ĐỊNH HƢNG VÀ MỤC T IU PHÁT TRIỂN CỦA PROCIMEX

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chiến lược marketing cho công ty cổ phần procimex việt nam (Trang 83)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1. ĐỊNH HƢNG VÀ MỤC T IU PHÁT TRIỂN CỦA PROCIMEX

3.1.1. Tầm n ìn và sứ mện

a. Tầm nhìn

Xây dựng và phát triển thƣơng hiệu xuất khẩu sản phẩm “Cá đổng quéo” và “Cá Ngừ” đạt chất lƣợng cao phù hợp với xu hƣớng phát triển kinh tế thế giới.

b. Sứ mệnh

- Mang lại giá trị thặng dƣ cao nhất, sự “Thịnh vƣợng, Thành công” cho cổ đông và cán bộ, nhân viên của Công ty.

- Gắn kết, chia sẻ với cộng đồng xã hội trong tình đồng bào tƣơng thân tƣơng ái.

Các giá trị cam kết cho các bên hữu quan

Trong kinh doanh Công ty mong muốn đem lại cho khách hàng các tiêu chuẩn cao nhất về chất lƣợng và bền vững.Tính bền vững là trách nhiệm của Công ty, nó xuyên suốt cả quá trình kinh doanh là bản chất văn hóa và sức mạnh của công ty đƣợc thị trƣờng quốc tế và trong nƣớc công nhận.

Tính bền vững chi phối và tác động đến mọi vấn đề kinh doanh của Công ty. Nó tác động đến chi phí và điều chỉnh ứng xử của công ty nhằm tạo ra các cơ hội kinh doanh, là khả năng cạnh tranh góp phần xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Sứ mệnh dành cho nhân viên: Tạo ra môi trƣờng làm việc thân thiện và

Sứ mệnh dành cho khách hàng: Công ty luôn nhận dạng và xác định các mong muốn của khách hàng để có thể đáp ứng và thỏa mãn tất cả yêu cầu của họ.

Sứ mệnh dành cho nhà cung cấp: Công ty luôn tạo các mối quan hệ tốt với nhà cung cấp và xem đó là nền tảng tạo ra lợi thế cạnh tranh.

3.1.2. Mụ t êu p át tr ển ông ty đến năm 2021

Xây dựng một chiến lƣợc sản xuất kinh doanh dài hạn phát triển ổn định, bền vững, xây dựng một thƣơng hiệu có uy tín nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng xuất khẩu. Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trƣởng trong những năm qua, trong đó sản phẩm xuất khẩu vẫn đóng vai trò nền tảng.

Sản xuất kinh doanh: Dự kiến doanh thu bình quân từ hoạt động xuất khẩu đạt khoảng 4 triệu USD/năm.

Phát triển nguồn nhân lực: Nâng cao hơn nữa trình độ quản lý và trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên, lựa chọn những ngƣời có tài có đức để lãnh đạo doanh nghiệp, tạo ra một phong cách làm việc mới, hiện đại trong đơn vị. Xây dựng đội ngũ marketing hoạt động chuyên nghiệp để thực hiện công tác xây dựng và thực thi các chiến lƣợc marketing công ty đã đề ra.

Công tác tổ chức sản xuất và đời sống ngƣời lao động: mức thu nhập bình quân tăng 8-12 tr.đ/ngƣời/tháng. Cùng với hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty còn phải thƣờng xuyên thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ tốt chính sách xã hội, các hoạt động vì cộng đồng.

3.1.3. Mụ t êu M r et ng ủ ông ty đến năm 2021

Theo phân tích thực trạng, mức độ thực hiện mục tiêu về doanh thu và lợi của Công ty cổ phần Procimex Việt Nam ở các năm: 2014 và 2015 bình quân 5% năm; năm 2016 đạt khoảng 2%. Lợi nhuận trung bình là 2,3%.

Tuy nhiên, theo báo cáo của các chuyên gia nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong các năm tới có sự tăng trƣởng trung bình từ 6-8%.

Bảng 3.1. Nhu cầu nhu cầu về tiêu thụ thủy sản trong các năm tới (Nhật, ASEAN, các nước khác)

C ỉ t êu 2017 2018 2019 2020 2021

Tốc độ tăng trƣởng 5% 6% 7% 8%

Sản lƣợng (tấn) 639.000 683.000 725.000 775.000 837.000 Với lợi thế từ nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu, quy trình chế biến đạt chuẩn Châu u và Nhật. Trong từ năm 2017 -2021 Công ty có nhiều cơ hội để gia tăng doanh thu và lợi nhuận đạt mức bình quân là 7%- 15%/ năm. Lợi nhuận đạt từ 5 – 12%. Do đó, tốc độ tăng trƣởng doanh thu, lợi nhuận trong giai đoạn 2017 – 2021 đƣợc xác định nhƣ sau:

