ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chiến lược marketing cho công ty cổ phần procimex việt nam (Trang 48 - 51)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN

Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho nhân loại, không những thế nó còn là một ngành kinh tế tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng nhân dân đặc biệt là ở vùng ven biển. Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, là một biển lớn của Thái Bình Dƣơng, có diện tích khoảng 3.448.000 km2, có bờ biển dài 3260 km và nhiều điều kiện tự nhiên khác. Với lợi thế đó, xuất khẩu thủy sản luôn là mặt hàng chủ lực của kinh tế Việt Nam [25]. So với các ngành nghề khác, xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam cũng có những đặc thù riêng biệt nhƣ:

- Nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu thủy sản không ổn định.

Ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, hơn nữa chi phí cho việc nuôi trồng và khai thác còn khá cao do đó nguồn cung chƣa ổn định. Đối với những loại hải sản khai thác, đánh bắt còn phụ thuộc vào thời tiết nên mang tính mùa vụ cao. Nhất là mùa mƣa bão, công tác khai thác, đánh bắt hạn chế các công ty thủy sản phải nhập khẩu nguyên liệu để phục vụ cho việc chế biến xuất khẩu.

- Ngành xuất khẩu thủy sản luôn đối mặt với các rào cản thƣơng mại từ các nƣớc trên thế giới.

Hầu nhƣ các nƣớc nhất là các nƣớc có nhu cầu thủy sản lớn đều đƣa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật chất lƣợng rất khắt khe tạo các rào cản thƣơng mại cho hoạt động nhập khẩu thủy sản nhằm điều tiết thị trƣờng thủy sản của nƣớc họ. Đây là một trong những khó khăn chính của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Chính vì nguyên nhân này khiến đầu ra cho sản phẩm xuất khẩu chƣa đƣợc ổn định, mang lại rủi ro rất lớn cho các doanh nghiệp trong nƣớc.

- Ngành xuất khẩu thủy sản phụ thuộc nhiều vào các chính sách bảo vệ môi trƣờng sinh thái không chỉ trong nƣớc mà còn trên phạm vi toàn thế giới.

vững thì phải góp phần đảm bảo an sinh - xã hội, việc khai thác, đánh bắt hải sản không chỉ là kế sinh nhai mà còn là hoạt động bảo vệ chủ quyền trên biển của Việt Nam. Hơn nữa, việc khai thác thủy sản luôn gắn với chính sách bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ đa dạng sinh học trong môi trƣờng biển. Chính vì điều này, ngành thủy sản đang là vấn đề đƣợc nhà nƣớc quan tâm. Trong thời gian qua, việc khai thác và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam bị ảnh hƣởng rất lớn bởi các chính sách bảo vệ môi trƣờng ở các thị trƣờng lớn nhƣ EU, Mỹ, Nhật. Điển hình nhƣ trong tháng 10/2017 Liên minh Châu Âu (EU) vừa công bố "giơ thẻ vàng" đối với thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trƣờng này. Nếu trong 6 tháng tới, Việt Nam không đáp ứng đƣợc các yêu cầu mà EU đƣa ra, thì nguy cơ sẽ bị "giơ thẻ đỏ", tức là cấm hoàn toàn việc xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào EU. Nguyên nhân là do Việt Nam chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu về vấn đề kiểm soát đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không đƣợc quản lý (IUU). Mặc dù tỉ lệ xuất khẩu các mặt hàng khai thác tự nhiên vào thị trƣờng này chiếm tỉ lệ thấp, tuy nhiên một khi bị thẻ đỏ thì rất khó để doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận lại thị trƣờng này.

- Chuỗi cung ứng trong ngành thủy sản rất chặt chẽ, do vậy hoạt động xuất khẩu thủy sản bị ảnh hƣởng rất nhiều vào khâu khai thác, thu mua, chế biến, vận chuyển trong xuất khẩu.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 của luận văn đã khái quát đƣợc những vấn đề cơ bản về chiến lƣợc và chiến lƣợc marketing trong doanh nghiệp. Nội dung tập trung vào việc nghiên cứu tiến trình hoạch định chiến lƣợc marketing trên cơ sở dựa vào các yếu tố phân tích môi trƣờng marketing, xác định nhiệm vụ và mục tiêu chiến lƣợc marketing phù hợp với chiến lƣợc kinh doanh chung và khả năng nguồn lực theo từng giai đoạn phát triển của công ty. Để chiến lƣợc có khả năng thực thi và đạt đƣợc hiệu quả cao thì việc công ty phải xác định đƣợc các phân đoạn thị trƣờng và lựa chọn thị trƣờng mục tiêu, định vị sản phẩm trên thị trƣờng, khẳng định đƣợc hình ảnh, thƣơng hiệu sản phẩm trong tâm trí khách hàng, lựa chọn chiến lƣợc marketing - mix nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh vƣợt trội so với đối thủ cạnh tranh từ đó mang lại hiệu quả kinh doanh tốt cho doanh nghiệp. Nội dung đƣợc trình bày ở chƣơng 1 là cơ sở lý luận khoa học quan trọng để tác giả tiếp cận tốt các chƣơng tiếp theo của luận văn.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CHIẾN LƢỢC MARKETING TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PROCIMEX VIỆT NAM

2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PROCIMEX VIỆT NAM 2.2.1. Quá trìn ìn t àn và p át tr ển

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chiến lược marketing cho công ty cổ phần procimex việt nam (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)