinh doanh vốn, tài trợ thƣơng mại, chuyển tiền và thông tin

quản lý. Mặt khác, Vietcombank đã ký kết hợp đồng tƣ vấn Dự án hỗ trợ liên kết kỹ thuật cơ cấu lại Vietcombank với Ngân hàng Nhà nƣớc và liên doanh tƣ vấn ING & PRICE WATERHOUSE COOPER nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của Vietcombank bằng việc xây dựng lại bộ máy tổ chức, phát triển và đa dạng hoá sản phẩm, hoạt động, ứng dụng công nghệ tiên tiến.

Nguồn nhân lực.

Với bề dày kinh nghiệm hoạt động trên thị trƣờng, khả năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng vƣợt trội trên nền tảng công nghệ hiện đại, Vietcombank có hệ thống khách hàng rộng khắp toàn quốc từ các tập đoàn, tổng công ty, các doanh nghiệp lớn đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng nhƣ các doanh nghiệp nƣớc ngoài, liên doanh. Do đó, Vietcombank đã tham gia xây dựng đƣợc một đội ngũ nguồn nhân lực có tuổi đời bình quân trẻ, đƣợc đào tạo bài bản về lĩnh vực tài chính ngân hàng, có kiến thức về kinh tế thị trƣờng tƣơng đối toàn diện, trình độ ngoại ngữ, có khả năng thích nghi nhạy bén với môi trƣờng kinh doanh hiện đại và mang tính hội nhập cao.

Trong thời gian qua, nguồn nhân lực của Vietcombank đã và đang không ngừng đƣợc tăng cƣờng cả về số lƣợng và chất lƣợng để đáp ứng yêu cầu về nhân sự của ngân hàng sau cổ phần hoá và tiến tới thành lập một Tập đoàn đầu tƣ tài chính ngân hàng đa năng. Vietcombank đã tuyển dụng các cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chuyên ngành, có trình độ ngoại ngữ tốt để đáp ứng cho hội nhập, đồng thời chú trọng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ cho cán bộ, cử cán bộ tham gia học tập, tham quan khảo sát trong và ngoài nƣớc.

Bảng 2.12: Số lượng nhân viên qua các năm 2007 - 2011.

Đơn vị tính: người

2007 2008 2009 2010 2011

Số lƣợng nhân viên. 9,190 9,212 10,401 11,415 12,565

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank từ năm 2007 - 2011)

Vietcombank luôn chú trọng đến việc phát triển và đào tạo nguồn nhân lực và coi đây là chìa khoá đem lại sự thành công và hiệu quả. Tính đến cuối năm 2011, số nhân lực của Vietcombank là 12,565 ngƣời. Chất lƣợng nhân viên đƣợc kiểm

soát từ đầu vào với một chính sách tuyển dụng nghiêm túc. Cán bộ đƣợc tuyển dụng theo đúng vị trí công việc. Đội ngũ lãnh đạo cấp cao đề là những ngƣời có kiến thức hiện đại và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

Ban lãnh đạo Ngân hàng cũng chú trọng tới việc xây dựng các chƣơng trình đào tạo cho nhân viên để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Trong năm 2011, Vietcombank đã cử gần 5,000 lƣợt cán bộ tham gia các chƣơng trình đào tạo có ý nghĩa thiết thực. Bên cạnh đó, hoạt động nghiên cứu khoa học của Vietcombank đã đƣợc quan tâm và đẩy mạnh, nhiều đề tài đã đƣợc đƣa vào ứng dụng và mang lại hiệu quả kinh doanh cho Vietcombank.

Vị thế cạnh tranh (Uy tín thƣơng hiệu).

Với những đóng góp quan trọng cho sự phát triển ổn định của ngành ngân hàng, của kinh tế - xã hội đất nƣớc suốt gần nửa thế kỷ qua, Vietcombank đã vinh dự đƣợc nhận nhiều phần thƣởng cao quý của Đảng, Nhà nƣớc và Chính phủ trao tặng nhƣ: Huân chƣơng Hồ Chí Minh; Huân chƣơng Độc lập; nhiều Huân chƣơng Lao động và Bằng khen của Chính phủ. Nhiều tổ chứ quốc tế đã trao giải thƣởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” cho Vietcombank trong nhiều năm liên tiếp nhƣ: Giải thƣởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009 trên các lĩnh vực Kinh doanh ngoại tệ và Quản lý tiền mặt do Tạp chí Asiamoney trao tặng; “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” 5 năm liên tiếp (2000 - 2004) do Tạp chí Banker (Anh quốc) bình chọn; “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2004” do Tạp chí Euromoney trao tặng…

Ngày 11 tháng 2 năm 2007, Standard & Poor's Ratings Services (S&P) đã công bố xếp hạng Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam ở mức BB/B, triển vọng ổn định và năng lực nội tại ở mức D. Xếp hạng tín nhiệm của Vietcombank tƣơng đƣơng với mức xếp hạng tín nhiệm của quốc gia. Đây cũng là mức xếp hạng cao nhất của S&P đối với một định chế tài chính Việt Nam. Mức xếp hạng của S&P phản ánh vai trò quan trọng của Vietcombank trên thị trƣờng ngân hàng Việt Nam và triển vọng hỗ trợ của Chính phủ trong trƣờng hợp cần thiết. Trong báo cáo xếp hạng, S&P nhấn mạnh vai trò đầu tàu và tầm ảnh hƣởng quan trọng của Vietcombank trong hệ thống ngân hàng Việt Nam với các lợi thế cạnh tranh, thị phần huy động vốn, các dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ và nhận định trong tƣơng lai

Vietcombank sẽ tiếp tục duy trì vị trí hàng đầu trên thị trƣờng nội địa cùng với việc củng cố các mặt hoạt động sau khi cổ phần hoá.