Bảng 3.2. Mục tiêu tăng trưởng từ 2017 đến năm 2021

ĐVT (Triệu đồng)

Mụ t êu 2017 2018 2019 2020 2021

Tăng trƣởng doanh thu 7% 8% 9% 12% 15% Tăng trƣởng lợi nhuận 5% 7% 8% 9% 12%

(Nguồn: Dự báo của tác giả)

3.2. PH N T CH MÔI TRƢỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PROCIMEX VIỆT NAM

3.2.1. Mô trƣ ng vĩ mô

a. Môi trường kinh tế

Nhiều tổ chức quốc tế đều có chung nhận định kinh tế thế giới trong từ năm 2017 trở đi sẽ tiếp tục phục hồi nhƣng với tốc độ chậm. Kinh tế Mỹ đƣợc dự báo sẽ tăng nhẹ, tăng trƣởng của các thị trƣờng mới nổi sẽ giúp một số nền kinh tế nhƣ Nga, Brazil thoát khỏi suy thoái kinh tế. Ở bên kia Đại Tây Dƣơng, kinh tế khu vực Eurozone chỉ tăng trƣởng khiêm tốn 1,7% năm 2016, thấp hơn mức 2% năm 2015 nhƣng các chỉ số đều cho thấy triển vọng tích cực của nền kinh tế khu vực này trong năm nay. Ngƣời tiêu dùng ở các thị

trƣờng lớn nhƣ Mỹ, Châu u, Nhật Bản, Úc … chi tiêu, đầu tƣ nhiều hơn. Đây là một tín hiệu tốt tác động tích cực đến nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam.

Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 xác định mục tiêu : Ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trƣởng tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) bình quân 7 - 8%. Trong đó tốc độ tăng trƣởng của ngành thủy sản đƣợc dự báo đạt 8 - 10% giai đoạn 2017 - 2020. Theo Tổng cục Thống kê, tỷ giá VND/USD diễn biến ổn định trong những năm 2016. Ngân hàng nhà nƣớc vẫn quy định mức lãi suất 0% đối với tiền gửi và lãi suất huy động tăng nhẹ từ 0,3-0,5% . [25]

b. Môi trường chính trị - pháp luật

Ngoài hệ thống quy phạm pháp luật đang ngày đƣợc hoàn thiện, Chính phủ Việt Nam còn có nhiều chính sách khuyến khích hoạt động xuất khẩu thủy sản nhƣ hỗ trợ vay vốn, giảm thuế nhập khẩu thủy sản nguyên liệu, hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá, xúc tiến thƣơng mại, xây dựng Quỹ phát triển thị trƣờng xuất khẩu thủy sản Việt Nam trên cơ sở tự nguyện tham gia của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, với sự hƣớng dẫn, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nƣớc. Các cơ chế chính sách về đầu tƣ, tín dụng khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tƣ phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cũng đƣợc quan tâm xây dựng và thực thi. Tuy nhiên, dù Chính phủ đã liên tục 3 năm có các Nghị quyết 19 và nhiều chỉ đạo tích cực, nhƣng quá trình sửa đổi các văn bản pháp quy đã đc nhận diện vẫn diễn ra chậm (chƣa đƣợc 30% trong 2016) trong khi lại phát sinh các nội dung bất cập mới. Một Nghị quyết 19/2017 tiếp theo của Chính phủ là cần thiết, nhƣng quan trọng hơn là sự chuyển dịch trong thay đổi, sửa đổi từ văn bản pháp quy liên quan đến thực thi của các đơn vị quản lý Nhà nƣớc chức năng.

Cùng với việc tự do hóa thƣơng mại, thủy sản Việt Nam sẽ có lợi về thuế quan, nhƣng sẽ là đối tƣợng để các thị trƣờng áp dụng các rào cản phi thuế quan nhằm bảo hộ ngành sản xuất nội địa hoặc hạn chế nhập khẩu. Những rào cản nhƣ thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các quy định kiểm tra hóa chất, kháng sinh, bảo vệ nguồn lợi IUU, hay chƣơng trình thanh tra riêng biệt đang và sẽ đƣợc tăng cƣờng áp dụng.

Nhật Bản duy trì tần suất kiểm tra 100% các chỉ tiêu Furazolidone, Enrofloxacin và Sulfadiazine đối với các lô hàng tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Tuy nhiên, theo quy định mới của Luật Vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản, từ tháng 10/2016, Nhật Bản loại bỏ ra khỏi danh sách giám sát các chất Sulfamethoxazole, Sulfadiazine và Chloramphenicol trong tôm nuôi Việt Nam. Trong khi đó, Australia tăng cƣờng kiểm tra về độc tố sinh học và vi sinh. Từ tháng 1 đến tháng 9/2016, có 11 lô hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào EU bị cảnh báo dƣ lƣợng kim loại nặng (thủy ngân, cadmium) vƣợt giới hạn tối đa cho phép, tăng gấp 2,2 lần so với cả năm 2015. [25].

