ĐÁNH GIÁ HOẠT Đ NG MARKETING TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chiến lược marketing cho công ty cổ phần procimex việt nam (Trang 78 - 83)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT Đ NG MARKETING TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

PHẦN PROCIMEX VIỆT NAM

2.3.1. N ững t àn ông

Công ty đã bƣớc đầu tạo đƣợc mối quan hệ với các doanh nghiệp tại Nhật Bản và các nƣớc ASEAN thông qua đại sứ quán Việt Nam tại các nƣớc và các nhà môi giới, khách hàng nhập khẩu, thân cận của công ty nên hiểu rõ và nắm bắt thông tin nhu cầu thiết yếu của ngƣời tiêu dùng.

Công ty cũng đã phân công một nhóm Marketing nghiên cứu các mẫu mã, tiêu chuẩn hàng thuỷ sản xuất khẩu bám sát vào thị hiếu, tập quán và văn hoá của nhiều thị trƣờng nhập khẩu thuỷ sản của công ty. Các chính sách giá, chính

sách sản phẩm nhƣ bao bì, hƣớng dẫn sử dụng, vệ sinh thực phẩm và các yêu cầu tiêu chí nghiêm ngặt về hàng thuỷ sản cũng đƣợc công ty quan tâm.

Chính sách phân phối sản phẩm, chính sách truyền thông cổ động đƣợc công ty quan tâm và chú trọng.

2.3.2. N ững ạn ế

Procimex đã từng bƣớc triển khai các hoạt động marketing mang tính đơn lẻ, phần nào giải quyết đƣợc các tình huống marketing trên thị trƣờng và đem lại những kết quả kinh doanh nhất định cho công ty.

Tuy nhiên, các chính sách marketing còn nhiều vấn đề chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng nên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế nhƣ sau:

a. Về chiến lược marketing chung

Chiến lƣợc mở rộng thị trƣờng và marketing không phân biệt đã không còn phù hợp, gây tổn hao nguồn lực, suy giảm lợi thế cạnh tranh của Công ty.

b. Chiến lược marketing - mix

- Chính sách sản phẩm: Chất lƣợng sản phẩm tuy đã đƣợc nâng lên đáng kể nhƣng chủng loại sản phẩm chƣa thật sự đa dạng. Việc xác định bao gói, kích c chƣa chú trọng đến yêu cầu của khách hàng. Hệ thống nhận diện của Công ty còn hạn chế.

- Chính sách giá bán: Chính sách giá của công ty đƣa ra có bƣớc cải tiến nhƣng chƣa thật sự linh hoạt. Tuy công ty đã có chính sách giá cho từng nhóm hàng riêng biệt nhƣng công ty vẫn còn có khung giá đại trà, mang tính chung chung trên nguyên tắc áp dụng tính giá thành sản xuất và tỷ lệ lợi nhuận cơ bản của các sản phẩm. Công ty chƣa quan tâm đến các chính sách giá chiết khấu, hoặc tăng, giảm giá để đạt đƣợc mục tiêu marketing.

- Chính sách phân phối: Trong chiến lƣợc phân phối, Công ty chủ yếu sử dụng kênh phân phối gián tiếp, khi sử dụng phƣơng thức phân phối này mặc dù giảm đƣợc chi phí, nhân lực trong công tác tổ chức kênh và bán hàng ở nƣớc ngoài nhƣng nó có hạn chế đó là Công ty không có điều kiện tiếp xúc

trực tiếp với ngƣời tiêu dùng nên dẫn đến là khó thu nhập các thông tin phản hồi từ phía ngƣời tiêu dùng.

- Chính sách xúc tiến: Chƣa có mục tiêu truyền thông rõ ràng, công tác quảng cáo chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, khuyến mãi cần trọng tâm hơn, marketing trực tiếp chƣa đƣợc đầu tƣ. Tuy quyết định về chào bán hàng, cá nhân đã đƣợc thực hiện rất tốt song hoạt động này còn chƣa đƣợc thực hiện một cách thƣờng xuyên. Các quyết định quảng cáo sản phẩm còn chƣa đƣợc thực hiện mạnh.