Ngày 02 tháng 05 năm 2007, Công ty xếp hạng quốc tế Fitch Ratings đã công bố mức xếp hạng cá nhân (Individual) của “tứ đại gia” ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc của Việt Nam, theo đó xếp hạng của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam (Vietinbank) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đƣợc nâng lên mức 'D/E' từ mức xếp hạng trƣớc đây là 'E', trong khi đó xếp hạng của Vietcombank đƣợc nâng lên mức 'D' từ 'D/E', cao nhất trong số các ngân hàng Việt Nam. Theo Fitch, Vietcombank đƣợc đánh giá ở mức cao hơn các ngân hàng khác căn cứ theo những kết quả khả quan về việc làm sạch bảng tổng kết tài sản, tái cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu và mở rộng các hoạt động thƣơng mại.

Năm 2011 cũng là năm Vietcombank nhận đƣợc nhiều giải thƣởng cao quý của các cơ quan, tổ chức trong nƣớc và quốc tế nhƣ: Ngân hàng cung cấp dịch vụ tài trợ thƣơng mại tốt nhất Việt Nam năm 2011 do Tạp chí Trade Finance trao tặng, đây là năm thứ 4 liên tiếp (2008-2011) Vietcombank nhận đƣợc giải thƣởng này; Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thƣơng mại năm 2011 do Tạp chí Asian Banker trao tặng; Ngân hàng tài trợ thƣơng mại tốt nhất Việt Nam năm 2011 do Tạp chí Global Trade Review - UK trao tặng; Vietcombank xếp hạng trong 1,000 ngân hàng đứng đầu thế giới do Tạp chí The Banker bình chọn; năm 2011 là năm thứ 9 liên tiếp (2003 - 2011) Vietcombank nhận giải thƣởng Thƣơng hiệu mạnh Việt Nam 2011 do Bộ Công thƣơng phối hợp với Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức bình chọn và trao tặng…

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM THỜI KỲ 2007 - 2011. TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM THỜI KỲ 2007 - 2011.

2.2.1. Mục tiêu kế hoạch hoạt động marketing thời kỳ 2007 - 2011.

Bám sát sự chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc và các mục tiêu kinh doanh trong giai đoạn 2007 - 2011, hoạt động marketing đặt ra các mục tiêu góp phần thực hiện thành công kế hoạch của Vietcombank với phƣong châm “Tăng tốc - An toàn - Hiệu quả - Chất lƣợng”.

-Bên cạnh các sản phẩm ngân hàng truyền thống, không ngừng nghiên cứu đƣa ra các sản phẩm dịch vụ điện tử ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm “đƣa ngân hàng tới gần khách hàng” với các sản phẩm Internet banking, Home banking, SMS banking, Phone banking...

-Phát huy lợi thế, củng cổ, giữ vững vị thế của ngân hàng bán buôn, đồng thời đẩy mạnh bán lẻ để đa dạng hoá hoạt động, tối đa hoá lợi nhuận.

-Từng bƣớc mở rộng kênh phân phối truyền thống, trung bình mỗi năm tăng 10 - 15% số lƣợng chi nhánh, phòng giao dịch. Bên cạnh đó, phát triển kênh phân phối hiện đại tạo thuận lợi trong các giao dịch cho khách hàng.

-Tích cực hơn, trách nhiệm hơn đối với cộng đồng trong công tác an sinh xã hội và các hoạt động vì cộng đồng. Các chƣơng trình thiện nguyện có hiệu ứng xã hội và sức lan toả lớn đồng thời tạo sự gần gũi, thân thiện trƣớc công chúng đối với doanh nghiệp.

-Tiếp tục khẳng định vị thế của một ngân hàng thƣơng mại chủ lực của nền kinh tế trong việc hỗ trợ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế…

-Thƣờng xuyên củng cố và mở rộng hoạt động đối ngoại, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

-Phát huy truyền thống gần 50 năm hoạt động, luôn xây dựng và khẳng định giá trị “Văn hoá Vietcombank”.

2.2.2. Các hoạt động marketing thời kỳ 2007 - 2011.

 Nghiên cứu thị trƣờng.

Nghiên cứu thị trƣờng ngân hàng là hoạt động nghiên cứu khảo sát để tìm ra đƣợc những đặc điểm của thị trƣờng ngân hàng nhằm mục đích cung ứng dịch vụ tối ƣu nhất. Những phân tích về thị trƣờng ngân hàng sẽ giúp các nhà quản lý đƣa ra đƣợc những kết luận đúng đắn để có thể lập kế hoạch dự báo thị trƣờng chính xác hơn. Từ đó các ngân hàng có thể nắm bắt đƣợc xu hƣớng thị trƣờng trong tƣơng lai và có các biện pháp điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp. Hai hoạt động tiếp theo sau việc nghiên cứu thị trƣờng đó là phân đoạn thị trƣờng và lựa chọn thị trƣờng mục tiêu. Phân đoạn thị trƣờng chính là việc phân loại khách hàng theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động marketing tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)