Đối với khai thác và xuất khẩu cá ngừ, ngoài quy định của NOAA thuộc Bộ Thƣơng mại Mỹ và Tổ chức Viện đảo và trái đất (Earth Island Institute - EII) liên quan đến chƣơng trình bảo vệ cá heo trong thƣơng mại xuất khẩu cá ngừ. EU và sắp tới là Mỹ đều thắt chặt quy định kiểm soát và chống hoạt động khai thác bất hợp pháp, không theo quy định và không báo cáo (IUU).

Nhìn chung, môi trƣờng chính trị pháp luật đang tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp thủy sản trong nƣớc trong hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn từ yêu cầu khắc khe từ hàng rào thuế quan và rào cản phi thế quan từ các thị trƣờng nƣớc ngoài.

c. Môi trường công nghệ

Khoa học và công nghệ phát triển với tốc độ nhanh chóng và trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp của xã hội, là động lực cơ bản trong tăng trƣởng

và phát triển kinh tế. Cạnh tranh về kinh tế đang dần chuyển sang cạnh tranh bằng khoa học và công nghệ. Trong công nghệ chế biến thủy sản đƣợc ứng dụng công nghệ enzyme-protein nhằm tăng sức cạnh tranh, ứng dụng công nghệ Namo trong đóng gói và bảo quản thực phẩm sẽ là hƣớng đi đƣợc các doanh nghiệp chế biến thủy sản lựa chọn trong thời kỳ tới.

Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn vừa phê duyệt Kế hoạch chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành thủy sản giai đoạn 2017 - 2020. Tổng kinh phí thực hiện trong giai đoạn này là 164,8 tỷ đồng; trong đó, ngân sách nhà nƣớc là 81,3 tỷ đồng, còn lại 83,5 tỷ đồng từ các nguồn khác.

Là một trong ty hoạt động lâu năm trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thủy sản Công ty đã chủ động hiện đại hóa các quy trình công nghệ hiện đại đạt chuẩn chất lƣợng Châu Âu và Nhật Bản. Chất lƣợng của Công ty đã tạo đƣợc uy tín trên thị trƣờng, đây là điểm mạnh của Công ty trong thời gian sắp tới.

d. Môi trường xã hội – tự nhiên

Ngành thủy sản bị ảnh hƣởng nhiều bởi môi trƣờng tự nhiên. Đất nƣớc Việt Nam có bờ biển kéo dài trên 3.260km, và hơn 3.000 các đảo lớn nhỏ. [25]. Đây là điều kiện thuận lợi cho nƣớc ta phát triển các ngành kinh tế biển nhƣ dầu khí, du lịch, thủy sản…Nhƣng thực tế cho thấy chính những nhu cầu lợi ích đó của con ngƣời đã và đang làm cạn kiệt dần nguồn tài nguyên biển và làm cho môi trƣờng biển ngày càng ô nhiễm một cách trầm trọng. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp ảnh hƣởng to lớn đến ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản của các doanh nghiệp trên cả nƣớc nói chung và Công ty cổ phần Procimex Việt Nam nói riêng. Năm 2016, thảm họa xả thải từ nhà máy Famosa làm cá chết hàng loạt tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) bắt đầu từ ngày 6 tháng 4 năm 2016 và sau đó lan ra vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. Thảm

họa này gây ảnh hƣởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của ngƣ dân, đến những hộ nuôi thủy sản ven bờ, ảnh hƣởng đến du lịch biển và cuộc sống của cƣ dân miền Trung. Ngành khai thác thủy sản tự nhiên ở các tỉnh Miền Trung từ Hà Tĩnh đến Huế gần nhƣ tê liệt, còn ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình khai thác thủy sản ở các tỉnh/thành khác. Việc này ảnh hƣởng nghiêm trọng đến ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trƣờng thế giới. Cụ thể nhất là các lệnh cấm nhập khẩu thủy sản từ khai thác vào các thị trƣờng nhƣ Nhật, Châu u, hơn nữa nhiều quốc gia là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản cũng đƣa thông tin tiêu cực về sản phẩm thủy sản của Việt Nam (ô nhiễm, bẩn, kim loại nặng, …). Tác hại của truyền thông là không thể đo đếm và ảnh hƣởng tiêu cực lâu dài đến sức tiêu thụ và hình ảnh sản phẩm thủy sản của Việt Nam tại các thị trƣờng quốc tế. Những dòng thông tin không tích cực này, dƣới sức lan tỏa của internet và mạng xã hội, đã có những tác động dai dẳng và đƣợc nhận định tiếp tục có tác động đến tiêu thụ thủy sản Việt Nam trong những năm tiếp theo.