2.3.3. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân khách quan

- Từ kiến thức và kinh nghiệm: Kiến thức về kinh tế thị trƣờng và lý thuyết về chiến lƣợc kinh doanh mới đƣợc du nhập vào nƣớc ta tuy đã đƣợc một thời gian, nhƣng việc tiếp nhận, vận dụng và những kinh nghiệm từ thực tế còn khiêm tốn, đây là điểm yếu kém chung của các doanh nghiệp Việt nam đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nƣớc

- Từ phía thị trường:

Áp lực cạnh tranh mạnh mẽ khi tham gia vào các Hiệp định Thƣơng mại tự do (FTA) đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ phải mở cửa và hội nhập hơn nữa. Tuy nhiên, ngành thủy sản và nhiều doanh nghiệp thủy sản Việt Nam vẫn chƣa tận dụng đƣợc tốt nhất các ƣu đãi từ các FTA. Mặc dù, Chính phủ đã có nhiều Nghị quyết và chƣơng trình hành động tháo g khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh tạo cơ hội và điều kiện tối đa cho doanh nghiệp nhƣng việc tái cơ cấu, cải cách các quy định và thủ tục hành chính để đáp ứng các yêu cầu của hội nhập vẫn chƣa có nhiều bƣớc tiến.

Trong khi đó các nƣớc đối thủ cạnh canh về thủy sản ngày càng gia tăng các sức ép cạnh tranh nhiều hơn qua những chƣơng trình dài hạn, trung hạn và ngắn hạn trên cả quy mô về sản lƣợng, chất lƣợng, giá thành sản xuất, chiến dịch marketing và xúc tiến thƣơng mại. Sự cạnh tranh này đang khiến

doanh nghiệp thủy sản Việt Nam gặp khó khăn trong việc giữ vững và gia tăng thị phần tại các thị trƣờng lớn.

b.Nguyên nhân chủ quan

- Công ty chƣa nhận thức đầy đủ và đúng đắn vai trò, sự cần thiết của chiến lƣợc kinh doanh đối với hoạt động của mình.

- Công ty chƣa tổ chức nghiên cứu thị trƣờng, rộng hơn nữa là nghiên cứu môi trƣờng kinh doanh một cách nghiêm túc, khoa học. Do vậy, bị động trong tổ chức kinh doanh, thiếu điều chỉnh cần thiết trƣớc các biến động của thị trƣờng và chƣa khai thác hết đƣợc các thị trƣờng trọng tâm, các thị trƣờng có nhiều tiềm năng cả trong nƣớc và nƣớc ngoài.

- Đội ngũ cán bộ, nhân viên quản lý của công ty tuy có trình độ nghiệp vụ cao song vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của nền kinh tế hoạt động theo nền kinh tế thị trƣờng trong tƣ duy và phong cách làm việc, làm hạn chế đến công tác kế hoạch của công ty.

Nhƣ vậy với việc đánh giá cụ thể thực trạng xây dựng chiến lƣợc kinh doanh của công ty cho ta thấy đƣợc những tồn tại làm ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu thủy sản trong tƣơng lai. Công ty không thể giải quyết tốt các vấn đề nêu trên nếu thiếu một đƣờng lối chiến lƣợc nhất quán, định hƣớng cho chiến lƣợc hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm trong dài hạn. Do vậy việc xây dựng chiến lƣợc sản phẩm xuất khẩu để định hƣớng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty là cần thiết.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chƣơng 2, luận văn đã giới thiệu tổng quan về tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Procimex thông qua các sơ đồ tổ chức, kết quả hoạt động kinh doanh về doanh thu, chi phí và lợi nhuận, các yếu tố nhân sự, tài chính, quy trình công nghệ. Nội dung chính của chƣơng 2 là phân tích thực trạng chiến lƣợc maketing. Chiến lƣợc marketing của Công ty trong thời gian qua chƣa đƣợc chú trọng, trong giai đoạn 2014 – 2016 chƣa đạt đƣợc mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận nhƣ kế hoạch đặt ra. Công ty đã đạt đƣợc một số thành tựu nhất định trong triển khai chiến lƣợc marketing – mix. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công chiến lƣợc marketing của Công ty vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế nhất định. Nội dung 2.3 đã đánh giá khái quát các nội dung này. Chƣơng 2 là cơ sở quan trọng trong việc đề xuất chiến lƣợc marketing cho Công ty trong những năm tiếp theo.

CHƢƠNG 3

CHIẾN LƢỢC MARKETING CHO

CÔNG TY CỔ PHẦN PROCIMEX VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chiến lược marketing cho công ty cổ phần procimex việt nam (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)