e. Môi trường toàn cầu h a

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đều này cũng mang lại tác động tích cực đến ngành Thủy sản Việt Nam. Từ 2016, việc tham gia cộng đồng ASEAN cũng nhƣ một số hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới sẽ đƣợc ký kết hoặc bắt đầu có hiệu lực sẽ có những tác động tích cực đến ngành hàng thủy sản trong việc gia tăng đầu tƣ, mở rộng thị phần, thúc đẩy sản xuất trong nƣớc, tăng hàm lƣợng chế biến và có nhiều cơ hội phát triển hơn. Ngoại trừ surimi, cá ngừ đóng hộp, thăn cá ngừ và cua là mấy mặt hàng hoặc phải có hạn ngạch (trong EVFTA), hoặc lộ trình giảm thuế dài 7-10 năm, còn lại hầu hết các mặt hàng đều sẽ có mức thuế bằng 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc chỉ lộ trình ngắn 3-5 năm. Việc ký các hiệp định FTA và TPP sẽ là cơ hội cho DN thủy sản Việt Nam mở rộng thị

trƣờng. Với năng lực hàng đầu thế giới hiện nay về công nghệ chế biến thủy sản của Việt Nam, doanh nghiệp có thể nhập khẩu nguyên liệu từ các nƣớc để gia công, chế biến xuất khẩu sang EU và các nƣớc tham gia TPP. Trung Quốc hiện đang đứng đầu về gia công thủy sản cho nhiều thị trƣờng, nhƣng hiện nay đang có xu hƣớng chuyển dịch từ Trung Quốc sang các nƣớc khác có điều kiện sản xuất và lao động thuận lợi hơn. Vì vậy, đây cũng đồng thời là cơ hội dịch chuyển các nguồn nguyên liệu tốt và khách hàng tốt để các nhà kinh doanh và nhập khẩu thủy sản từ Mỹ, Nhật Bản, EU lựa chọn Việt Nam để đầu tƣ. Nguồn nguyên liệu hải sản trong nƣớc đang ngày càng thiếu hụt, thuế nhập khẩu giảm cũng sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp nhập khẩu cá ngừ, mực, bạch tuộc Việt Nam khi NK từ các nƣớc có năng lực khai thác tốt nhƣ Đài Loan, Nhật Bản, Mexico, Peru…

Tham gia TPP và các FTA cũng là cơ hội tốt cho thủy sản Việt Nam tăng sức cạnh tranh nhờ sử dụng các dịch vụ hỗ trợ sản xuất giá rẻ hơn nhƣ vận tải, thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu vật tƣ, trang thiết bị; là cơ hội tăng cƣờng hợp tác liên doanh để nâng cao chất lƣợng sản phẩm, cải tiến chuỗi sản xuất hàng giá trị gia tăng…

Đa số các nƣớc đối thủ với Việt Nam đều chƣa ký FTA với các nƣớc đối tác trên nên đây sẽ là lợi thế cạnh tranh về mặt thuế NK cho thủy sản Việt Nam.

Đối với thị trƣờng Mỹ: Việt Nam đều có lợi thế cạnh tranh hơn khi Hiệp định TPP có hiệu lực vì các nƣớc đối thủ nhƣ Ấn Độ, Ecuador, Philippine Thái Lan, Indonesia đều không tham gia hiệp định.

Đối với thị trường EU: các nƣớc đối thủ nhƣ Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Philippine đều chƣa ký FTA song phƣơng mà chỉ đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế quan theo GSP. Việt Nam cũng nhƣ một số nƣớc đối thủ cạnh tranh nhƣ Ấn Độ, Thái Lan, Phillipines, Indonesia rất dễ đạt ngƣ ng trƣởng thành

của GSP trong thời gian tới. Do vậy, khi FTA VN – EU có hiệu lực Việt Nam sẽ có lợi thế so với hầu hết các nƣớc XK cạnh tranh.

Theo đánh giá của các chuyên gia, nhiều DN XK thủy sản Việt Nam sẽ đƣợc hƣởng lợi từ các FTA và TPP, tuy nhiên đó chỉ là một mặt của vấn đề. Để bƣớc ra sân chơi lớn, để nắm đƣợc các cơ hội, các DN thủy sản phải nhanh nhạy với thị trƣờng, nâng cao hơn nữa chất lƣợng sản phẩm XK để

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) chiến lược marketing cho công ty cổ phần procimex việt nam (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)